Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy nước ngọt Đá Chữ Thập. Truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh đã phát hiện nước ngọt trữ lượng lớn trên đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, chất lượng nước ngọt có thể đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt, và trồng trọt trên đá Chữ Thập. Việc tìm thấy nước ngọt giúp chính phủ Trung Quốc tiết kiệm một lượng lớn ngân sách trong việc vận chuyển nước ngoạt, thực phẩm từ đất liền ra đảo. Bắc Kinh cố tình tuyên truyền việc tìm ra nước ngọt trên đá Chữ Thập nhằm phản bác phán quyết của Tòa Trọng tài và tìm cách khẳng định đá Chữ Thập là “đảotheo quy định của UNCLOS.

Trung Quốc - EU kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp biển. Ngày 16/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã chủ trì Thượng đỉnh Trung QuốcEU lần thứ  20 Bắc Kinh. Tuyên bố chung sau đó khẳng định, “Trung Quốc, EU và các nước thành viên đã ký kết Công ước Luật Biển tôn trọng trật tự biển dựa trên luật pháp. EU hoan nghênh các kết quả tham vấn giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm đạt được COC hiệu quả Biển Đông. Trung Quốc và EU kêu gọi các bên liên quan tiến hành đối thoại, giải quyết hòa bình tranh chấp và kiềm chế các hành động làm gia tăng căng thẳng.”

+ Philippines:

Hải quân Philippines - Australia bắt đầu diễn tập trên biển. Ngày 16/7, Hải quân Philippines thông báo lực lượng này và Hải quân Hoàng gia Australia bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển Sulu đ đối phó với các hoạt động khủng bố và bắt cóc. Người phát ngôn Bộ Chỉ huy miền Tây của Hải quân Philippines Cheryl Tindog cho biết cuộc tập trận kéo dài 10 ngày nhằm tăng cường huấn luyện, phối hợp hành động và hợp tác giữa hai lực lượng. Khoảng 200 binh sỹ, trong đó có 100 lính hải quân Australia, tham gia cuộc tập trận này. Tháng 11/2017, hải quân Philippines và Australia cũng đã tổ chức một cuộc tập trận chung kéo dài 22 ngày tại vùng biển ngoài khơi Mindanao, miền Nam Philippines.

Philippines cho biết đangm thầm' phản đối Trung Quốc trên Biển Đông. Trả lời đài DZRH hôm 16/7, phát ngôn viên tổng thống Philippines ông Harry Roque cho hay, "Chính quyền Tổng thống Duterte không phải đang án binh bất động. Bất cứ lúc nào Trung Quốc vi phạm chủ quyền, chúng tôi đều phản đối, nhưng thực hiện một cách âm thầm.” Ông Roque nhấn mạnh Tổng thống sẽ không tranh cãi với Trung Quốc về tranh chấp trên biển bởi điều này "không mang lại lợi ích gì cho mối quan hệ giữa hai bên. Tổng thống tin rằng chúng ta có thể tạm thời bỏ qua những việc không thể giải quyết ngay và nên theo đuổi những mục tiêu có thể đạt được như kinh tế". Tuyên bố của ông Roque đưa ra sau khi tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations công bố khảo sát được tiến hành từ 27/6 đến 30/6, trong đó 80% trong số 1.200 người tham gia khảo sát cho rằng chính phủ không hành động đúng mức đ phản đối hành vi Trung Quốc xây dựng đảo và quân sự hóa Biển Đông.

Tổng thống Duterte tin Trung Quốc sẽ 'công bằng' trong vấn đ Biển Đông. Phát biểu tại lễ khởi công hai cây cầu do Trung Quốc đầu tư Manila hôm 17/7, Tổng thống Philippines Rodrigo, "Tôi tin rằng cuối cùng Trung Quốc sẽ hành xử công bằng. Chúng ta sẽ cho họ thời gian phù hợp đ giải quyết. Trong tương lai, chúng ta sẽ nhận ra rằng Trung Quốc, sau cùng, thật sự là một láng giềng tốt." Ông Duterte không cụ thể hóa quá trình đàm phán với Trung Quốc mà chỉ cho biếthiện đã có một kế hoạch”.

Cựu quan chức Philippines: ‘Philippines nên dựa vào ASEAN, UN trong vấn đ Biển Đông.’ Trả lời phỏng vấn hãng CNN hôm 17/7, nguyên Chủ tịch Thượng viện Philippines ông Aquilino Pimentel bày tỏ mong muốn chính phủ có quan điểm mạnh mẽ hơn với Trung Quốc sau khi nước này phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài, “Quan điểm của tôi là các nước ASEAN cần cùng hành động. Chúng ta trước hết dựa vào ASEAN, sau đó là APEC và UN. Philippines không cần phải đi đến chiến tranh.” Theo ông Pimentel, “Có những cơ quan được cả thế giới công nhận nhưng Trung Quốc dường như không quan tâm. Nhưng cuối cùng, nước này cũng buộc phải tuân thủ.” Các quốc gia có thể cân nhc các trng phạt kinh tế, như tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Hai năm sau vụ kiện, Philippines vẫn nợ phí thuê luật sư. Tờ Rappler ngày 18/7 dẫn lời cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết trong vụ kiện lịch sử này, đến nay chính quyền Philippines vẫn khất nợ luật sư nước ngoài số tiền gần 1 triệu USD. Cuối tháng 5 năm nay, tại phiên điều trần của Quốc hội, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cũng xác nhận Philippines còn chưa thanh toán hết chi phí pháp lý của vụ kiện. Ông Alan Peter Cayetano cho rằng việc này là "sai lầm" của chính quyền cựu Tổng thống Benigno Aquino trong khi Cựu Ngoại trưởng Rosario thì cho rằng chính quyền Philippines của Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte vào năm 2016 từng cam kết thanh toán khoản tiền này, nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

+ Ấn Đ:

Ấn Đ thúc giục ASEAN tăng cường hợp tác Ấn Đ - Thái Bình Dương. Phát biểu tại đối thoại thường niên lần thứ 10 giữa Ấn Đ và ASEAN hôm 18/7, Ngoại trưởng Ấn Đ Sushma Swaraj khẳng định lợi ích của Ấn Đ Ấn Đ - Thái Bình Dương là “rất lớnvà nước này sẽ can dựsâu rộng.” Bà Swaraj kêu gọi một trật tự dựa trên luật pháp, trong đó cân nhắc tới nhu cầu của các bên, bất kể lớn nhỏ và “ASEAN sẽ nằm trung tâm trong giấc mơ của chúng ta về thế kỷ Châu Á. Có thể khẳng định Ấn Đ và ASEAN sẽ đóng vai trò rất quan trọng.” Các liên kết trên biển của Ấn Đ với ASEAN đặc biệt quan trọng bởi khoảng 40% hoạt động giao thương của nước này đi qua Eo biển Malacca.

.......

Bản PDF tại đây