Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay trực thăng Nhật Bản Biển Đông. Kênh truyền hình NNN của Nhật Bản lần đầu công bố video tàu chiến Trung Quốc bám theo tàu sân bay trực thăng JS Kaga hôm 8/9, không lâu sau khi con tàu này hoàn tất hoạt động diễn tập với hải quân Mỹ Biển Đông. Trong video, một tàu hộ vệ tên lửa lớp Type-054A Trung Quốc di chuyển song song khoảng cách vài km với tàu JS Kaga. Một chiếc Type-054A khác xa hơn cũng đổi hướng đ tiến về phía tàu chiến Nhật. Không có sự cố nào xảy ra trong lần chạm mặt này. JS Kaga bắt đầu diễn tập chung với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ trên Biển Đông từ ngày 31/8, cho thấy nỗ lực hiện diện của Tokyo tại vùng biển này.

Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập hải quân lớn nhất của Úc. Cuộc diễn tập Kakadu 2018, có sự tham gia của 3.000 nhân viên từ 27 quốc gia, 23 tàu chiến và tàu ngầm, bắt đầu từ ngày 9/9 - 15/9 ngoài khơi cảng Darwin. Tư lệnh của tàu khu trục Úc HMAS Newcastle cho biết hai thủy thủ của Hải quân Hoàng gia Úc được phép sang tham gia hoạt động trên tàu khu trục Huangshan của hải quân Trung Quốc trong suốt cuộc tập trận. Theo Reuters, việc hải quân Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập hai năm một lần này cùng với hải quân Mỹ, Úc, New Zealand và Canada tạo cơ hội cho Bắc Kinh cải thiện mối quan hệ với các quốc gia đó.

Trung Quốc phát triển thủy phi cơ “khủngcho hoạt động trên biển. Thủy phi cơ AG600 nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất một loạt thử nghiệm trên thực địa tại một hồ nước lớn tỉnh Hồ Bắc. AG600 có kích thước gần bằng một máy bay Boeing 737, dài 37m, sải cánh 38,8m và có thể đạt đ cao tới 4.500km. Các chuyên gia quân sự cho rằng, bên cạnh nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, AG600 có thể vận chuyển binh sĩ, vật liệu xây dựng hay tiến hành nhiệm vụ do thám Biển Đông. Đợt thử nghiệm mới nhất cho thấy AG600 gần như đã sẵn sàng đi vào hoạt động.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Việt Nam và Philippines. Ngày 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho hay Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Việt Nam từ ngày 15 - 16/9/2018 và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Theo ông Cảnh, quan hệ song phương trong năm qua đã phát triển tốt đẹp. Trong cuộc họp tới, hai bên sẽ đánh giá và xác định các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác chiến lược lên một tầm cao mới. Tiếp đó, Ngoại trưởng Vương thăm Philippines từ 16-18/9. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, trong chuyến thăm này, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, hướng tới một khuôn khổ hợp tác phù hợp với các quy định và luật pháp quốc tế. Hai bên sẽ tiếp tục thu hẹp bất đồng và giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

+ Việt Nam:

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 khai mạc tại Hà Nội. Sáng 12/9 tại Hà Nội, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 chính thức khai mạc. Bám sát chủ đề "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0," với 60 phiên họp, Hội nghị WEF ASEAN tập trung thảo luận, đề xuất ý tưởng, định hướng, chính sách khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân, hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng. Trong phiên thảo luận về Triển vọng địa chính trị châu Á, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ cấu trúc khu vực đang được định hình, cạnh tranh nước lớn gia tăng, những vấn đề đặt ra là các nước phải thích ứng, thúc đẩy hợp tác chân thành, bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế, và bao trùm. Ghi nhận các sáng kiến địa chiến lược khu vực như Vành đai và Con đường, Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam ủng hộ các sáng kiến nếu bảo đảm dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền tự quyết của các quốc gia. ASEAN cần tiếp tục phát huy vai trò trung tâm trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

+ Philippines:

Tổng thống Philippines thừa nhận bất đồng với Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn hôm 11/9, Tổng thống Philippines cho hay, “Chúng ta có đôi chút…không hẳn là sự oán giận nhưng khi hải quân bay qua khu vực đó, Trung Quốc hét lên, “Philippines các anh hiện diện ở đây và đang gây rắc rối. Họ làm vậy ngay cả khi hai nước là bạn. Philippines có yêu sách ở đó…Quốc tế công nhận đó là vùng biển của chúng ta, không phải của họ.” Tuy nhiên, Tổng thống Duterte nhấn mạnh không muốn đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Những bình luận này liên quan tới việc Trung Quốc phát tín hiệu cảnh báo với máy bay Philippines bay gần đảo nhân tạo của nước này.

........

Bản PDF tại đây