Tin tức nổi bật

+ Thực địa:

Tờ National Interest ngày 8/6 cho biết Hải quân Trung Quốc vừa biên chế thêm 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 vào tháng 5, đưa số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc (6 chiếc) gần bằng 1/2 của Mỹ (14 chiếc). Mỗi tàu ngầm lớp 094 của Trung Quốc trang bị 12 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa JL-2. Theo ước tính đến năm 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược và sẽ có mặt tại hầu hết các điểm nóng trên thế giới.

Mạng Nhân Dân Trung Quốc ngày 11/6 trích nguồn tin từ Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc cho biết, tên lửa Trường Chinh-2C mang theo vệ tinh Hải Dương-1D (HY-1D) đã được phóng thành công. Phối hợp cùng vệ tinh HY-1C (được phóng từ tháng 9/2018) là nhóm vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc chuyên sử dụng cho việc giám sát đại dương và dịch vụ dữ liệu hàng hải dân sự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/6 hoan nghênh Exxon Mobil đầu tư vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có khai thác khí thiên nhiên (LNG), lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG. Thủ tướng khẳng định hợp tác của Exxon Mobil quan trọng, đóng góp nhiều vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Mỹ.

Tờ Business Insider ngày 12/6 đưa tin 3 tàu sân bay Mỹ lần đầu tiên trong 3 năm qua hiện diện đồng thời ở Thái Bình Dương. USS Theodore Roosevelt hoạt động ở Biển Philippines gần Guam, trong khi nhóm tàu USS Nimitz hiện diện ở Thái Bình Dương và nhóm tàu USS Ronald Reagan rời cảng Nhật Bản tới Biển Philippines. Tư lệnh chiến dịch Bộ Tư lệnh Indo-Pacific, Chuẩn đô đốc Stephen Koehler cho hay: “Duy trì hiện diện là phương thức hữu hiệu chứng tỏ sức mạnh trong cạnh tranh. Các nhóm tàu tấn công sân bay là biểu tượng tiêu biểu của sức mạnh hải quân Mỹ”.

Báo Tuổi Trẻ ngày 13/6 đưa tin về vụ việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam (SH: QNg 96416 TS) khi đang đánh bắt ở Hoàng Sa. Người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Về việc này, ngay trong ngày 10/6, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết. Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân".

Trang Archyde ngày 13/6 đưa tin Repsol vừa ký 1 thoả thuận với Petro Vietnam về chuyển nhượng lợi nhuận ở ba lô thăm dò dầu khí. Cụ thể Repsol sẽ chuyển nhượng 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở hai  lô 135-136/03.

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa gần đá Chữ Thập từ 14/6 và đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu rời cảng tại Quảng Đông từ ngày 31/5. 

Cc Hải Sự “Tam Sa”-Trung Quốc ngày 16/6 ra cảnh báo hàng hải số 00520053 thông báo Trung Quốc sẽ huấn luyện quân sự tại Biển Đông từ 07h30 đến 12h30 ngày 18/6 tại khu vực nối 4 điểm có tọa độ: 16-56.4N/112-16.2E; 16-52.5N/112-10.8E; 16-41.4N/112-15.8E; 16-43.2N/112-23.3E và 16-50.6N/112-21.0E; 16-57.5N/112-21.6E; 16-56.0N/112-26.1E ; 16-52.1N/112-28.0E.

 

Cục Hải sự Quảng Đông ngày 16/6 ra cảnh báo hàng hải số 01170119 cho biết tại Biển Đông, từ ngày 16/6 - 30/9, tàu “Phát hiện 6” sẽ tiến hành tác nghiệp thăm dò địa chấn tại khu vực nối 4 điểm có tọa độ: 21-11-12N 114-59-30E21-04-42N 115-34-48E20-42-48N 115-31-30E20-49-12N 114-52-18E; trong thời gian tác nghiệp, tàu “Phát hiện 6” kéo 10 dây cáp điện dài khoảng 6km, tốc độ 4-5 knot. Cảnh báo số 0119 cho biết từ ngày 17/6 - 17/8, giàn khoan “Nam Hải 05” tiến hành tác nghiệm khoan tại khu vực bán kính 1 hải lý tính từ tâm có tọa độ 21-46-35.59N 116-04-47.08E.

Nhật báo Quân đội Trung Quốc, ngày 16/6 cho biết, một biên đội tàu của Chiến khu miền Nam diễn tập thực chiến ở Biển Đông trong 5 ngày từ 31/5. Trong đợt diễn tập này, các ra-đa được vận hành với tốc độ cao, giám sát mối đe dọa của tàu “địch” xuất hiện ở các phương hướng khác nhau và ứng phó với tàu “địch” bằng tấn công tên lửa.

RFA ngày 17/6 đưa tin, Trung Quốc đang triển khai tàu Hải Dương địa chất 9 gần khu vực Quần đảo Đông Sa. Đây là diễn biến mới nhất trong chuỗi hoạt động khảo sát mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông thời gian gần đây. Trước đó, tàu Hải Dương Địa chất 4 đi vào vùng biển của Việt Nam và Hải Dương Địa chất 8 đã đi vào vùng biển của Malaysia.

+ Chính trị - Ngoại giao:

Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 11/6 phê duyệt gần 6 tỷ USD cho dự luật Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương (PDI) với mục đích tăng cường “kiềm chế” Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Trong đó, 1,4 tỷ USD được duyệt cho năm tài khóa 2021 (nhiều hơn 188,6 triệu USD so với yêu cầu ngân sách từ chính quyền) và 5,5 tỷ USD được duyệt cho năm tài khóa 2022.

Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borell ngày 14/6 cho biết EU sẽ không chọn phe trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Ngoại giao của EU dựa trên nguyên tắc đa phương và hợp tác. Ông cho rằng trong bối cảnh Mỹ - Trung căng thẳng, áp lực chọn bên ngày càng gia tăng, EU phải có con đường riêng và tự đối mặt với những thách thức của riêng của mình. Về Trung Quốc, ông nhận định Bắc Kinh đang có vai trò ngày càng lớn trong nền chính trị thế giới, và EU có lợi ích to lớn trong việc hợp tác với Trung Quốc trong các vấn đề mà Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng, từ việc hồi phục hậu đại dịch cho đến biến đổi khí hậu và kết nối bền vững.

Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc Nhiệm Quốc Cường ngày 15/6, trả lời câu hỏi về việc máy bay vận tải quân sự Mỹ C-40 bay qua đảo Đài Loan hôm 9/6: “Máy bay quân sự Mỹ bay qua lãnh thổ Trung Quốc khi chưa được cho phép đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, phá hoại hòa bình, ổn định ở Eo biển Đài Loan. Trung Quốc yêu cầu Mỹ tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Quốc” và quy định của 3 Thông cáo chung Trung - Mỹ, dừng mọi hành động khiêu khích chủ quyền của Trung Quốc. Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc quyết tâm đủ năng lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ lợi ích chung hai bờ Eo biển, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Eo biển Đài Loan, kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ “một Trung Quốc, một Đài Loan”. 

BTQP Nhật và BTQP Papua New Guinea ngày 16/6 đã có cuộc điện đàm trao đổi về tình hình dịch Covid 19, tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, hợp tác và giao lưu quốc phòng hai nước. Về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, BTQP Nhật phát biểu phản đối mạnh mẽ hành động gây căng thẳng và đơn phương thay đổi nguyên trạng, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của trật tự trên biển tự do và rộng mở dựa trên pháp trị. 

Một số nội dung đáng chú ý trong cuộc gặp giữa BTNG Mỹ Mike Pompeo và Uỷ viên Quốc vụ viện TQ Dương Khiết Trì tại Hawaii. Trong cuộc gặp, ông Dương  bày tỏ rõ ràng lập trường của Trung Quốc trong quan hệ song phương với Mỹ cũng như các vấn đề liên quan tới Đài Loan, Hồng Công và Tây Tạng. Cả hai bên đồng ý triển khai những nội dung nguyên thủ hai bên đạt đồng thuận. Hai bên nhất trí duy trì liên lạc. Phía Mỹ nói rằng Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh lợi ích của Mỹ và nhu cầu phải có các thoả thuận có đi có lại một cách đầy đủ giữa hai nước trên các vấn đề từ thương mại, an ninh đến ngoại giao. Ngoại trưởng Pompeo cũng nhấn mạnh việc cần phải minh bạch hoàn toàn và chia sẻ thông tin để chống đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn và ngăn các đợt bùng phát mới.

Jose Tavares, Quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Indonesia, ngày 18/6 trong cuộc họp báo tại Jakarta, cho hay việc hoàn tất lần đọc thứ hai của COC có thể bị hoãn do covid-19, nhưng các bên vẫn có thể lạc quan bởi vì COC có cam kết và ý chí chính trị từ cả Trung Quốc và các nước ASEAN.

+ Pháp lý:

Toà án quốc tế về luật biển (ITLOS) và Bộ luật pháp của Singapore, ngày 11/6 ký kết Thoả thuận mẫu về việc cho phép ITLOS hoặc một trong những phòng làm việc của Toà thực hiện chức năng xét xử tại Singapore. Chủ tịch ITLOS Jin-Hyun Paik bình luận rằng đây là một sự phát triển đặc biệt đáng hoan nghênh khi sáng kiến này được dẫn đầu bởi một quốc gia châu Á, khu vực được coi là khá miễn cưỡng với các phán quyết quốc tế, hy vọng thoả thuận này sẽ mở đường cho nhiều quốc gia châu Á tìm đến ITLOS để giải quyết các tranh chấp trên biển. Ông cũng kêu gọi các quốc gia từ các khu vực khác trên thế giới, như Mỹ Latinh và Châu Phi, xem xét thực hiện các thỏa thuận tương tự. Về phần mình, Bộ trưởng Luật pháp Singapore Shanmugam nói rằng Singapore rất vinh dự khi có cơ hội tổ chức các phiên điều trần của ITLOS và đóng góp cho công việc của Toà. Điều này phản ánh lập trường trung lập của Singapore, mạnh mẽ ủng hộ luật pháp quốc tế và cam kết giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên hợp quốc, ngày 12/6 gửi Công hàm 148/POL-703/V/20 đến Liên hợp quốc, bày tỏ lập trường của Indonesia liên quan đến Công hàm CML/46/2020 ngày 2/6 của Trung Quốc, trong đó thể hiện Trung Quốc sẵn sàng đàm phán phân định biển để giải quyết tranh chấp với Indonesia. Quan điểm của Indonesia, viện dẫn Pháp quyết Trọng tài Biển Đông như sau: (i) Không một thực thể nào tại Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng, nên không tạo ra chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia; (ii) Trung Quốc không có bất kỳ quyền lịch sử nào trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia. Do đó, dựa trên luật pháp quốc tế, Indonesia không có lý do gì để tiến hành đàm phán phân định biển với Trung Quốc.

Damos Agusman, Vụ trưởng Vụ luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Indonesia, ngày 14/6 bình luận một quốc gia khi vẽ đường cơ sở thẳng phải dựa trên các tiêu chuẩn được UNCLOS quy định, hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ song phương giữa các nước.

Góc nhìn quốc tế

+ Trung Quốc:

Học giả Trịnh Chí Hoa (Phó Giáo sư Đại học Giao thông Thượng Hải, Giám đốc dự án Chính sách hải dương Đông Á) ngày 10/6 cho biết, nếu Việt Nam khởi kiện, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục áp dụng chính sách “3 không” (không chấp nhận, không tham gia, không thừa nhận) như vụ kiện 2016. Trung Quốc cũng sẽ tăng cường các biện pháp đáp trả ở “ngoài tòa án” như triển khai xây dựng đảo đá ở Trường Sa sau khi Philippines khởi động vụ kiện năm 2013; Trung Quốc coi việc xây dựng đảo đá ở Trường Sa là biện pháp đáp trả Philippines. Nếu Việt Nam cương quyết tiến hành kiện tụng thì không chỉ hợp tác kinh tế - thương mại và giao lưu nhân dân hai nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, quan hệ giữa hai Đảng, Chính phủ và quân đội hai nước cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Ngô Sĩ Tồn (Viện Nghiên cứu Nam Hải) ngày 11/6 cho rằng một bộ phận chuyên gia và chính giới Việt Nam đã tính toán kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế từ lâu sau sự kiện HD981 và Việt Nam sẽ có thể áp dụng những biện pháp như Philippines. Học giả cảnh báo nếu Việt Nam nghĩ tới khởi kiện Trung Quốc, đó sẽ là việc làm “không khôn ngoan” và Việt Nam “sẽ phải trả giá”. Ngô Sĩ Tồn nêu ra bốn biện pháp đáp trả mà Trung Quốc có thể tiến hành bao gồm: (i) Công bố đường cơ sở thể hiện lãnh hải của Trung Quốc ở Nam Sa (Trường Sa); (ii) hành động cứng rắn hơn và trấn áp mạnh hơn đối với việc ngư dân Việt Nam đánh bắt cá mà Bắc Kinh gọi là “bất hợp pháp” tại vùng biển thuộc Tây Sa (Hoàng Sa); (iii) kìm hãm và chặn đứng quá trình quân sự hóa của Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô thuộc quyền quản lý của Việt Nam; (iv) tái khởi động việc thăm dò dầu khí trong Bãi Tư Chính. Học giả đánh giá việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra cơ chế bên thứ ba sẽ không ảnh hưởng đến chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông.

Mạng Tài chính Trung Quốc ngày 15/6 đăng tải bài viết với tiêu đề “Ngoài Việt Nam, lại xuất hiện một nước không biết an phận trên Biển Đông”. Bài viết đánh giá Indonesia mới là nước nguy hiểm vì thái độ và hành động của nước này cứng rắn hơn Việt Nam nhiều. Hơn nữa, Indonesia gần đây đang rất “sốt sắng” trên Biển Đông bởi lẽ là một quốc gia quần đảo, phụ thuộc vào kinh tế biển nhiều. Lịch sử cho thấy Indonesia sẵn sàng dùng “chiến tranh” kiểu đánh chìm tàu cá trên Biển Đông. Tác giả cũng dọa, dù là quốc gia quần đảo nhưng năng lực hải quân của Indonesia cực kém, tàu trọng tải nhỏ, cũ kỹ, không có cái tàu chiến nào lớn cả, chỉ vừa đủ để phòng thủ. Thế nên, khi Indonesia gây sự trên Biển Đông thì cái giá phải trả vừa là mất mặt, vừa chịu nhiều hậu quả khôn lường khác.

+ Đông Nam Á:

Cựu Thẩm phán Philippines Antonio Carpio, ngày 9/6 cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ sớm thiết lập các căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough. Đây là bước tiếp theo trong kế hoạch thiết lập ADIZ Biển Đông gây tranh cãi của Trung Quốc, bởi nếu không có căn cứ không quân và hải quân, ADIZ không thể được triển khai trên Biển Đông dolỗ hổng về radar, tên lửa và máy bay chiến đấu phản lực vùng lân cận bãi cạn Scarborough.

Aziz Syamsuddin, Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia, ngày 11/6 bày tỏ ủng hộ lập trường cứng rắn của Chính phủ đối với yêu sách đơn phương và đi ngược lại luật pháp quốc tế (theo Phán quyết Vụ kiện Biển Đông) đối với vùng biển Natuna của Indonesia. Ông cũng đ nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường an ninh tại Biển Bắc Natuna, cả về cơ sở hạ tầng an ninh và quân đội. Ông nhấn mạnh Indonesia đứng về quyền tự do hàng hải, chuẩn mực của luật pháp quốc tế và hy vọng vấn đ Biển Đông sẽ sớm được giải quyết bằng những công cụ hợp tác quốc tế, tránh gây nên bất ổn định trong khu vực.

Ankush Wagle, ĐH Quốc gia Singapore, ngày 11/6 cho rằng Tầm nhìn chung về Ấn Đ-Thái Bình Dương thể hiện Úc và Ấn Đ đang bắt đầu tăng cường hợp tác an ninh biển Ấn Đ-Thái Bình Dương, với hai điểm quan trọng: (i) Sáng kiến các Đại dương Ấn ĐThái Bình Dương” (IPOI), một sáng kiến do thủ tướng Modi đưa ra lần đầu tiên tại EAS 2019. IPOI có thể sẽ là cơ chế mới cho hợp tác an ninh biển Ấnc; (ii) Mở rộng hợp tác biển trên mọi lĩnh vực song phương, khu vực, đa phương, tiểu đa phương. Điều đáng chú ý là khi tăng cường hợp tác cơ chế tiểu đa phương, có thể Ấn Đ sẽ mời Úc tham gia tập trận Malabar. Hai bên cũng đã ký một số thỏa thuận và MoU về hợp tác như không gian mạng, khoa học, công nghê, đặc biệt là Thỏa thuận Hỗ trợ hậu cần lẫn nhau (MLSA).

Ngày 13/6, TS. Nguyễn Bá Sơn, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL) đã phân tích Công hàm của Việt Nam phản đối yêu sách của Trung  Quốc tại Biển Đông. Về ý nghĩa, việc gửi Công hàm là một thông lệ ngoại giao thông thường, tránh bị hiểu nhầm là Việt Nam đang ngầm ủng hộ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Về nội dung, Công hàm số 22/HC-2020 bày tỏ quan điểm phản đối của Việt Nam đối với nội dung Công hàm số CML/14/2019 và CML/11/2019 của Trung Quốc, cụ thể là các yêu sách không có căn cứ đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Công hàm số 24/HC-2020 ngày 10/4/2020 và Công hàm số 25/HC-2020 liên quan đến các công hàm của Malaysia và Philippines bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam liên quan đến vấn đề được nêu trong Công hàm của Malaysia, hàm ý yêu cầu được tôn trọng về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam phù hợp với UNCLOS 1982, đồng thời, ngăn chặn những hệ lụy có thể phát sinh từ yêu sách của Philippines về chủ quyền và quyền tài phán đối với khu vực.

Gilang Kembara, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Indonesia (CSIS), ngày 15/6 trả lời phỏng vấn VOV về lý do Indonesia gửi công hàm lên Liên hợp quốc ngày 26/5: (i) Indonesia muốn nhắc nhở Trung Quốc rằng hành động của nước này đã trái ngược với luật pháp quốc tế, nhất là những gì đã được thông qua bởi Phán quyết năm 2016 giữa Philippines và Trung Quốc. (ii) Indonesia muốn tuyên bố với thế giới rằng Indonesia không công nhận "đường chín đoạn" của Trung Quốc. (iii) Kể cả khi Trung Quốc cho rằng họ có quyền thương lượng về chủ quyền của họ ở EEZ của Indonesia thì đó cũng chỉ là tuyên bố suông vì Trung Quốc là quốc gia không có biên giới trực tiếp với Indonesia. Bên cạnh đó, ông nhận định Indonesia có thể bị tổn hại rất lớn xảy ra xung đột mở giữa Trung Quốc và các nước có yêu sách, hoặc với các nước lớn khác. Do vậy, Indonesia luôn cố gắng để giữ gìn hòa bình trong khu vực, vì lợi ích của Indonesia nói riêng, các quốc gia khu vực ASEAN và thế giới nói chung.

Học giả Richard Javad Heydarian, ngày 15/6 đánh giá trong khi Trung Quốc gia tăng sức ép về kinh tế, Úc tìm cách tăng cường hợp tác với các đối thủ chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc cũng gây sức ép bằng việc kêu gọi du học sinh Trung Quốc không trở lại Úc vì bị phân biệt, áp thuế đối với một số mặt hàng của Úc và xử tử công dân Úc bị bắt do buôn lậu chất kích thích. Úc tìm cách gia tăng hợp tác với Mỹ và Ấn Độ qua việc Úc tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông và nâng tầm quan hệ với Ấn Độ.

+ Châu Âu - Mỹ:

GS Công pháp quốc tế Andrew Serdy, Đại học Southampton, Anh, ngày 13/6 đánh giá, để phản ứng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước thành viên UNCLOS có thể bỏ phiếu chống ứng viên nước này trong cuộc bầu chọn thẩm phán cho ITLOS dự kiến trong vài ngày tới ở Mỹ.

Edmund J. Burke, Viện RAND, Mỹ, ngày 14/6 nhận định Trung Quốc có thể công bố ADIZ ở Biển Đông nếu đánh giá quan hệ với Washington ngày càng xấu đi. Ông đưa ra 2 kịch bản về vùng ADIZ: (1) Nếu ADIZ bao trùm các đảo, thực thể các nước yêu sách chủ quyền, rủi ro sẽ cao hơn; và (2) Vùng ADIZ của Trung Quốc cũng có thể sẽ không bao trùm các đảo đó nhưng thách thức quy tắc quốc tế về an toàn bay, với các chuyến tuần tra liên tục. Ông cho rằng ADIZ không làm tăng rủi ro xung đột, "nhưng cách Trung Quốc tuần tra, thực thi ADIZ có thể làm tăng căng thẳng", dẫn đến tính toán sai lầm của các nước.

Micheal Auslin, Đại học Stanford (Mỹ), ngày 15/6 đưa ra kịch bản về một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông vào năm 2025. Lý do dẫn đến một cuộc khủng hoảng như vậy là do sự xuống cấp trong quan hệ Mỹ-Trung đã tạo ra nghi kỵ và mất lòng tin sâu sắc. Điều này có thể xuất phát từ dịch Covid-19, các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc vào doanh nghiệp và người dân Mỹ, thế đối đầu quân sự tại Biển Đông hay chiến dịch tuyên truyền và gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông đưa ra kịch bản cuộc chiến có thể bắt đầu bằng việc Trung Quốc tiến hành quân sự hoá Bãi cạn Scarborough. Theo đó, Philippines cử nhiều tàu cá đến khu vực Bãi cạn Scarborough đ ngăn hoạt động xây dựng của Trung Quốc. Căng thẳng trên thực địa được đẩy lên cao với việc tàu khu trục của Trung Quốc đâm chìm tàu cá và gây ra thương vong cho phía Philippines. Phía Mỹ đáp ứng lời kêu gọi của Philippines, coi đây là cơ hội đ thể hiện thái đ cứng rắn hơn với Trung Quốc. Theo đó, Mỹ sẽ điều động một lực lượng lớn gồm nhiều tàu tuần duyên, tàu chiến ven biển, khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường, chiến đấu cơ... tới khu vực. Các chiến đấu cơ của Mỹ và Trung Quốc có tình huống đụng đ nguy hiểm, khiến 22 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, và đây là điểm khởi đầu cho sự kiện mà ông gọi là "Cuộc chiến Ven biển" (Littoral War) tại Biển Đông.

Prashath Parameswaran, tờ The Diplomat, Mỹ, ngày 15/6 nhận định các phản ứng quốc tế đối với việc Trung Quốc tạo thực trạng bình thường mới trên Biển Đông là chưa đ thực chất, do các nước vẫn gặp nhiều trở ngại đ biến lời nói thành hành động. Trở ngại gây ra bởi (1) chênh lệch lớn về khả năng giữa Trung Quốc với các nước có yêu sách khác; (2) Bắc Kinh có quyết tâm thực hiện các mục tiêu của mình cao hơn nhiều so với các cường quốc khác, như Mỹ. Các nước có yêu sách trong khu vực cần tự lãnh đạo quá trình đấu tranh của mình.

AMTI ngày 16/6 ra báo cáo cho biết Trung Quốc đang triển khai hệ thống cảm biến và trang thiết bị liên lạc tại khu vực giữa Đảo Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông. Đây là một phần trong "Hệ thống Thông tin Đại dương Xanh" do Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc (CETC) phát triển với mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc khảo sát và quản lý môi trường biển. Tính đến tháng 6/2020, cấu phần nổi bật nhất mà CETC đang triển khai trong hệ thống này tại Biển Đông là các "Trạm điện tử Đại dương" [Ocean E-Stations] gồm 05 "nền tảng thông tin tích hợp nổi" (IIFP) và 03 "hệ thống thông tin tích hợp được đặt trên các đảo-đá" (IRBIS) tại Đảo Hải Nam và Đá Bông Bay. Ngoài ra, hệ thống này còn tích hợp các phao đại dương, cảm biến tĩnh và động trong đó có hệ thống định vị vật dưới nước bằng sóng âm và đầu thu sóng địa chấn trong nước, các thiết bị bay, lặn và tàu không người lái. Bên cạnh mục tiêu phục vụ liên lạc và giám sát môi trường, hệ thống này của Trung Quốc có thể phục vụ cho mục tiêu quân sự, như: (i) hải quân có thể sử dụng thông tin về môi trường, đặc biệt là các dữ liệu chi tiết, cập nhật về thuỷ văn, để hiểu rõ hơn về cách vận hành của các hệ thống định vị vật dưới nước (cả tĩnh và động) trong môi trường biển; và (ii) Trung Quốc có thể tận dụng sự linh động của các hệ thống và nền tảng cảm biến trong trường hợp xung đột xảy ra.

+ Các nước khác:

Tờ First Post ngày 12/6 nhận định quan hệ Trung - Úc từ lâu đã “nguội lạnh” trước khi Covid 19 bắt đầu. Trung Quốc không hài lòng khi thấy Úc đứng về phía Mỹ kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch, bất chấp Trung Quốc là đối tác thương mại và thị trường du học sinh và du lịch lớn của Úc. Hơn nữa, Úc không những hoàn toàn bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, mà còn triển khai tàu chiến tới tập trận ở vùng biển này. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã sử dụng con bài tiếp cận thị trường để chống lại những chỉ trích từ khắp nơi bao gồm ở Na Uy, Canada, không chỉ đối với Úc.

GS Carlyle Thayer, Đại học New South Wales, Úc ngày 13/6 nhận định lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông là phi pháp vì (1) Trung Quốc không thể thực hiện quyền chủ quyền lên vùng biển thuộc quốc gia khác; (2) Trung Quốc yêu sách vùng biển quá giới hạn cho phép của UNCLOS. Hơn nữa, việc Trung Quốc thực thi pháp luật bằng cách đâm tàu cá Việt Nam hoạt động gần Hoàng Sa vào ngày 10/6 gần đây là vi phạm Công ước Ngăn chặn các hành vi trái pháp luật đối với an toàn hàng hải. Do đó, ông khuyến nghị Việt Nam nên gửi phản đối ngoại giao tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc và yêu cầu bồi thường, đồng thời thông báo cho ASEAN biết về tình hình và tìm kiếm sự ủng hộ ngoại giao từ ASEAN và cộng đồng quốc tế.

Giáo sư Leszek Buszynski, Đại học Quốc gia Úc, ngày 14/6 giải thích vì sao Trung Quốc gần đây lại gửi các công hàm lên Liên hợp quốc. "Có vẻ như Trung Quốc muốn tận dụng sự biết ơn trong Đại hội đồng Liên hợp quốc, sau khi đã gửi khẩu trang chống virus corona cho các nước, sau dự án Vành đai - Con đường, hỗ trợ kinh tế cho châu Phi và các nước như Lào, Campuchia. Bằng cách này, họ muốn vô hiệu hóa phán quyết của Tòa năm 2016, nói rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý". Giáo sư dự đoán Trung Quốc hy vọng Liên hợp quốc sẽ thông qua một nghị quyết ủng hộ Bắc Kinh về Biển Đông.

Giáo sư Yoichi Takashi, Đại học Kaetsu, Nhật Bản, ngày 15/6 cảnh báo những gì Trung Quốc làm tại Biển Đông thì chắc chắn sẽ làm ở Biển Hoa Đông trong bối cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông và truy đuổi tàu cá Nhật Bản tại Hoa Đông trong vài ngày gần đây.

Vijay Gokhale, nguyên Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, ngày 16/6 cho rằng, tại Biển Đông cũng như ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ thách thức quan điểm và vị thế của Mỹ. Lựa chọn khả thi nhất cho ASEAN trong cạnh tranh Mỹ-Trung không phải là chọn bên mà là bảo vệ lợi ích chung toàn cầu, bảo vệ quyền được lựa chọn đối tác, bè bạn. ASEAN vẫn tôn trọng và cần Trung Quốc, đặc biệt là hậu Covid, khi các quốc gia phải vật lộn để phục hồi kinh tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không quan ngại đến hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. ASEAN cần các quốc gia khác, như Mỹ và Ấn Độ, hỗ trợ kiểm soát tình hình. Ấn Độ cần đáp lại những mong mỏi của ASEAN và đóng vai trò lâu dài ở khu vực về an ninh, chính trị và kinh tế./.

Bản PDF tại đây 

@Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao

"Bản tin tuần Nghiên cứu Biển Đông" được soạn thảo từ các tài liệu công khai nhằm tổng hợp thông tin giúp bạn đọc. Các thông tin trong Bản tin không phản ánh quan điểm của Viện Biển Đông. Ban biên tập không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi về nội dung của tin gốc cũng như đường dẫn kèm theo đến các tin gốc.

Mọi đóng góp ý xin gửi vào email: scsi@dav.edu.vn