Tóm tắt bài tham luận:

Quy chế của các thực thể địa lý tại Biển Đông rất quan trọng trong việc xác định quyền và quyền tài phán đối với tài nguyên ở Biển Đông. Bài tham luận này sẽ xem xét quy chế pháp lý và tầm quan trọng của các thực thể địa lý xa bờ trong bối cảnh lịch sử. Bài tham luận cũng sẽ bàn luận về nguyên tắc “Đất thống trị biển” và các vùng biển chỉ có thể được yêu sách từ lãnh thổ đất liền hay đảo. Bài tham luận cũng giải thích ngắn gọn định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và các vùng biển có thể yêu sách từ đảo. Bài cũng tập trung vào tầm quan trọng của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, các bãi chìm, công trình, các cấu trúc và đảo nhân tạo đối với các yêu sách biển tại Biển Đông, đặc biển là tại quần đảo Trường Sa. Bài này sẽ không giải quyết vấn đề hiệu lực của các thực thể địa lý nhỏ đối với việc phân định biên giới biển, bản thân vấn đề này sẽ nằm trong một chủ đề riêng biệt khác.

KHÁI NIỆM VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là một quốc gia có chủ quyền đối với lãnh thổ đất liền, nội thủy (hồ, sông, cảng, v.v…) và đối với vùng trời phía trên các lãnh thổ đó[1]. “Lãnh thổ đất liền” của quốc gia bao gồm lãnh thổ đất liền và các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Một “đảo” được định nghĩa là vùng đất được hình thành tự nhiên, được bao quanh bởi nước và ở trên mực nước biển khi thủy triều dâng cao[2].

Một quốc gia cũng có chủ quyền đối với vành đai biển kề cận với lãnh thổ đất liền, được gọi là lãnh hải, cũng như đối với vùng trời ở trên lãnh hải và với vùng đáy biển và lòng đất dưới lãnh hải[3]. Tuy nhiên, chủ quyền của quốc gia trong lãnh hải cũng tuân thủ quyền qua lại của các quốc gia khác và các quy tắc khác của luật quốc tế[4]. Theo truyền thống, chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý tính từ đường bờ biển, nhưng sau đó chiều dài đã được mở ra tới 12 hải lý theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (viết tắt là UNCLOS 1982) [5].

Nói chung, người ta chấp nhận rằng các yêu sách về vùng biển chỉ có thể được mở rộng từ đường cơ sở được tính từ “lãnh thổ đất liền”. Nguyên tắc này thường được gọi là nguyên tắc “đất thống trị biển”. Nguyên tắc này có từ lâu và được trích dẫn với sự chấp nhận của nhiều tòa án quốc tế trong nhiều vụ việc[6].

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC THỰC THỂ ĐỊA LÝ XA BỜ

Lịch sử về quy chế của Thềm lục địa

Để hiểu rõ các quy định của UNClOS về các thực thể địa lý xa bờ, đặc biệt là các thực thể chìm, chúng ta phải xem lại các điều khoản trong bối cảnh phát triển của quy chế pháp lý điều chỉnh về thềm lục địa. Thềm lục địa được định nghĩa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài biển chìm nằm ngoài vùng ranh giới lãnh hải, là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển. Hai quy chế pháp lý đã được phát triển để điều chỉnh các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa, đó là quy chế thềm lục địa và quy chế vùng đặc quyền kinh tế.

Quy chế lịch sử của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh hải

Trước UNCLOS, khu vực hướng ra biển ngoài ranh giới ngoài của lãnh hải là “biển cả”. Trước đây, người ta chấp nhận rằng biển cả được điều chỉnh bởi nguyên tắc tự do biển và không quốc gia nào có thể coi biển cả nằm trong chủ quyền của mình. Luật điều chỉnh đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cả không rõ ràng. Luật phát triển trong giai đoạn đầu thế kỷ 20 và khi đó phần lớn các nước chỉ yêu sách vùng lãnh hải rộng 3 hải lý.

Trong thời kỳ đầu phát triển luật, các quốc gia bắt đầu đưa ra yêu sách đối với đáy biển và lòng đất cận kề bờ biển để khai thác tài nguyên sinh vật của các loài không di trú như ngọc trai, hàu và bọt biển. Trong một bài báo trong Niên giám Luật Quốc tế Anh năm 1923, Ông Cecil Hurst kết luận rằng quốc gia có thể có quyền “chủ quyền” ở vùng đáy biển tiếp giáp bờ biển, nhưng chủ quyền đó không đối kháng với các quyền tự do hàng hải hay đánh cá trong vùng nước chồng trên đáy biển[7].

Sau Chiến tranh Thế giới lần II, các quốc gia ven biển bắt đầu đưa ra yêu sách về quyền dưới đáy biển và lòng đất trong những vùng biển kề cận bờ biển, một bước tiến bắt nguồn từ ham muốn khai thác dầu mỏ và khoáng sản ngoài khơi. Năm 1945, Tổng thống Mỹ Harry Truman ban hành Tuyên ngôn về Thềm lục địa[8], theo đó Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển và lòng đất ở thềm lục địa ngoài biển cả thuộc về Mỹ và thuộc “quyền tài phán và kiểm soát”. Tuyên bố Truman đã thúc đẩy Chile tuyên bố yêu sách về “chủ quyền quốc gia’ đối với thềm lục địa kề cận bờ biển, cũng như chủ quyền đối với các vùng biển kề cận bờ biển vào năm 1947[9]. Các nước Mỹ La tinh khác cũng noi theo Chile[10]. Các yêu sách do các quốc gia ven biển không thống nhất hoặc không phù hợp với hoặc là phạm vi vùng biển yêu sách hoặc là với chủ quyền, quyền tài phán hoặc giám sát yêu sách với vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Các nghiên cứu của Ủy ban Luật Quốc tế dẫn tới Công ước về Thềm lục địa năm 1958

Từ thập kỷ 1950, khi cộng đồng quốc tế bắt đầu quá trình pháp điển hóa và phát triển dần dần luật biển, quy chế của thềm lục địa chưa rõ ràng. Vào năm 1950, Ngài Hersch Lauterpatch viết rằng ông không thấy sự khác biệt thực tiễn nào giữa yêu sách chủ quyền đối với vùng đáy biển và lòng đất ở thềm lục địa và yêu sách về quyền tài phán và kiểm soát đối với tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa. Tuy nhiên, một cuộc tranh luận nhanh chóng đi đến vấn đề liệu các quyền của các nước ven biển nên được xem là “chủ quyền” hay là “quyền tài phán và kiểm soát[11].”

Dự thảo đầu tiên của các điều khoản sơ thảo do Ủy ban Luật Quốc tế (ILC) năm 1951 viết rằng “Thềm lục địa là đối tượng mà quốc gia ven biển thực hiện quyền kiểm soát và quyền tài phán vì mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên[12].”. Bình luận của ILC về điều khoản sơ thảo này viết rằng: “Điều 2 tránh bất cứ viện dẫn nào tới “chủ quyền” của quốc gia ven biển đối với các vùng nước dưới đáy biển của thềm lục địa. Khi quyền kiểm soát và quyền tài phán của quốc gia tài phán được dành riêng cho mục đích thăm dò và khai thác, các quyền này không thể được sánh ngang với các quyền hạn chung mà các quốc gia thực hiện đối với lãnh thổ và lãnh hải. [13]’ Tiếp sau những lời phê bình của các chính phủ và các học giả đối với việc sử dụng thuật ngữ “kiểm soát và quyền tài phán”, thuật ngữ này đã được thay thế bởi “quyền chủ quyền”. Lý do chính khiến ILC tránh không sử dụng ngôn ngữ gợ ý rằng các quốc gia ven biển có thể yêu sách chủ quyền đối với các vùng dưới biển ở thềm lục địa là nỗi sợ hãi rằng điều này có thể cạnh tranh với nguyên tắc tự do biển vốn được tiếp tục áp dụng đối với vùng biển phía trên và vùng trời trên thềm lục địa[14]. Trong báo cáo năm 1956 của mình, Ủy ban Luật đã giải thích tại sao Ủy ban lại quyết định sử dụng thuật ngữ “quyền chủ quyền” thay vì “chủ quyền” [15]. Việc sử dụng thuật ngữ “quyền chủ quyền” cũng dẫn đến một cuộc tranh luận trong Tiểu ban Thềm lục địa trong khuon khổ Hội nghị Liên Hợp quốc năm 1958. Tại một điểm, Tiêu ban đã thông qua đề xuất của Mỹ về việc sử dụng “Quyền đặc quyền” thay vì “quyền chủ quyền”, nhưng trong phiên họp toàn thể, đề xuất của Ấn Độ sử dụng “quyền chủ quyền” thay vì “quyền đặc quyền” đã được thông qua để điều khoản có thể phù hợp với khuyến nghị của ILC[16].

Tóm lại, khi luật về thềm lục địa phát triển vào giữa thế kỷ 20, cộng đồng quốc tế đã đạt được sự đồng thuật rằng quốc gia ven biển không có quyền đưa ra yêu sách chủ quyền đối với vùng đáy

Đọc toàn bộ bài viết tại đây

Robert Beckman, Giám đốc, Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore

Nghiên cứu Biển Đông



* Bài tham luận này là phiên bản thay đổi và mở rộng của bài tham luận được giới thiệu trong Hội thảo quốc tế về Các thực thể địa lý tại Biển Đông Á và Luật Biển, Học viện Trung Quốc, Đài Bắc, Đài Loan, 20-21/9/2012. Tác giả muốn cảm ơn hai thành viên nghiên cứu của Ủy ban Luật quốc tế-Monique Page và Hao Duy Phan vì đã có sự hỗ trợ khi nghiên cứu tài liệu này.

[1]   Điều 2, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, bắt đầu ký kết từ 10/12/1982, 1833 UNTS 397, available at <http://www.un.org/Depts/los/index.htm> (đăng nhập ngày 14/11/2012) (UNCLOS).

[2]   Điều 121(1), UNCLOS.

[3]   Điều 2, UNCLOS.

[4]   Điều 2(3), UNCLOS.

[5]   Điều 3, UNCLOS.

[6]   Ví dụ, North Sea Continental Shelf (Federal Republic of Germany/Denmark; Federal Republic of Germany/Netherlands), ICJ Reports 1969, at 51, para 96; Aegean Sea Continental SheIf (Greece v Turkey) ICJ Reports 1978, at 36, para 86; Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain (Qatar v Bahrain), Merits, Judgment, ICJ Reports 2001, at 97, para 185; Territorial and Maritime Disputes Between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicaragua v Honduras) ICJ Reports 2007, at 696 at para 113; Maritime Delimitation in the Black Sea (Romania v Ukraine), ICJ Reports 2009, at 89, para 77); Dispute Concerning Delimitation of the Maritime Boundary between Bangladesh and Myanmar in the Bay of Bengal (Bangladesh v Myanmar) International Tribunal for the Law of the Sea Judgment, 2012, tr 61, đoạn 185.

[7]   Cecil Hurst, ‘Whose is the Bed of the Sea? Sedentary Fisheries Outside the Three-Mile Limit’ 4 British Yearbook of International Law 34, 1923-1924.

[8]   Proclamation 2667 of September 28, 1945 - Policy of the United States with Respect to the Natural Resources of the Subsoil and Sea Bed of the Continental Shelf. 10 Fed Reg 12,305 (1945). Codified as Executive Order 9633 of September 28, 1945.

[9]   Louis B Sohn và John E Noyes, Cases and Materials on the Law of the Sea, (Transnational Publishers), at 500.

[10]   Xem tổng quan về các yêu sách, tham khảo H Lauterpacht, ‘Sovereignty Over Submarine Areas’, 27 British Yearbook of International Law 1950, tr. 380-381.

[11] Ibid at 387.

[12] Yearbook of the International Law Commission 1951, Volume II, Report of the International Law Commission to the United Nations General Assembly, Draft Articles on the Continental Shelf and Related Subjects, Part I, Continental Shelf, Article 2, at 141. Available at <http://untreaty.un.org/ilc/publications/yearbooks/Ybkvolumes(e)/ILC_1951_v2_e.pdf> (tham khảo ngày14/11/2012).

[13] Ibid, Commentary, para 7, at 142.

[14] Myers S McDougal and William T Burke (eds), The Public Order of the Oceans: A Contemporary International Law of the Sea, (Yale University Press, 1962) at 697.

[15]  Yearbook of the International Law Commission 1956, Volume II, Report of the International Law Commission to the United Nations General Assembly, Commentary on Article 68, para 2, at 297. Available at <http://untreaty.un.org/ilc/publications/yearbooks/Ybkvolumes(e)/ILC_1956_v2_e.pdf> (tham khảo ngày 14/11/2012).

[16]  McDougal and Burke, supra note 14, at 702.