Khi Trung Quốc nổi lên trở thành cường quốc quân sự hiện đại hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thì các quốc gia Đông Nam Á lại đang tăng cường phòng ngừa đối trọng lại chủ nghĩa quân sự phiêu lưu của Trung Quốc bằng việc tăng cường hiện đại hóa quân đội. Đồng thời, Trung Quốc gần như là lý do duy nhất khiến các nước ASEAN tăng cường nỗ lực hiện đại hóa quân đội trong thời điểm hiện nay. Các nhân tố chính trị trong và ngoài nước – chẳng hạn như nhu cầu mới về an ninh khu vực, sự thay đổi các học thuyết quân sự, những nghi ngờ dai dẳng trong khu vực, các nhân tố chính trị nội bộ và kinh tế học trọng cung trong buôn bán vũ khí quốc tế - đóng vai trò quan trọng chi phối đến quá trình này.[1] Tuy nhiên, khi sự hiện diện quân sự của Trung Quốc gia tăng tại Biển Đông – cùng với sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh khi khẳng định yêu sách của mình tại đây – thì bất kỳ “mối đe dọa Trung Quốc” ở khả năng tiềm tàng hay thực tế đối với Đông Nam Á cuối cùng sẽ tăng lên khi nhân tố ảnh hưởng mang tính nuyên tắc đứng sau nhân tố quân sự khu vực tại Đông Nam Á.

Bài tham luận trình bày chi tiết về trang thiết bị quân sự và năng lực của các quốc gia trong khu vực Biển Đông, gồm Trung Quốc, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippin, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Bài viết sẽ trình bày một cách cụ thể về trang thiết bị quân sự ở 3 lĩnh vực có ảnh hưởng tiềm tàng nhất đối với tình huống quân sự tại Biển Đông, về khả năng tạo nên sức mạnh trên các vùng biển và không gian tại Biển Đông: lực lượng hải quân, các cơ quan an toàn hàng hải (chẳng hạn như lực lượng bảo vệ bờ biển) và không quân (về khía cạnh các lực lượng này có thể hỗ trợ cho cá hoạt động trên biển). Bên cạnh việc miêu tả về quy mô, trang thiết bị và năng lực của các lực lượng trên, bài tham luận cũng trình bày chi tiết những xu hướng  về chi tiêu quốc phong tại các quốc gia khu vực Biển Đông, vì chi tiêu quân sự thường là nhân tố quan trọng cho thấy cả về những ý định và năng lực tiềm ẩn.

Bài tham luận mở đầu bằng việc miêu tả quá trình xây dựng quân đội của Trung Quốc kể từ cuối những năm 1990, đặc biệt là tập trung vào hải quân, an toàn hàng hải và các lực lượng không quân có thể được sử dụng tạo nên sức mạnh tại Biển Đông. Điều này dẫn đến toan tính tương tự về quá trình hiện đại hóa quân sự của các quốc gia khác tại Biển Đông. Cuối cùng, bài viết kết thúc bằng một đánh giá về những diễn biến này có thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tình huống quân sự tại Biển Đông.

Sự phát triển quân đội của Trung Quốc: Một cái nhìn tổng quát.          

Nhờ việc nguồn lực quốc phòng luôn được tăng cường, PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) đã tổng lực nố lưc thay thế và nâng cấp phần cứng quân sự ít nhất là kể từ cuối những năm 1990. Ban đầu, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào các nhà cung cấp bên ngoài, đặc biệt là Nga, Ukraina, ở mức độ thấp hơn là Israel nhằm đáp ứng yêu cấu trước mắt về trang thiết bị vũ khí hiện đại. Tuy nhiên kể từ khi bước sang thế kỷ, Trung Quốc ngày càng tăng cường sử dụng ngành công nghiệp quân sự của riêng minh để cung cấp vũ khí hiện đại cho PLA.

Tư duy quân sự gần đây của Trung Quốc đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “Cách mạng Quân sự” (RMA – Revolution in military affairs) và tư tưởng về “Chiến tranh lấy mạng làm trung tâm”. Nhiều người trong PLA nhìn nhận tiềm năng quan trọng của các lực lượng xúc tác (force multipliers) trong các lĩnh vực như chiến tranh thông tin, số hóa chiến trường và hệ thống mạng.[2] Đồng thời, với đối phương là những quốc gia phụ thuộc nhiều vào công nghệ hiện đại – chẳng hạn như Mỹ - được xem là dễ bị tổn thương đối với các cuộc phản kích công nghệ thấp hay các cuộc tấn công vào sự chỉ huy, điều khiển và khả năng thông tin.  Do đó, PLA đang ngày càng dành mối quan tâm cho việc phát triển chiến tranh bất đối xứng nhằm mục đích tạo khả năng “thế hạ phong đánh bại thế thượng phong”.

Đặc biệt, quân đội Trung Quốc đang ngày càng tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin của RMA. Theo như You Ji, nằm trong tham vọng chiến lược “Tạo bước nhảy vọt”, PLA hiên đang thực hiện nỗ lực chuyển đổi “xây dựng kép” thúc đẩy song song cả về cơ giới hóa và thông tin hóa các lực lượng vũ trang.[3]. Do đó, đầu tiên PLA đang nỗ lực nâng cấp kho vũ khí “công nghiệp hóa” thông thường hiện tại của mình, thông qua việc tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, khả năng nhìn đêm, độ chính xác cao, thiết bị phát hiện và tìm kiếm…

Mối quan tâm đặc biệt rõ ràng của Trung Quốc trong thập kỷ qua và nửa đầu thập kỷ hiện nay là việc theo đuổi vũ khí trong chiến tranh bất đối xứng – đôi khi còn được gọi là vũ khí “át chủ bài”.[4] Mục đích của một số loại vũ khí át chủ bài là tấn công vào những điểm dễ bị tổn thương của kẻ thù, chẳng hạn như cuộc tấn công mạng máy tính. Các loại vũ khí khác cơ bản chỉ là “bình mới rượu cũ,” đó thực sự là các chương trình đang tồn tại – chẳng hạn như máy bay ném bom, tên lửa chống tàu và đạn đạo, tàu ngầm, ngư lôi và mìn tiêu diệt tàu sân bay đối phương – tuy nhiên chúng lại được đánh giá là vũ khí có hiệu quả nhất trong kho vũ khí của PLA, và do đó sự triển khai hay phát triển của chúng thực sự đã được tăng cường. Cuối cùng, phân loại vũ khí này cũng bao hàm cả cái gọi là vũ khí “khái niệm mới”, chẳng hạn như vũ khí động năng (ví dụ như súng siêu điện từ railgun), lase, vũ khí sóng radio và tần số vô tuyến, và hệ thống phòng thủ vệ tinh (ASAT); hầu hết hệ thống quân sự trong phân mục sau cùng vẫn trong quá trình phát triển, mặc dù Trung Quốc đã thử nghiệm thành công thiết bị ASAT năm 2007.[5]

Về mặt lực lượng hải quân, từ năm 2000, Trung Quốc đã đóng 6 tàu khu trục, gồm 3 loại khác nhau: một loại (tàu Lớp-052 Luyang-II) được trang bị hệ thống Aegis (bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không đặt trên mặt đất)-loại có hệ thống điều khiển hỏa lực và radar phòng không; ngoài ra còn có tàu Lớp-052C (hiện đang trong quá trình thực hiện); các báo cáo gần đây cho thấy còn có thêm một loại tàu Lớp-052C (được cải tiến thêm radar có anten mảng pha quét điện tử chủ động) có thể được thay thế hoặc ít nhất là bổ sung cho loại tàu lớp này. Các loại tàu này được trang bị tên lửa hành trình chống tàu (ASCM) YJ-62 hoặc YJ-83 do Trung Quốc sản xuất và tên lửa hành trình đối đất HQ-2 (một biến thể tên lửa Kh-55 của Nga). Ngoài ra tàu Lớp-052C có trang bị 9 quả tên  lửa đất đối không-HHQ (SAM) do Trung Quốc tự sản xuất, được bố trí trong các hệ thống phóng thẳng đứng (VLS). Trung Quốc cũng trang bị ít nhất là 12 tàu khu trục nhỏ mới cho các lực lượng của mình – gồm tàu Loại-054 lớp Jiangkai , loại tàu có tính năng tàng hình và được trang bị ASCM và tên lửa SMA với hệ thống phóng thẳng đứng VLS – cũng như tàu thế hệ mới Loại-022 lớp Houbei- loại tàu hai thân tấn công nhanh bằng tên lửa (được trang bị ASCMs YJ-83), loại tàu này Trung Quốc đang đóng ít nhất là 60 chiếc.

Về sự phát triển hạm đội tàu nổi hiện đại của Trung Quốc, vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Hải quân PLA (PLAN) cũng nhận thêm 4 chiếc tàu khu trục lớp Sovremenyy của Nga. Điều đặc biệt đáng chú ý là những tàu này được trang bị ASCM siêu âm động cơ phản lực, loại tên lửa này có tầm bắn 120 km; loại Sunburns vế sau có tầm bắn là 200km.

Trung Quốc cũng đang mở rộng mạnh mẽ hạm đội tàu ngầm của mình trong vòng 15 năm qua. Kể từ cuối những năm 1990, PLAN đã mua 13 tàu ngầm chạy diesel Loại-093 lớp Song. Tàu lớp Song là loại tàu ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất có đặc điểm hiện đại của loại tàu có thân “Albacore” (Cá Ngừ) hay Teardrop (giọt nước) và chân vịt đối xứng lệch (tăng tính năng chống ồn), và trang bị ASCM có khả năng khai hỏa khi lặn dưới mặt nước (thông qua một ống phóng lôi), cũng như tên lửa chống tàu ngầm. Loại tàu ngầm này đang được thay thế bằng tàu Loại-41 lớp Yuan, xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 2005. Tàu ngầm lớp Yuan cũng trang bị cả ASCMs và ngư lôi, động cơ trang bị cho một số hoặc tất cả các loại tàu này vẫn chưa được xác định rõ (có thể là động cơ Stirling, loại động cơ được trang bị cho các tàu ngầm của Nhật Bản và Thủy Điển). Cho đến hiện tại, 4 chiếc tàu ngầm lớp Yuan đang được sản xuất, ít nhất là hơn 3 trong số đó đang trong quá trình sản xuất.

Điều quan trọng khác là bắt đầu giữa những năm 1990, hải quân Trung Quốc đã mua của Nga 12 chiếc tàu ngầm động cơ diesel lớp Kilo. Loại tàu này được trang bị ASCM Klub 3M-54E  (SS-N-27) và ngư lôi “wake-homing” 53-56KE (loại ngư lôi lần theo vệt đi của tàu); ngoài ra, một số đặc tính của tàu Kilo được cho là đã áp dụng trên tàu ngầm lớp-Yuan

Cuối cùng, PLAN đã bắt đầu thay thế hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhỏ và đang già cỗi của mình, gồm 5 chiến tàu hạt nhân tấn công lớp Han (SSN) và một chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN). Chiếc đầu tiên của lớp SSNs, Loại-093 lớp Shang, được hạ thủy vào năm 2002 và thực hiện nhiệm vụ vào năm 2006; chiếc khác là Loại-093 cũng đã được đưa vào sử dụng, và một số nguồn ước tính rằng có trên 8 chiếc thuộc lớp này đang được sản xuất.[6] PLAN cũng hạ thủy hai chiếc tàu SSMN Loại-094 lớp Jin, mỗi tàu trang bị 12 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 (SLBMs)  với tầm bắn là 7000km (gấp ba lần loại SLBM JL-1 trang bị trên tàu lớp Xia).[7]

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Richard A. Bitzinger, Nhà nghiên cứu cấp cao, Chương trình Cải cách Quân đội, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University – NTU), Singapore.

Nghiên cứu Biển Đông



[1] Xem Richard A. Bitzinger, The China Syndrome: Chinese Military Modernization and the Rearming of Southeast Asia, IDSS Working Paper Số. 126, (Singapore: Viện Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc phòng, tháng 5 năm 2007).

[2] You Ji, “Learning and Catching Up: China’s Revolution in Military Affairs Initiative,” in Emily O. Goldman and Thomas G. Mahnken, eds., the Information Revolution in Military Affair sin Asia (New York: Palgrave MacMilland 2004), tr. 97-123.

[3] You Ji, “China’s Emerging National Defense Strategy,” China Brief, 24 tháng 11 năm 2004; cũng xem  “Chương III: Revolution in Military Affairs with Chinese Characteristics

,” China's National Defense in 2004.

[4] Jason E. Bruzdzinksi, “Demystifying Shashoujian: China’s ‘Assassin’s Mace’ Concept,” của  Andrew Scobell và Larry Wortzel, eds., Civil-Military Change in China (Carlisle, PA: Army War College, 2004), tr. 309-364; OSD, 2011 Report to Congress, tr. 22.

[5] Mark A. Stokes, China’s Strategic Modernization: Implications for the United States (Carlisle, PA: Army War College, 1999),tr. 195-213.

[6] Sinodefense.com, “Type 093 (Shang Class) Nuclear Powered Missile Submarine” (http://www.sinodefence.com/navy/sub/type093shang.asp).

[7] Ronald O’Rourke, PLAN Force Structure: Submarines, Ships, and Aircraft, tham luận trình bày tại CAPS-RAND-CEIP-NDU tại hội thảo “The Chinese Navy: Expanding Capabilities, Evolving Roles?” tr. 4-9, 13-18; Sinodefense.com, “Type 094 (Jin Class) Nuclear Powered Missile Submarine” (http://www.sinodefence.com/navy/sub/type094jin.asp).