Để thảo luận về lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông, cần nhìn nhận trên hai phương diện.

Nhật Bản đang đối mặt với các vấn đề khác nhau liên quan đến xung đột ở Biển Hoa Đông (ECS) và các vùng biển tiếp giáp. Chúng tôi luôn quan sát các sự kiện và tình hình khó khăn ở Biển Đông so với những vấn đề này ở Biển Hoa Đông. Có nhiều điểm tương đồng giữa hai vùng biển: đồng thời, vẫn tồn tại một số khác biệt quan trọng.

Do đó, trước tiên, tôi sẽ giải thích những vấn đề mà chúng tôi đang phải đối mặt ECS, thảo luận về những điểm đồng và khác biệt từ tình hình Biển Đông. Tôi sẽ đề cập đến những xung đột giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Đảo Điếu Ngư Dao hoặc Tiaoyu Tai theo cách gọi của Trung Quốc). Cuộc thảo luận này hướng tới mục tiêu đưa ra những khía cạnh pháp lý một cách công bằng nhất có thể. Với cách làm như vậy, lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông có thể được các nước liên quan hiểu đúng hơn bởi, đặc biệt là những quốc gia tiếp giáp với Biển Đông. Mặt khác, Nhật Bản cũng có thể cân nhắc một cách đúng đắn thích đáng những sự việc diễn ra ở ECS so với vấn đề ở Biển Đông.

Thứ hai, Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng hải quan trọng, thực sự là một cường quốc biển hùng mạnh có lợi ích ở Biển Đông. Nhật Bản có lợi ích quốc gia quan trọng trong việc bảo đảm an toàn các tuyến giao thương trên biển, tài nguyên biển, an ninh hàng hải và thiết lập cơ chế quản đại dương. Chúng tôi không thể bỏ qua các tranh chấp ở Biển Đông như thể chúng không liên quanđến Nhật Bản. Quan điểm này là một khía cạnh khác trong những lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông.

II

1 Vấn đề An ninh Hàng hải ECS và các vùng biển tiếp giáp bao gồm những vấn đề liên quan đến yêu sách lãnh thổ, phân định ranh giới biển, khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy biển và nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các tuyến thông thương trên biển, lưu thông hàng hải trong Vùng Đặc quyền Kinh tế, Eo biển Đài Loan và Mô hình dịch chuyển sức mạnh.

Về vấn đề lãnh thổ, Nhật Bản và Trung Quốc, Trung Quốc và Hàn Quốc, và Hàn Quốc và Nhật Bản tồn tại những vấn đề nghiêm trọng, nói cách khác, đó là tranh chấp xung đột. Như đã chú dẫn Nhật Bản cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nga ở Vùng Lãnh thổ Phía Bắc.

Đài Loan và Trung Quốc yêu sách chủ quyền Quần đảo Senkaku (Tiaoyu Tai hoặc Đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) chỉ từ năm 1970, Nhật Bản đã liên tục thực hiện việc kiểm soát hiệu quả đối với Quần đảo Senkaku hơn một thế kỷ nay. Hàn Quốc hiện đang kiểm soát Takeshima (Dokto theo cách gọi của Hàn Quốc), nhóm đảo Nhật Bản tuyên bố chủ quyền kể từ khi khu vực này bị Hàn Quốc chiếm đóng bất hợp pháp nửa thế kỷ trước. Giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng có tranh chấp chủ quyền đối với một số đá hay bãi ngầm. Những vấn đề về lãnh thổ gần đây đã trở nên nóng bỏng vấn đề nhạy cảm giữa hai quốc gia.

2 vấn đề lãnh thổ cần được thảo luận dựa trên một quan điểm pháp lý càng nhiều càng tốt. Nếu không, các quốc gia liên quan có thể đưa ra những hành động, làm tình hình ngày càng xấu đi, đến mức họ không thể nào kiểm soát được. Để tôi giải thích lập trường của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku từ quan điểm này, trích dẫn thông báo[1] của Bộ Ngoại giao, Nhật Bản, và đánh giá về thông báo của phía Trung Quốc. Tập trung vào vấn đề này sẽ góp phần làm hiểu lợi ích của Nhật Bản Biển Đông đồng thời cũng có thể giúp các quốc gia liên quan tiếp giáp với biển cân nhắc về những khó khăn.

Từ năm 1885, Chính phủ Nhật Bản phối hợp cùng chính quyền quận Okinawa tiến hành các nghiên cứu về quần đảo Senkaku một cách kỹ lưỡng. Qua nhiều cuộc khảo sát, có thể khẳng định rằng quần đảo Senkaku không chỉ bị bỏ hoang, mà còn không hề có dấu hiệu cho thấy chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Ngày 14 Tháng 1 năm 1895, 10 năm sau khi bắt đầu hoạt động nghiên cứu, trên cơ sở xác nhận này, Chính phủ Nhật Bản đưa ra một Quyết định Nội Các tiến hành dựng một cột mốc trên Quần đảo để chính thức sát nhập Quần đảo Senkaku vào lãnh thổ của Nhật Bản. Những hành động này được thực hiện phù hợp với những cách thức rõ ràng về thụ đắc chính đáng chủ quyền lãnh thổ theo luật pháp quốc tế mà được gọi là chiếm giữ lãnh thổ vô chủ.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

GS. Masahiro Akiyama, Cố vấn Cấp cao, Quỹ Nghiên cứu Chính sách Hải dương, Nhật Bản.

 

Nghiên cứu Biển Đông

 



[1] Trang chủ của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tôi truy cập vào ngày 15 tháng 11 năm 2012.

http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/senkaku/senkaku.html