Tranh chấp Biển Đông về cơ bản gồm hai phần: 1) tranh chấp lãnh thổ;2) tranh chấp hàng hải.

Tranh chấp lãnh thổ đề cập đến các yêu sách chủ quyền đối với những thực thể liên quan Biển Đông, đó là chủ thể có thể chiếm hữu theo quy định của pháp luật quốc tế. Nói cách khác, mục tiêu của tranh chấp lãnh thổ đó yêu sách chủ quyền quyền sở hữu tuyệt đối, trong khi chủ thể của nó các thực thể địa lý liên quan Biển Đông bao gồm các đảo, đảo nhỏ, đá. Cụ thể, các thực thể liên quan nằm trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Về một ý nghĩa nào đó, chủ thể của tranh chấp lãnh thổ sẽ bao gồm bất kể vùng lãnh hải nào mà một thực thể riêng biệt đáng được hưởng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng không có trường hợp, lớn hơn 12 M (Điều 121, UNCLOS).

Do đó, tranh chấp lãnh thổ trong cách diễn đạt thông thường, liên quan đến câu hỏi của ai sẽ sở hữu những thực thể liên quan này? Hoặc ai có quyền đối với những thực thể liên quan này?

Tranh chấp hàng hải, thì ngược lại, đề cập chủ yếu đến 1) yêu sách về quyền tài phán và quyền chủ quyền đối với quyền lợi hàng hải hiện đang chồng chéo Biển Đông quốc gia ven biển thoạt nhìn sẽ được hưởng theo UNCLOS, 2) phạm vi không gian hàng hải của mỗi thực thể có liên quan ở Biển Đông được quyền theo đó mỗi quốc gia riêng biệt có thể yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán, có thể thích hợp trong từng trường hợp, và 3) như một số người đã lập luận, tranh cãi giữa các quyền lợi hàng hải được hưởng hợp pháp yêu sách hàng hải.

Về bản chất, đối tượng tranh chấp hàng hải yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Chủ thể của tranh chấp, mặt khác, sẽ là các vùng nước thềm lục địa Biển Đông.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Henry S. Bensurto, Jr., Cố vấn cấp cao đặc biệt, Văn phòng Thứ trưởng phụ trách Chính sách, Bộ Ngoại giao Philippines.

Nghiên cứu Biển Đông