Trong bối cảnh Biển Đông và Hoa Đông ngày càng liên thông về không gian biển và địa chiến lược, hợp tác an ninh biển của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước ven Biển Đông ngày càng phát triển.
Thông điệp liên bang năm 2023 của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc đến Trung Quốc nhiều hơn Nga dù cuộc xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn, đậm màu sắc cấp tiến trong các mục tiêu đối nội.
Sau gần 3 năm theo đuổi chiến lược zero-covid, ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã chính thức mở cửa trở lại nền kinh tế, các biện pháp phong toả đã hầu như được dỡ bỏ ở nhiều khu vực.
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các văn bản này có thể được coi là những “mảnh ghép” tạo nên bức tranh toàn cảnh...
Kết quả Cuộc bầu cử địa phương năm 2022 của Đài Loan không quá bất ngờ bởi phản ánh tác động từ bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Đài Loan và các diễn biến gần đây trong quan hệ hai bờ tới sự lựa chọn của cử tri. Việc Đảng Dân Tiến và chính quyền của Tổng thống Thái Anh Văn thiếu đột phá chính trị, không có biện pháp điều chỉnh kịp thời trước các nhân tố mới xuất hiện đã gây bất lợi cho kết quả bầu...
Nếu chính quyền Tổng thống Marcos Jr. thuyết phục được Trung Quốc đồng ý cho một công ty Trung Quốc đầu tư vào hợp đồng dịch vụ của Philippines tại lô SC-72 ở Bãi Cỏ Rong dưới sự giám sát của Philippines với tỷ lệ lợi nhuận là 60-40 nghiêng về Philippines, thì thỏa thuận này sẽ phù hợp với Phán quyết và luật pháp Philippines.
Sau thời gian dài chờ đợi, mới đây, Chính quyền Biden đã đưa ra Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) – văn bản mang tính định hướng và toàn diện về an ninh của Mỹ. Văn bản đã phác họa bức tranh hoàn toàn mới về cục diện thế giới sau 5 năm và từ bỏ “chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc” được Chính quyền Trump tung hô trong NSS năm 2017.
Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông vẫn đang diễn biến phức tạp, việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng đầu tư cho quân đội, đặc biệt ưu tiến đến những địa bàn mới, ưu tiên lực lượng tác chiến không người lái, ưu tiên chiến tranh thông minh không khỏi khiến vấn đề Biển Đông càng trở nên phức tạp.
Nam Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ là “chiến địa” mới ở khu vực Ấn-Thái. Thỏa thuận khung an ninh Trung Quốc - Solomon không chỉ giới hạn ở quan hệ song phương mà còn hàm ý về cạnh tranh chiến lược, mô hình phát huy ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tiến trình xây dựng tại căn cứ hải quân Ream ở Campuchia được xúc tiến trong các tháng gần đây, đặc biệt là ở cuối phía Bắc căn cứ - khu vực Trung Quốc được cho là sẽ sử dụng. Một loạt tòa nhà mới đã mọc lên, đất đại được giải tỏa mặt bằng trên diện rộng và gần đây nhất, các bến tàu mới đã được khởi công.