Ngày 11/06/2018, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (Đức) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã đồng tổ chức buổi Đối thoại Biển lần thứ ba với chủ đề “Luật quốc tế và Biển Đông”. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông từ góc độ pháp lý và tìm kiếm ý tưởng hợp tác quản lý tranh chấp tại khu vực.
Sự tập trung vào Trung Quốc và Nga trong việc lập kế hoạch quân sự của Mỹ phản ánh cách mà các quan chức quân sự hàng đầu hiện đang đánh giá lại cán cân chiến lược toàn cầu, một tiến trình đã bắt đầu từ rất lâu trước khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng.
Vấn đề trọng tâm là liệu Chính quyền Trump có sẵn sàng suy nghĩ lại về chính sách của Mỹ với Triều Tiên và theo đuổi các chiến lược có thể giúp ổn định tình hình thay vì giải quyết nó hay không. Kết quả đó ít lý tưởng hơn, nhưng các chính sách tốt không phải chỉ là những chính sách đáng mong muốn, mà chúng phải là những chính sách khả thi.
Có thể thấy ở thời điểm hiện tại, các tàu sân bay Trung Quốc cơ bản không theo kịp cạnh tranh ngày một gia tăng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng Bắc Kinh có lý do để tin rằng sẽ đến lúc thực tế đó thay đổi.
Tốc độ tiến triển nhanh chóng của ngoại giao Triều Tiên khiến cho việc Nhật Bản và Hàn Quốc phối hợp chặt chẽ hơn về những thay đổi tiềm tàng đối với an ninh Đông Bắc Á trở nên quan trọng. Nhưng trước tiên họ phải vượt qua một số nỗi oán giận thâm căn cố đế.
Tới một thời điểm nào đó, Bắc Kinh sẽ không thể thực hiện đầy đủ các cam kết và do đó khiến cho bản thân trở nên dễ bị tổn thương.
Trong vận động tranh cử, Thủ tướng Mahathir Mohamad, 92 tuổi, từng nhiều lần chỉ trích cựu Thủ tướng Najib Razak, lại còn cam kết sau cuộc bầu cử phải xem xét lại điều khoản hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia, thậm chí còn dự định khởi động lại đàm phán Biển Đông. Sự thay đổi đảng cầm quyền ở Malaysia liệu có đưa tới biến số trong quan hệ Trung Quốc-Malaysia hay không?
Nếu bất kỳ điều gì xảy ra với các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc - cho dù đó là một vụ tràn phóng xạ ra biển, hay hư hại khoang chứa do các cơn bão nhiệt đới, hay một vụ va chạm vô tình với các tàu đi qua - đều có tác động nghiêm trọng về môi trường, kinh tế và tâm lý đối với khu vực.
Khả năng phô trương sức mạnh hải quân đang gia tăng của Trung Quốc - cũng như sự chuyển hướng của họ sang chiến lược phòng thủ tích cực - đã kích động sự cạnh tranh căng thẳng trên biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi các quan điểm truyền thống về phạm vi ảnh hưởng đang bị thách thức.
Khao khát của Trump là chiến đấu chống lại chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc được chia sẻ rộng rãi trên mọi phương diện chính trị của Mỹ và ngày càng nhiều trong khu vực tư nhân Mỹ. Tuy nhiên, điều gây tranh cãi nhiều hơn là cách tiếp cận của ông.