Ấn Độ có cơ hội chi phối trật tự đang thay đổi tại Đông Á

Trong bài “Tournament of shadows” đăng trên The Indian Express, C. Raja Mohan, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Delhi, cho rằng khác với quá khứ, Ấn Độ giờ không cần phải là một khán giả thầm lặng trước những thay đổi về cán cân quyền lực quanh mình. Ấn Độ hiện đang ở vị trí có thể chi phối phương hướng và định hình về nội dung của sự thay đổi cấu trúc tại Châu Á, đồng thời nâng cao vị thế của chính mình như một cường quốc.

21/11/2011

Ấn Độ: cường quốc mới đối trọng Trung Quốc ở Châu Á

Trong bài viết nhan đề "Ấn Độ: Trỗi dậy hay hồi sinh ?" trên tạp chí "Địa chính trị", Ông Jean-Luc Racine, Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và Nam Á, phân tích điểm mạnh yếu, hạn chế cũng như lợi thế của Ấn Độ, và nhận định rằng Ấn Độ là nước có khả năng trở thành cường quốc mới và một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á

12/08/2011

Ấn Độ khởi động lại chính sách về Ápganixtan

Theo nhà ngoại giao kỳ cựu của Ấn độ M.K Bhadrakumar, việc Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ủng hộ Cabun hòa giải với Taliban đồng thời thoả thuận về một tầm nhìn chiến lược nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới được coi là động thái chiến lược khởi động lại chính sách của Niu Đêli về Ápganixtan. “Manmohan Singh resets Afghan policy”.

08/06/2011

Ấn Độ - Trung Quốc: Những xung đột và đồng nhất

Gắn bó với nhau trong các cuộc gặp gỡ quốc tế nhưng Ấn độ và Trung Quốc lại có những giọng điệu hiếu chiến với nhau khi họ phải đối đầu. Theo Le Monde diplomatique số ra tháng 5/2011 “Điều mang tính cơ cấu là khả năng của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc tách mối quan hệ song phương hình răng cưa và sự phối hợp của họ chống lại phương Tây trong các cơ chế đa phương”.

06/06/2011

Chiến lược hóa vùng Ấn Độ Dương và cạnh tranh Trung-Ấn

Ngày nay, những mối đe dọa an ninh chủ yếu đối với lợi ích của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương xuất phát từ 3 yếu tố: sự xói mòn ảnh hưởng chính trị của Ấn Độ; gia tăng hiện diện của Trung Quốc; và các hoạt động chưa được kiểm soát của cướp biển Somali. Đó là nội dung bài viết “Strategising on Indian Ocean” của Thượng nghị sĩ, Tổng biên tập tờ Pioneer, Chandan Mitra trong một hội nghị chuyên đề tại Trường ĐH Sydney, đăng trên tờ Pioneer, 21/4.

22/04/2011

Giai đoạn chỉ nhìn "Hướng Đông” của Ấn Độ đã qua

Theo ông Shyam Saran, Cựu Bí thư đối ngoại, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ, các nước khu vực châu Á đang nghiên cứu rất kỹ các chi tiết và tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm của ông tới Ấn Độ mới đây. Ông Obama đã thúc giục Ấn Độ hành động vượt ra ngoài khuôn khổ “Chính sách hướng Đông” để can dự tích cực hơn với khu vực này. Trong bối cảnh Mỹ đang điều chỉnh chiến lược và thực sự “quay trở lại châu Á”, thì đây sẽ là một cơ hội không thể bỏ qua đối với Ấn Độ nhằm khẳng định vị thế cường quốc khu vực của mình. Về vấn đề này, ông Shyam Saran đã đăng bài Time for just looking East over  trên tờ Business Standard ngày 17/11.

28/11/2010

Giải Nobel hòa bình mang tính chính trị là nhiều

Mới đây, trên trang báo mạng Gulfnews ngày 15/10 đăng  bài viết với nhan đề “Giải Nobel hòa bình mang tính chính trị là nhiều” (Nobel Prize is more about politics) của tác giả Shajahan Madampat  bình luận về việc trao giải Nobel hòa bình từ trước đến nay. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý.

18/10/2010

Ấn Độ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á

Việc các quan chức quốc phòng Ấn Độ trong thời gian vừa qua liên tiếp có những chuyến thăm cấp cao đến các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản...cho thấy Ấn Độ đang tích cực tham gia cuộc chơi nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên toàn bộ khu vực đe dọa vị trí của Ấn Độ. Đề cập đến vấn đề này, trên tờ Oneindia của Ấn Độ đăng bài " Ấn Độ tăng cường sự hiện diện tại Đông Nam Á ". Sau đây là nội dung bài viết.

13/10/2010

Nguyễn Mạnh Cường, ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN THU TỪ DẦU LỬA Ở TRUNG ĐÔNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

  Trong những năm qua, các nước xuất khẩu dầu lửa ở Trung Đông đã có được một nguồn thu lớn do giá dầu lửa trên thị trường tăng mạnh. Khoản tiền này được các nước này sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và phần nào chi phối thị trường tài chính và chính sách đầu tư của các nước trên thế giới. Bài viết này phân tích một số đặc điểm của nguồn vốn đô la dầu lửa Trung Đông, cách thức các nước Trung Đông sử dụng nguồn vốn và kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút nguồn vốn từ dầu mỏ phục vụ phát triển kinh tế.

02/03/2010