Đảo nhỏ, xung đột kéo dài: Dokdo, Di sản thuộc địa Hàn – Nhật và Mỹ

Bài viết của GS. Mark Selden, Đại học Binghamton, New York phân tích về những phức tạp trong tranh chấp đảo Dokdo kéo dài hàng thập kỷ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong bài phân tích của mình, tác giả cho rằng sự không rõ ràng, bỏ ngỏ và không giải quyết triệt để các vấn đề về chủ quyền trong Hiệp định San Francisco năm 1951 là mầm mống cho hàng loạt tranh chấp lãnh thổ trong khu vực kéo dài cho đến tận ngày nay.

30/06/2011

Tranh chấp biển đảo và những thách thức đối với hội nhập khu vực

Các nhân tố: tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, vai trò của Mỹ, vấn đề bán đảo Triều Tiên, sự nghi ngại lẫn nhau, tư duy và những tàn tích còn sót lại của Chiến tranh lạnh là những ảnh hưởng tác động đến quá trình hội nhập khu vực ở Đông Bắc Á. NCBĐ giới thiệu bài phỏng vấn của  Havard Asia Quarterly với Giáo sư Zhang Yunling, Giáo sư kinh tế quốc tế và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương và Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS).

19/04/2011

Quan điểm của Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hải quân

Đối với Nhật Bản cũng như hầu hết các quốc gia khác ở Đông Á, trong lịch sử Trung Quốc luôn là một cường quốc. Bởi vậy, sức mạnh ngày nay của Trung Quốc không phải là một điều đáng ngạc nhiên, mà chỉ là sự phục hồi sức mạnh vốn có trước kia mà thôi. Do đó, chính sách đối phó với gã “khổng lồ” hồi sinh luôn là vấn đề quan trọng nhất đặt ra cho các quốc gia Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản.

12/04/2011

Quan điểm của Nhật Bản trước sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hải quân (tiếp theo)

(Phần I) Bảo về chủ quyền, duy trì phát triển kinh tế, duy trì vũ khí hạt nhân chiến lược và đảm bảo uy tín quốc tế như là một cường quốc và một đối tác bình đẳng với Mỹ là 4 mục tiêu cơ bản của Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc và Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của hải quân trong việc thực hiện những mục tiêu này

09/04/2011

Nhật Bản nâng cao cảnh giác với Trung Quốc

Với tham vọng của mình, rõ rang Trung Quốc chưa thể hài lòng vời trật tự thế giới hiện nay, theo đó họ sẽ mở rộng định nghĩa về các lợi ích chiến lược. Điều này chắc chắn sẽ gây ra xung đột lợi ích, trước tiên là với các quốc gia láng giềng. Đó là nội dung trong một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Phòng vệ của Nhật Bản ngày 8/4.

09/04/2011

Khủng hoảng đảo Điếu Ngư năm 2010: Các ván cờ trong nước và cuộc xung đột ngoại giao (tiếp theo)

(Phần I) Cuộc khủng hoảng đảo Điếu Ngư đã leo thang dẫn đến những căng thẳng  mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không thể lường trước sự việc. Nhật Bản và Trung Quốc là 2 quốc gia quan trọng hình thành nên xương sống cho sự ổn định khu vực, do đó cần thiết có một cơ chế, cách tiếp cận nhằm hạn chế những xung đột tương tự trong tương lai.

24/03/2011

Khủng hoảng đảo Điếu Ngư năm 2010: Các ván cờ trong nước và cuộc xung đột ngoại giao

Cuộc khủng hoảng Điếu Ngư vào tháng 9 năm 2010 đã đánh vào mối quan hệ Trung – Nhật như một quả tên lửa. Một vấn đề bắt nguồn chỉ là một vụ va chạm giữa ngư dân và lực lượng tuần tra bờ biển đã trở thành sự đổ vỡ ngoại giao nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. NCBĐ giới thiệu bài viết của PGS. Yves Tiberghien[1], Đại học British Columbia trong Series đặc biệt của tạp chí Harvard Asia Quarterly của Trường Đại học Havard với chủ đề "Tranh chấp biển- An ninh hàng hải tại Đông Á", (The Disputed Sea – Maritime Security in East Asia) tháng 12/2010.

22/03/2011

Cục diện quân sự khu vực Đông Bắc Á đang tái sắp xếp lần hai

Bài viết đăng trên Thời báo Hoàn cầu ngày 24/1 của tác giả Hàn Húc Đông, Giáo sư Học viện Quốc phòng Trung Quốc phân tích những diễn biến về cấu trúc an ninh gần đây trong khu vực. Và theo tác giả, điều này đang manh nha hình thành nên một cục diện mới về quân sự tại khu vực. 

29/01/2011

Cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á.

Hận thù gần đây nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ về vấn đề lãnh thổ - Đó là một cuộc chiến rộng lớn hơn về uy quyền tối cao ở khu vực châu Á theo đó có thể lôi kéo cả Mỹ. Tạp chí “Time” số tháng 10/2010 đăng bài “Cuộc chiến tranh lạnh mới ở châu Á” ( Asia’s New Cold War ) về vấn đề này với nội dung như sau.

06/11/2010