Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc tập trận tại Vịnh Bắc Bộ. Cục Hải Sự Trung Quốc thông báo cấm tàu thuyền đã hoạt động trong một khu vực Vịnh Bắc Bộ từ ngày 22 đến ngày 24/8 để tiến hành tập trận bắn đạn thật. Cuộc tập trận trên nằm trong khuôn khổ loạt diễn tập do hải quân và không quân Trung Quốc thực hiện trong các vùng biển tranh chấp kể từ khi Tòa Trọng tài ra phán quyết hôm 12/7.

Trung Quốc hoan nghênh bình luận của Tổng thống Philippines về tranh chấp. Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/8, Người Phát ngôn Lục Khảng tuyên bố: “Trung Quốc hoan nghênh việc Tổng thống Philippines cho hay sẽ không thảo luận vấn đề Biển Đông ở các cuộc gặp sắp tới về hợp tác Đông Á. Trung Quốc trước sau như một nỗ lực cùng với các bên liên quan trực tiếp, trong đó có Philippines, thông qua đàm phán để giải quyết hòa bình tranh chấp. Trung Quốc hy vọng sớm có thể bắt đầu đối thoại với Philippines.”

+ Philippines:

Philippines dọa “cứng rắn” với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Phát biểu trước các binh sĩ ở một doanh trại quân đội hôm 23/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố: Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp một cách thiện chí. Họ dường như có thái độ hòa giải. Dù có thích hay không thì phán quyết của Tòa luôn được Philippines các nước Đông Nam Á khác ủng hộ”. Ông Duterte nhấn mạnh: “Tôi đảm bảo rằng nếu Trung Quốc tìm cách xâm phạm lãnh thổ của Philippines thì sẽ có máu đổ bởi chúng ta không để họ làm việc này một cách dễ dàng. Điều này luôn được ghi nhớ bởi các binh sĩ Philippines cá nhân tôi.”

Tổng thống Philippines hy vọng sớm đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông. Trả lời báo giới tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Manila ngày 23/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ hy vọng sẽ đối thoại với Trung Quốc về tranh chấp biển trong vòng một năm tới. Ông Duterte cho biết không có ý định nêu vấn đề này tại Hội nghị ASEAN vào tháng tới Lào. Tuy nhiên, nếu có quốc gia nào nêu vấn đề này thì Philippines sẽ thảo luận, nhưng Philippines sẽ không chủ động nêu. Theo ông Duterte, việc tiếp tục tiếp cận với Trung Quốc thông qua đối thoại ngoại giao sẽ tốt hơn là “chọc tức họ”.

+ Campuchia:

Campuchia tìm cách gạt vấn đề Biển Đông ra khỏi ASEAN. Nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) ông Cheam Yeap hôm 23/8 cho biết Quốc hội nước này sẽ đề nghị người đứng đầu Liên minh ASEAN (AIPA) loại bỏ các nội dung liên quan đến Biển Đông khỏi dự thảo tuyên bố chung của AIPA trong cuộc họp đầu tháng 9 tại Vientiane, Lào, “Sau khi nhận được bản dự thảo tuyên bố chung từ Ban thư ký AIPA tại Jakarta, chúng tôi đã thảo luận về nó và đồng ý rằng, chúng ta nên loại các nội dung về Biển Đông, bởi vì đất nước chúng tôi không liên quan.”

Quan hệ các nước

Khai mạc tập trận thường niên SEACAT tại Singapore. Cuộc tập trận thường niên với sự tham gia của hải quân 9 nước đã bắt đầu ngày 22/8 tại Singapore. Người phát ngôn Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, Thiếu tá Arlo Abrahamson cho biết với tên gọi Huấn luyện và Hợp tác Đông Nam Á, cuộc tập trận năm nay sẽ tập trung vào chống cướp biển, tìm kiếm và cứu nạn trên biển. Kéo dài trong năm ngày, khoảng 100 nhân viên, 12 tàu bao gồm tàu hải quân, tàu tuần tra từ các nước thành viên và hai máy bay săn ngầm P8 sẽ được triển khai trong cuộc tập trận lần này.

Trung - Nga tập trận ở Biển Đông trong tháng 9. Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Nga ông Vladimir Matveyev hôm 22/8 cho biết Nga và Trung Quốc đã thống nhất cuộc tập trận mang tên Hợp tác Biển cả 2016 sẽ diễn ra từ 12-19/9. Tại cuộc họp cuối cùng giữa Nga và Trung Quốc tại thành phố Trạm Giang, “Hai bên đã thăm dò hiện trạng vùng biển sẽ tập trận, đồng ý về kế hoạch tập trận, ký kết các kế hoạch về giao lưu thể thao và văn hóa”. Nội dung cuộc tập trận năm nay là tổ chức bảo vệ tàu bè trên biển cũng như diễn tập đổ bộ.

Nhật - Úc phản đối hành động đơn phương gây căng thẳng trên biển. Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Tomomi Inada ngày 25/8 tại Tokyo. Trong cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về vấn đề an ninh khu vực và bày tỏ quan ngại về tranh chấp Biển Đông. Hai Bộ trưởng phản đối các hành động cưỡng ép làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng; thúc giục các bên kiềm chế hoạt động cải tạo đất và xây dựng tiền đồn; khuyến khích các bên giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế; kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết mang tính bắt buộc của Tòa hôm 12/7.

Phân tích và đánh giá

 TPP đổ vỡ sẽ khiến Trung Quốc mạnh bạo hơn ở Châu Ácủa DavidTweedNick Wadhams

 

ai giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới thì một bộ phận lớn cử tri Mỹ vẫn sẽ mong muốn một hình thức của chủ nghĩa biệt lập sau hơn một thập kỷ tham chiến ở khắp nơi trên thế giới và giữ lại công ăn việc làm cho người Mỹ. Tâm lý đó đang cản trở khả năng Quốc hội Mỹ thông qua TPP. 

Theo Hugh White, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua tại Biển Đông và Biển Hoa Đông là do họ tin rằng Mỹ không có biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi họ. Sự đổ vỡ của TPP sẽ củng cố suy nghĩ này của Trung Quốc và khuyến khích họ thử thách những giới hạn tiếp theo của Mỹ.

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã nêu khả năng cắt giảm hỗ trợ cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Cho dù việc ông Trump sẽ hay có thể làm việc này hay không vẫn còn chưa rõ do nhóm người trong Quốc hội Mỹ có thể chi phối quyết định của nhà tỷ phú này. Tuy nhiên, đã tìm thấy sự ủng hộ của các cử tri dân túy đối với các quan điểm của ông. Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tìm cách duy trì quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời bà cần kiểm soát tốt những ồn ào chính trị ở trong nước.

Dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama, Mỹ tiến hành chiến lược “trở lại” châu Á, được chính bà Hillary Clinton công bố, với hai nội dung chính là tăng cường hiện diện quân sự và thúc đẩy TPP. Tuy nhiên, sự gia tăng hiện diện quân sự dường như không có tác dụng khi Trung Quốc vẫn quân sự hoá các cấu trúc nhân tạo tại Biển Đông, xây dựng các nhà chứa máy bay chiến đấu kiên cố, cho máy bay ném bom bay trên các vùng biển tranh chấp, tuyên bố tập trận chung với Nga ở Biển Đông, kêu gọi sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển.

Một nhóm cựu quan chức cấp cao của Đảng Cộng hòa ủng hộ nỗ lực tranh cử tổng thống của bà Clinton và hy vọng bà sẽ xem xét lại lập trường của mình đối với TPP. Trong một lá thư ngỏ, nhóm này khẳng định: "Việc không phê chuẩn TPP sẽ nhường cho Trung Quốc vai trò định hình các quy tắc thương mại trong khu vực".

Theo Catherine Novelli, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, việc không thông qua TPP sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực do TPP là công cụ để tạo sự cân bằng trong khu vực trước những mối quan hệ kinh tế chặt chẽ của Trung Quốc với các nước láng giềng. 

Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) cho rằng thất bại trong việc thông qua TPP sẽ trao cho Trung Quốc quyền thiết lập luật lệ về thương mại trong khu vực.

Cả Patrick Cronin và Michael Fuchs, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, đều cho rằng Mỹ cần tăng cường đầu tư, khẳng định cam kết với các đồng minh và đối tác trong khu vực rằng những hành động làm xói mòn phán quyết của Toà Trọng tài là sự đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Hãy thận trọng trước ảo tưởng về những đột phá giữa ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông của Prashanth Parameswaran

Theo tờ China Daily, ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất được "một số đột phá", bao gồm ủng hộ các nguyên tắc chỉ đạo đối với việc sử dụng đường dây nóng trong các tình huống khẩn cấp, một tuyên bố chung về việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử trong các cuộc va chạm bất ngờ trên biển (CUES), hoàn thiện khung dự thảo của COC vào giữa năm 2017. Tuy nhiên, thoạt nhìn thì những tiến bộ này có vẻ "đầy hứa hẹn" nhưng nếu xem xét kỹ thì còn cần phải cân nhắc. 

Thứ nhất, hành động của Trung Quốc trong vài năm qua cho thấy cần phải có sự thận trọng trước khi có bất cứ tuyên bố về đột phá thực sự nào. Cộng đồng quốc tế đã từng được chứng kiến vài lần sau những tuyên bố hấp dẫn của Trung Quốc thì tiếp đó là hoạt động chèn ép của Bắc Kinh trên Biển Đông. Bảy tháng sau khi tuyên bố công khai về một chiến lược mới trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Bắc Kinh đã đưa giàn khoan vào vùng EEZ của Việt Nam năm 2014. Và một lần nữa, với lời tuyên bố năm 2015 là "năm hợp tác trên biển giữa ASEAN-Trung Quốc", quốc gia khổng lồ này lại đẩy nhanh hoạt động xây dựng đảo, đồng thời tiếp tục xâm phạm vào vùng biển của các nước Đông Nam Á. 

Thứ hai, trong bối cảnh này, nhất là sau phán quyết của Tòa, Trung Quốc có lợi ích khi biến những bước đi nhỏ trên thực tế thành những đột phá. Trung Quốc muốn tạo ra sự yên lặng ở Biển Đông, có thể là tạm thời khi họ đang chuẩn bị cho Hội nghị G-20 sắp tới mà họ là chủ nhà và sau đó tiếp tục có những bước đi quyết liệt tại Biển Đông, hoặc có thể đây là một phần trong sự thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề này. 

Thứ ba, trở lại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc vừa qua, không có điểm nào trong những điểm thống nhất là hoàn toàn mới hoặc có tính đột phá. Đường dây nóng sử dụng trong tình huống khẩn cấp và áp dụng CUES tại Biển Đông là những vấn đề đã từng được tuyên bố chính thức từ năm 2015. Những vấn đề này cũng đã được nhắc lại trong Tuyên bố của ASEAN vài tháng qua.

Thứ tư, vẫn chưa rõ là liệu những cam kết sẽ thực sự được thực hiện đúng lúc hay không, điều này vẫn thường xảy ra trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đặc biệt đúng trong trường hợp COC. Trên thực tế, chiến lược trì hoãn của Bắc Kinh tập trung vào việc áp dụng DOC chứ không tiến đến COC. 

Thứ năm, thậm chí nếu những biện pháp quan trọng này được hiện thực hóa thì chúng cũng không giải quyết trực tiếp vào vấn đề thực sự ở Biển Đông. Thách thức cơ bản nhất ở Biển Đông không phải là việc thiếu những quy định hay cơ chế dàn xếp khủng hoảng mà là sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc hung hăng hơn, mạnh mẽ hơn đang muốn thay đổi tính nguyên trạng ở khu vực.

Cuối cùng, thậm chí nếu thực sự cộng đồng quốc tế được chứng kiến một vài đột phá trong những tháng tới thì điều này có thể một lần nữa chỉ là "sự yên ắng trước bão". Hết lần này tới lần khác, Trung Quốc đã thể hiện rằng họ mở rộng hợp tác, sau đó là chèn ép và lần này Trung Quốc cũng có thể sẽ làm như vậy.

Sự nhầm lẫn về cái tên 'biển Nam Trung Hoa'của Philip Bowring

Indonesia mới đây đã tuyên bố sẽ gọi tên vùng biển ở phía Bắc nước này, bao gồm vùng biển xung quanh các quần đảo Natuna và Anambas là Biển Natuna như một cách để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển có tên gọi quốc tế là South China Sea" (Biển Nam Trung Hoa).

Tương tự, năm 2012 Philippines đã chính thức đặt lại tên một phần của South China Sea trên bản đồ và sử dụng tên đó trong các công văn nhà nước. Manila đã tuyên bố vùng biển bên trong Vùng EEZ của họ, bao gồm một phần quần đảo Trường Sa, là Biển Tây Philippines (West Philippines Sea). Đây là một bước quan trọng để làm sáng tỏ “vùng tranh chấp nào là của Philippines”, như tuyên bố của Tổng thống nước này Benigno Aquino đưa ra vào thời điểm đó và khẳng định vùng biển này về lịch sử cũng như thực tại không thuộc về Trung Quốc. 

Phát biểu tại một hội nghị về quốc phòng tại London ngày 14/9/2015, Phó Đô đốc Viên Dự Bách, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc khẳng định rằng biển Nam Trung Hoa là của Trung Quốc bởi tên gọi quốc tế bằng tiếng Anh của biển này là South China Sea có từ China, nghĩa là Trung Quốc, đồng thời cho rằng vùng biển này thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán (cách đây 2.000 năm). Trên thực tế, người Trung Quốc chưa tới vùng biển này trước năm 960, tức là khi bắt đầu Triều đại nhà Tống.

Trong khi đó, Việt Nam gọi vùng biển phía Đông của nước này là Biển Đông (East Sea), bao gồm phần lớn vùng biển có tên gọi quốc tế là South China Sea. Những nhà nghiên cứu độc lập cũng đã kết luận rằng vùng Biển Đông tiếp giáp với West Philipine Sea. Về phần mình, Người Trung Quốc sử dụng hai tên gọi Nam Hải (South Sea) và Nam Dương (Southern Ocean) để chỉ toàn bộ vùng biển ở phía Nam, bao gồm cả biển Java và eo biển Malacca.

Các hoa tiêu phương Tây vào đầu thế kỷ 16 gọi phía Tây của South China SeaBiển Chăm (Cham Sea), từng đóng vai trò chủ chốt đối với thương mại đường biển trong khu vực và là cửa ngõ cho giao thương của Trung Quốc với phía Nam và phía Tây. Còn phía Đông của South China Sea gọi là Biển Luzon (Luzon Sea). Phần phía Tây Nam nằm giữa Sumatra và Champa được gọi là Biển Malay.

Tóm lại, từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20 không có một cái tên cụ thể nào cho toàn bộ vùng biển được gọi là South China Sea hiện nay. Tên gọi South China Sea chỉ xuất hiện vào những năm 1930 để phân biệt với khái niệm East China Sea (Đông Hải) khi phương Tây dịch đơn giản cụm từ Đông Hải sang tiếng Anh. 

Có thể khẳng định rằng South China Sea chỉ là một cái tên vay mượn và không hề có ý nghĩa về chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này. Có lẽ đã đến lúc đặt lại tên cho vùng biển này, ví dụ như Middle Sea giống như cách người ta đặt tên cho biển Mediterranian (Địa Trung Hải) ở châu Âu - một tên gọi "trung dung" để chỉ các vùng biển nằm ở phía Đông, Tây, Nam, Bắc của các quốc gia ven biển và có thể dễ dàng dịch sang mọi ngôn ngữ.

 

Cuộc chiến tranh điện tử ở Biển Đông” của Brendan Thomas-Noone

“Chiến tranh thông tin trên biển là cuộc chiến có tính bất ngờ, tính tàn khốc, đánh nhanh thắng nhanh”. Đây là mô tả của Trung Quốc về một cuộc xung đột trên biển trong một tuyên bố công khai vào đầu tháng trong thời gian Hải quân Trung Quốc (PLAN) tiến hành tập trận ở Hoa Đông.

Một trong những đặc trưng về hành động của  Trung Quốc ở Biển Đông là hoạt động lắp đặt thiết bị radar ở phần lớn các đảo nhân tạo ở khu vực này. Việc lắp đặt các trạm radar này có nhiều mục đích khác nhau và một số mang mục đích sử dụng “kép”. Chẳng hạn, một số trạm radar trên đá Chữ Thập và đá Subi có thể dùng để hỗ trợ cho hoạt động không quân, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng sẽ mở rộng đáng kể hoạt động theo thời gian thực và tăng cường năng lực tình báo, trinh sát, giám sát (ISR) trên một khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Về mặt công khai thì các thiết bị radar có vẻ ít mang tính căng thẳng hơn so với việc lắp đặt các bệ phóng tên lửa đối không, pháo hay các đường băng.

Có nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Bắc Kinh cũng đang triển khai các trang thiết bị kết nối vệ tinh trên các đảo nhân tạo, giúp tăng cường năng lực khóa mục tiêu ngoài đường chân trời cho các tên lửa đạn đạo chống tàu, mở rộng phạm vi đe dọa cho khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD).

Sự điều phối hoạt động giữa các lực lượng biển của Trung Quốc, chẳng hạn như lực lượng dân quân biển, sẽ tăng cường năng lực cho Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc (PLA) cũng bắt đầu lắp thiết bị kết nối với hệ thống định vị Bắc Đẩu cho hạm đội tàu cá và cả lực lượng dân quân biển, giúp Bắc Kinh có thể đảm bảo các “tàu xám” của mình sẽ được huy động đến nơi cần tăng cường hiện diện.

Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang tích cực triển khai và đầu tư cho việc nghiên cứu nhiều công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến, bắt đầu ở cấp chiến thuật trên Biển Đông. Điển hình nhất là việc hải quân Mỹ điều động 4 máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler đến Philippine tháng 6 vừa qua. Các máy bay Growler này hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động trinh sát và tình báo tín hiệu (SIGNT) ở Biển Đông.

Máy bay Growler cũng có khả năng gây nhiễu các trạm radar của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo. Điều đó có thể dẫn tới kịch bản các phương tiện tác chiến điện tử Mỹ tập trung nhắm vào các trạm radar Trung Quốc trên Biển Đông, còn PLA sẽ tìm cách phát triển năng lực tấn công và phòng thủ điện tử nhằm bảo vệ các cơ sở này. 

Trong trường hợp chiến tranh điện tử nổ ra, cả hai bên có thể huy động nhiều hơn các loại phương tiện, khí tài tác chiến điện tử đến Biển Đông để giành quyền kiểm soát hoặc vô hiệu hóa vùng cảnh báo sớm của đối phương. 

Loại hình tác chiến điện tử sẽ phát triển trong tương lai, đặc biệt khi các trạm radar của PLA trên các đảo nhân tạo sẽ vận hành đẩy đủ hơn, các phương tiện không quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn trong khu vực. Kịch bản này sẽ làm gia tăng căng thẳng và tiềm ẩn rủi ro leo thang ở Biển Đông.

"Vấn đề Biển Đông đang chia rẽ ASEAN?" của Adam Leong Kok Wey

Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông, ASEAN đã nỗ lực tìm cách đưa ra phản ứng mạnh mẽ và thống nhất đối với phán quyết này. Sau Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 49 tại Lào gần đây, ASEAN lại đưa ra một tuyên bố chung "quá mềm" đối với Trung Quốc. Tuyên bố không hề lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngay cả Philippines, quốc gia tiến hành vụ kiện, cũng phản ứng khá "im lặng".

Thực tế, ASEAN không thể hợp tác về rất nhiều vấn đề an ninh chung. Khối này vốn được thành lập là để xoa dịu những cạnh tranh trong khu vực. Ban đầu ASEAN hoạt động trên nền tảng thảo luận các vấn đề hợp tác về kinh tế - xã hội và tuân theo nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau. Sau này, khối kết nạp thêm các thành viên, và mỗi quốc gia này là có những mối quan tâm địa chính trị khác nhau.

Myanmar, Lào và Campuchia có truyền thống đồng minh với Trung Quốc và họ không có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Các quốc gia này phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc cả về kinh và chính trị. Với những thành viên có lợi ích ở Biển Đông, những quốc gia này lại luôn trong tình trạng cạnh tranh và đối đầu về tranh chấp lãnh thổ, chẳng hạn như tranh chấp giữa Philippines và Malaysia.

Ngoài ra, Thái Lan sẽ vẫn tiếp tục mối quan tâm hợp tác gần gũi với Trung Quốc trong vấn đề xây dựng kênh đào Kra Isthumus, một kênh đào tương tự giống như kênh Panama. Nếu được xây dựng, kênh này sẽ cho phép tàu bè không cần phải đi qua Eo biển Malacca và điều đó gây thiệt hại đáng kể cho Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, lợi ích chiến lược của ba quốc gia này là không được kích động Trung Quốc nếu như Trung Quốc đặt ưu tiên tài chính và xây dựng kênh đào này. Trung Quốc coi dự án này là một phần trong sáng kiến Con đường Tơ lụa trên Biển của mình.

Với quá nhiều cạnh tranh cũng như lợi ích khác nhau như vậy giữa các thành viên, không hề ngạc nhiên khi ASEAN không thể đưa ra một tuyên bố chung mạnh mẽ để phê phán hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc biết điều đó và đã tận dụng điều này.

Những khác biệt giữa các thành viên và phản ứng yếu ớt của ASEAN sẽ vẫn tiếp tục tồn tại. Điều này lại khiến cho Trung Quốc tiếp tục quyết đoán ở khu vực và đơn phương theo đuổi yêu sách của mình ở Biển Đông./.