Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc tập trận đ bộ chiếm đảo ở Biển Đông. Hai chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn thuộc Hạm đội Nam Hải gần đây tiến hành diễn tập bắn đạn thật để kiểm tra khả năng thực chiến. Nội dung diễn tập bao gồm tấn công và phòng thủ toàn diện, vận hành vũ khí, đổ bộ lên đảo bằng tàu đm khí và vận chuyển quân bằng trực thăng. Theo sĩ quan chỉ huy, cuộc diễn tập mô phỏng điều kiện thực chiến và tạo nền tảng vững chắc để chiến thắng trong các cuộc đổ bộ chiếm đảo.

Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough. Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/4, về việc tàu tuần duyên của nước này cho phép tàu cá Philippines đánh bắt ở vùng nước gần Scarborough, Người phát ngôn Hoa Xuân Doanh cho hay, “Bãi Scarborough là lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Năm ngoài, trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Philipines, Trung Quốc đã cho phép ngư dân Philippines đánh bắt của trong vùng nước gần Scarborough. Tàu chấp pháp Trung Quốc vẫn hiện diện đây đ quản lý hoạt động đánh bắt và duy trì hòa bình, trật tự.”

Trung Quốc gọi thầu quốc tế thăm dò dầu khí Biển Đông. Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 12/4 đã chính thức mời các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu 22 lô dầu khí ở phía bắc Biển Đông. Các lô dầu khí được mời thầu ở Biển Đông có tổng diện tích 47.270 km vuông. Trong số 22 lô nói trên, có 16 lô nằm ở phía đông, 2 ở phần phía tây lưu vực Châu Giang và 4 lô ở Vịnh Bắc Bộ.

+ Philippines:

Philippines khẳng định không quân sự hóa các thực thể Biển Đông. Phát biểu với các phóng viên hôm 10/4 trước khi bắt đầu chuyến công du Trung Đông, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết, “Tôi muốn nói với chính phủ Trung Quốc rằngTôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm giữ 9 hay 10 thực thể gần bờ biển Philippines bởi có những căng thẳng địa chính trị và có thể dẫn đến xung đột cường đ thấp đây. Philippines sẽ không triển khai hệ thống phòng vệ trên các thực thể này, thậm chí là một khẩu súng. Philippines chỉ cố gắng duy trì sự cân bằng địa chính trị đó.” Ông Duterte cho hay, “Philippines không có ý định hăm dọa Trung Quốc. Thực tế, chúng ta là bạn bè. Có thể khi Philippines trở nên giàu có, rất giàu, thì tôi có thể bán đất cho các anh, khi mà viễn cảnh chiến tranh biến mất và không còn đe dọa nào đối với Philippines". Ngày 13/4, Tổng thống Duterte tuyên bố hủy bỏ chuyến đi thăm đảo Thị Tứ, “Vì tình hữu nghị của Philippines với Trung Quốc và vì chúng ta coi trọng mối quan hệ này, tôi sẽ không đến đó để dự lễ thượng cờ của Philippines. Trung Quốc nói không nên đến đó trong lúc này và tôi đã điều chỉnh kế hoạch”.

Tổng thống Philippines tuyên bố "hành động nhanh" trên Biển Đông. Phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp Philippines-Qatar ở Doha của Qatar hôm 15/4, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố, "Trong bối cảnh các nước đẩy mạnh chiếm những thực thể  Biển Đông, tôi đã ra lệnh cho quân đội chiếm đóng 10 thực thể chưa có người ở, cắm cờ và xây dựng một số cấu trúc ở đó. Tôi tuyên bố những thực thể này là tài sản của Philippines. Nếu không hành động nhanh chóng thì cuối cùng chúng ta sẽ chẳng có gì."

+ Ấn Đ:

Ấn Độ muốn tham gia hoạt động tuần tra ở Eo biển Malacca. Theo nguồn tin chính phủ, n Độ nhận được phản hồi tích cực từ 4 nước, gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, về việc tham gia Chương trình Tuần tra Eo biển Malacca (MSP). MSP đưa ra năm 2006 bao gồm Hoạt động tuần tra Eo biển Malacca, Giám sát trên Không kết hợp Tuần tra Biển trên Không, Hoạt động Trao đổi Tình báo để đối phó nạn cướp biển gia tăng. Eo biển Malacca kết nối Ấn Độ Dương và Biển Đông. Về mặt chiến lược, Ấn Độ có thể theo dõi mọi động thái của Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương bởi các đảo Andaman và Nicobar nằm cách bờ Tây eo biển Malacca chỉ 100 km.

+ Mỹ:

Mỹ điều tàu khu trục trang bị tên lửa đến Biển Đông. Trong một thông cáo ngày 14/4, Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trực tên lửa dẫn đường USS Stethem (DDG 63) lớp Arleigh Burke đang “tiến hàng các hoạt động thường lệ” tại Biển Đông. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tàu USS Stethem thường xuyên liên lạc với các tàu Hải quân Trung Quốc . Các bên đã sử dụng Bộ quy tắc về đối đầu bất ngờ trên biển (CUES) để thông báo về các hoạt động của nhau. Tàu Stethem hiện đóng căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản.

Quan hệ các nước

Ấn - Úc nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull có chuyến thăm chính thức Ấn Đ từ 9-12/4 theo lời mới của Thủ tướng Ấn Đ Narendra Modi. Tuyên bố chung hôm 10/4 cho hay, “Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tôn trọng trật tự luật pháp trên biển dựa trên UNCLOS. Hai nhà lãnh đạo khẳng định Ấn Độ - Úc chia sẻ lợi ích trong việc đảm bảo an ninh biển, an toàn các tuyến đường biển. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và tự do hàng không, hoạt động thương mại không bị cản trợ cũng như giải quyết hòa bình tranh chấp biển phù hợp với luật quốc tế, trong đó có UCNLOS.”

Hội nghị Ngoại trưởng G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của Phán quyết. Tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng nhóm G7 tại Luca, Italia từ ngày 10 - 11/4 khẳng định: “Chúng tôi quan ngại về tình hình Biển Đông và Hoa Đông. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin, quản lý và giải quyết hòa bình tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp được công nhận rộng rãi, trong đó có tòa trọng tài. Chúng tôi tái khẳng định quan điểm phản đối các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, đông thời thúc giục các bên phi quân sự các thực thể tranh chấp. Chúng tôi cho rằng phán quyết của Tòa hôm 12/7 là cơ sở hữu ích thúc đẩy các nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông. Các bên liên quan cần tiếp tục đối thoại trên cơ sở luật pháp đ tiến tới hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông.”

Tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand thăm hữu nghị Đà Nẵng. Chiều 12/4, tàu HMNZS TE KAHA thuộc Hải quân Hoàng gia New Zealand cùng 27 sỹ quan và 150 thủy thủ đã cập cảng thành phố Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm dài năm ngày tại Việt Nam. Trước khi cập cảng, tàu HMNZS TE KAHA đã cùng tàu Hải quân Việt Nam tiến hành một số hoạt động chung trên biển về thông tin liên lạc và vận động đội hình. Trong thời gian ở thăm Đà Nẵng, thủy thủ đoàn cũng giao lưu thể thao với cán bộ, chiến sỹ Hải quân Việt Nam.

Tàu hộ vệ Fuyuzuki của Nhật Bản thăm Cảng Cam Ranh. Tàu hộ vệ Fuyuzuki của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh-Khánh Hòa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 11 đến 15/4. Trong thời gian thăm Việt Nam, đoàn sẽ thăm tàu Hải quân Việt nam và thi đấu giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sỹ Vùng 4 Hải quân.

Biên đội 3 tàu của Hải quân Thái Lan thăm Cảng quốc tế Cam Ranh. Biên đội 3 tàu của Hải quân Hoàng gia Thái Lan gồm tàu hộ vệ tên lửa HTMS CHAOPHRAYA (FF-455), tàu hộ vệ tên lửa HTMS MAKUTRAJAKUMARN (FF-443) và tàu tuần tra xa bờ HTMS NARATHIWAT (OPV-512). Đoàn Thái Lan do Chuẩn đô đốc Bundith Chandarodvong chỉ huy cùng 755 thủy thủ đoàn sẽ ghé thăm Cảng quốc tế Cam Ranh từ ngày 14 – 18/4. Đây là lần thứ 13 tàu Hải quân Hoàng gia Thái Lan đến thăm Việt Nam và là lần đầu tiên đến Cảng Quốc tế Cam Ranh. Chuyến thăm nhằm mục đích tăng cường giao lưu, thúc đẩy hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước.

Tàu Hải quân Pháp thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh. Đội tàu của Hải quân Pháp gồm tàu chỉ huy, tàu đổ bộ Mistral cùng tàu hộ tống Le Courber bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ ngày 15-21/4. Chuyến thăm nằm trong kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp năm 2017, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương nói riêng, củng cố, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước nói chung. Hải quân bên sẽ giao lưu và tiến hành hoạt động luyện tập chung.

Phân tích và đánh giá

Duterte đối mặt với phản đối trong nướccủa Richard Javad Heydarian

Một trong những nhầm lẫn phổ biến về Philippines chính là việc chỉ có một người quyết định chính sách đối ngoại quốc gia. Kể từ khi Duterte nhậm chức năm ngoái, ông luôn tìm cách thay đổi các quan hệ đối ngoại của Philippines. Ông tuyên bố theo đuổi một chính sách đối ngoại “độc lập”, không phụ thuộc vào Mỹ”, cố gắng định vị lại quan hệ của Manila với các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi Duterte chủ yếu quan tâm đến việc phục hồi quan hệ kinh tế với Trung Quốc, các tướng lĩnh cao cấp, nhà ngoại giao, và chính trị gia với các quan điểm trái ngược nhau lại tiếp tục nhìn nhận Bắc Kinh với sự nghi kỵ sâu sắc. Cùng lúc đó, Duterte tìm các thay đổi quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, trong khi các tướng lĩnh hy vọng duy trì hợp tác an ninh toàn diện với Washington.

Các nhà quan sát thường quy các phát ngôn trái ngược nhau của chính quyền Duterte là sản phẩm phái sinh của một tính cách nổi tiếng thất thường. Trên thực tế, Duterte và các tướng lĩnh của mình đang ngầm tranh đấu liên tục với nhau trong việc định hình chính sách của Philippines đối với các vấn đề lãnh thổ và chiến lược nhạy cảm.

Một trong những sự kiện thể hiện điều đó chính là sự dùng dằng giữa Duterte và các quan chức quân sự, ngoại giao hàng đầu về quan hệ đối với Trung Quốc. Trong chuyến thăm Philippines, Thủ tướng Nhật Bản đề nghị gói hỗ trợ và đầu tư hàng tỷ USD, trong khi Bắc Kinh đề nghị con số gấp đôi. Gần như ngay lập tức sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã lên tiếng cảnh báo về các hoạt động đáng ngờ của Trung Quốc tại Benham Rise.

Thông báo đầy bất ngờ này của Lorenzana ngay lập tức dấy lên làn sóng phản đối trong cả nước, các thẩm phán, chính khách và các chuyên gia kêu gọi Duterte phải có lập trường cứng rắn hơn đối với sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc. Lorenzana nói rằng ông đã “nhắc khéo” Duterte về vị trí của Benham Rise, sau một phản ứng của Duterte dường như đã thể hiện rằng ông vẫn còn lẫn lộn Benham Rise với các thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Cuối cùng, Duterte triển khai lưc lượng hải quân Philippines để tái khẳng định thẩm quyền của Manila đối với khu vực này.

Lorenzana đã cảnh báo rằng bất cứ hoạt động xây dựng nào của Trung Quốc trên bãi cạn đều “rất, rất phiền phức” và hoàn toàn “không thể chấp nhận được”, cũng như nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Mỹ trong việc ngăn chặn sớm các nỗ lực của Trung Quốc trong việc tái tuyên bố chủ quyền với bãi cạn. Các quan chức Philippines cũng cảnh báo rằng đây sẽ là nhân tố làm thay đổi cục diện, phương hại đến quan hệ đang ngày một tốt đẹp với Trung Quốc.

Tuy vậy, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Philippines sẽ được định hình không chỉ bởi những tranh cãi trong nước mà còn bởi cách tiếp cận của các cường quốc đối với chính quyền Duterte và những tranh chấp ngày một nóng bỏng trên Biển Đông. Việc Washington, Tokyo và các đồng minh truyền thống khác can dự, tái khẳng định và hỗ trợ Philippines là rất cần thiết, khi đất nước này vẫn còn tranh cãi đâu là con đường tốt nhất đối với vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc.

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa? của Gregory Poling

Chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này. Tình hình này khiến các nhà phân tích phải tự hỏi: Phải chăng bây giờ là lúc Mỹ ra đi, bỏ lại các nước Đông Nam Á phải tự chống chọi trong cuộc chiến không cân sức với Trung Quốc?

Biển Đông chưa được quan tâm đúng mức

Một lý do chính cho sự yếu kém này là đa số người Mỹ vẫn chưa hiểu được tại sao Washington phải quan tâm đến Biển Đông. Việc giải thích và áp dụng chính sách Biển Đông của chính quyền Obama rất yếu ớt. Cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn bị đè nặng bởi lý giải sai lầm rằng đây là sự ganh đua giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về quân sự.

Đây không phải là vấn đề song phương Mỹ-Trung, cũng không phải chủ yếu là sự đối đầu quân sự, và như vậy không thể có giải pháp quân sự. Tranh chấp Biển Đông thực chất là sự ganh đua của các chủ nghĩa dân tộc. Bắc Kinh cho là mình có quyền và quyết tâm độc chiếm Biển Đông bằng mọi phương tiện cần thiết. Việc này đã trực tiếp đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ, khả năng tự do hàng hải và hơn thế nữa, một hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp.

Hậu quả: Biển Đông sắp mất

Tiếc thay, trật tự dựa trên luật pháp lại trừu tượng. Sự yểm trợ quân sự của Hoa Kỳ và các cường quốc bậc trung khác hết sức quan trọng để giúp các nước Đông Nam Á không bị Trung Quốc đè bẹp. Hoa Kỳ phải đóng vai trò chủ đạo để răn đe Trung Quốc. Các quốc gia đối tác cần tìm cách tăng cường năng lực cho Đông Nam Á, để họ có thể bảo vệ vùng biển tranh chấp. Quan trọng nhất là phải có những cam kết dài hạn. Việc vạch mặt chỉ tên và tố cáo để Trung Quốc tỏ ra khiêm tốn hơn, có thể phải mất cả một thập niên. Trung Quốc không phải là miễn nhiễm trước áp lực quốc tế hay trước cái giá phải trả cho việc trở thành một kẻ ở ngoài vòng pháp luật, nhưng sức kháng cự của họ rất lớn.

Bất chấp phán quyết của tòa PCA, Duterte quyết định hòa hoãn với Trung Quốc chủ yếu do quan điểm tư tưởng của ông, nhưng được biện minh là do Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ Philippines chống lại Trung Quốc. Điều này có thể tránh được nếu chính quyền Obama nói rõ là hiệp ước quân sự hỗ tương giữa hai nước có thể áp dụng được. Nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Phải chăng Hoa Kỳ và các nước đã mất Biển Đông? Chưa hẳn nhưng điều đó đang xảy ra và diễn ra nhanh chóng.

Để thay đổi tình hình, trước tiên Washington cần phải nhìn nhận tầm quan trọng của vấn đề này. Chính quyền Trump cần có chính sách rõ ràng và mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Thứ đến, chính phủ Hoa Kỳ cần nắm lấy cơ hội, khi Duterte nhận ra Bắc Kinh không nhượng bộ như họ kỳ vọng, chính quyền Trump phải làm một việc từ lâu được chờ đợi: nói rõ rằng theo hiệp ước hỗ tương giữa hai nước, Mỹ sẽ yểm trợ lực lượng Philippines tại Biển Đông. Như vậy công việc khó khăn là tái lập lực lượng quốc tế đối phó với yêu sách của Trung Quốc mới có thể bắt đầu triển khai.

Vấn đề Biển Đông: Những thách thức đối với COC của Gil H. A Santos

Các cuộc đàm phán về COC sẽ bước sang năm thứ 16 trong bối cảnh các tranh cãi và đối thoại giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc mà không có bất kỳ tia hy vọng nào về một kết quả cụ thể. Vấn đề nằm ở chính sự hung hăng và tham vọng của Trung Quốc. Bắc Kinh công khai chỉ trích và đe dọa sẽ có những “phản ứng thích đáng” đối với các nước. Hơn thế nữa, Bắc Kinh thậm chí còn tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ công nhận bất kỳ phán quyết nào về những tranh cãi chủ quyền này. Trung Quốc luôn khăng khăng muốn giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường song phương, bất chấp các công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Điều quan trọng là chính sách đối ngoại này được triển khai trong giai đoạn Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế thế giới và tăng mạnh các khoản chi tiêu đầu tư quân sự. Nói cách khác, với Trung Quốc, lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh.

Trung Quốc thực hiện đòn tấn công ngoại giao bằng các chuyến công du nước ngoài chính thức cũng như việc lớn tiếng kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn cầu “với tất cả mọi người”, tích cực hỗ trợ tài chính và viện trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Song song với đó là các chiến thuật chèn ép hàng loạt quốc gia yếu thế hơn về kinh tế và quân sự tại Đông Nam Á.

Câu hỏi đặt ra là các thành viên ASEAN cần phải làm gì để đối phó với Trung Quốc? Dù không tỏ ra lạc quan về khả năng COC hoàn tất đúng hạn, có một số giải pháp giúp bộ quy tắc này có thể hoàn thiện và mang tính ràng buộc hơn, cụ thể như sau:

Thứ nhất, COC cần được xây dựng trên nền tảng luật pháp quốc tế và tất cả các bên đều phải ký kết cũng như tuyệt đối tôn trọng bộ quy tắc này.

Thứ hai, ASEAN với 10 thành viên cần phải có một lập trường chung thống nhất, theo đó cấm hoàn toàn mọi hoạt động triển khai quân sự hay xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng biển quốc tế ở Biển Đông.

Thứ ba, tại vùng biển quốc tế, tự do hàng hải cần phải được áp dụng trong cả các khía cạnh quân sự và dân sự, và đối với mọi quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, tất cả các bên ký COC, kể cả Trung Quốc, phải tôn trọng các điều khoản của UNCLOS. Úc từng đề xuất Trung Quốc ký một hiệp định không xâm phạm với tất cả các thành viên của ASEAN.

Thứ năm, các nước ASEAN cần mở rộng các thị trường xuất khẩu, cũng như củng cố quan hệ tài chính và thương mại với tất cả các đối tác. ASEAN có thể nhận viện trợ về kinh tế và công nghệ từ Trung Quốc song không nên quá phụ thuộc vào nước láng giềng này.

Thứ sáu, nếu tranh chấp hay mâu thuẫn xảy ra, các bên cần đệ trình tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc xem xét và phân xử.

Thứ bảy, phiên bản tiếng Anh của COC sẽ là tài liệu chính thức duy nhất của bộ quy tắc này được công nhận và có hiệu lực.

Cuối cùng, nội dung COC cần phải bao gồm cả các điều khoản liên quan của Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác ASEAN.

Ý nghĩa cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung của Graham Webster

Tuần trước, đã có rất nhiều người dự báo về một cuộc gặp kịch tính giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngay trước thời điểm diễn ra cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông chủ Nhà Trắng vẫn thể hiện quan điểm phê phán Trung Quốc, nói rằng cuộc gặp là “rất khó khăn” và Trung Quốc hành xử không công bằng với Mỹ.

Trong bối cảnh như vậy, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần đầu tiên dưới thời chính quyền Trump diễn ra tương đối suôn sẻ về hình thức. Tuy nhiên, bầu không khí thân thiện không có nghĩa là cuộc gặp tạo ra bước tiến lớn trong quan hệ song phương. Hội nghị thượng đỉnh không thu được kết quả cụ thể đáng kể nào, ngoài việc để hai nhà lãnh đạo và giới chức hai nước có cơ hội làm quen. Hai bên có được tiếng nói chung về ba nội dung nổi bật liên quan đến thương mại, cấu trúc ngoại giao song phương và Triều Tiên, nhưng từng đó là không đủ để đưa quan hệ hai nước tiến lên, thậm chí có thể còn mất lòng tin lẫn nhau trong vấn đề Triều Tiên.

Thành quả nổi bật nhất là việc Mỹ, Trung Quốc nhất trí thực hiện “Kế hoạch 100 ngày” đàm phán về thương mại. Tuy nhiên, không thể biết được các vòng thảo luận tới đây sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nào, liệu Trung Quốc có chấp nhận mở cửa thị trường với hàng hóa Mỹ hay không. Trên thực tế, hai bên mới chỉ dừng lại ở việc tiếp tục tìm kiếm thỏa thuận.

Kế đến, hai bên nhất trí thiết lập “Đối thoại toàn diện Mỹ-Trung” nhằm thay thế “Đối thoại kinh tế, chiến lược thường niên”. Theo lời của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, diễn đàn mới sẽ tập trung vào các trụ cột là ngoại giao và an ninh, kinh tế, thực thi pháp luật và an ninh mạng, cuối cùng là về văn hóa xã hội. Cần phải có thêm thời gian để đánh giá về kênh tiếp xúc mới này, nhưng rõ ràng các trụ cột trên có ý nhằm tách bạch từng cụm vấn đề trong quan hệ Mỹ-Trung, đẩy một số nội dung ra khỏi nghị trình song phương.

Kết cục thứ ba ở Mar-a-Lago mới thực sự thu hút sự quan tâm của Mỹ. Tại bữa tiệc chiêu đãi tối 6/4, ông Trump thông báo với ông Tập rằng Mỹ đã phóng tên lửa hành trình vào một căn cứ không quân ở Syria để trừng phạt việc chính quyền Bashar al-Assad tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Quyết định phóng tên lửa của Trump đã làm tiêu tan mọi hy vọng của giới lãnh đạo Trung Quốc, những người vừa mới có niềm tin rằng họ có thể tiếp cận ông Trump theo hướng dễ đoán định hơn. Đằng sau đó còn là thông điệp mà ông Trump muốn gửi đến ông Tập: Không loại trừ Mỹ sẽ có hành động đơn phương tương tự nhằm vào Triều Tiên, có thể sử dụng vũ lực mà không báo trước.

Mỹ không có sự chuẩn bị kĩ càng để trao đổi các nội dung chi tiết là nguyên nhân quan trọng khiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này nặng về hình thức hơn thực chất. Cho đến nay, chính quyền Trump cũng chưa đề ra được một kế hoạch tổng thế, thống nhất về đối sách, cách tiếp cận của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, với những nỗ lực thực chất chính thức. Nếu có được hai yếu tố về nhân sự và đối sách trên đây, các cuộc thảo luận trong tương lai giữa ông Tập và ông Trump sẽ đi vào những nội dung thực chất hơn.

Xu hướng chính sách mới của Trung Quốc đối với Biển Đông của Kawashima Shin

Toà PCA tháng 7/2016 đã đưa ra phán quyết, phủ nhận yêu sách về đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông. Điều này lẽ ra đã gây tổn thất rất lớn cho chiến lược biển của Trung Quốc, nhưng do đạt được thỏa hiệp với Philippines, đồng thời không đưa vấn đề Biển Đông ra bàn thảo tại Hội nghị G20, nên Bắc Kinh đã phần nào tránh được sức ép do phán quyết của PCA tạo ra. Thêm vào đó, Trung Quốc sau khi phán quyết được đưa ra đã cơ bản không sử dụng khái niệm đường 9 đoạn để yêu sách chủ quyền và lợi ích tại Biển Đông. Tại Bãi cạn Scarborough cũng vậy, Bắc Kinh cũng giảm bớt hoạt động của mình, cơ bản chỉ mở rộng và củng cố thêm căn cứ quân sự đã xây dựng, không bồi đắp hoặc triển khai xây dựng thêm hạng mục mới.

Tới đây, Trung Quốc có thể sẽ áp dụng các chính sách khác nhau đối với vấn đề Biển Đông, nhưng về cơ bản sẽ có hai khả năng mang tính bao quát nhất. Thứ nhất, Trung Quốc có thể đã nắm được quyền chủ đạo tại Biển Đông, nên tới đây sẽ thận trọng hơn trong việc triển khai xây dựng các đảo nhân tạo mới. Thứ hai, Trung Quốc muốn thông qua việc khống chế Bãi cạn Scarborough, khu vực phía Đông của Biển Đông cũng như Eo biển Bashi để đảm bảo an toàn cho các tàu ngầm của nước này cơ động từ căn cứ Hải Nam ra Thái Bình Dương và ngược lại.

Trong hai xu hướng chính sách kể trên của Trung Quốc, kịch bản thứ hai có nhiều khả năng trở thành hiện thực hơn. Trung Quốc đã triển khai một số hành động để duy trì hiện trạng, nhưng do các yếu tố bên ngoài vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và hoạt động tuần tra của hải quân Nhật Bản… nên Bắc Kinh buộc phải có giải pháp phòng vệ. Đối với Trung Quốc, Philippines cũng như quan hệ Trung-Philippines hoàn toàn không có đủ cơ sở để Bắc Kinh phải quyết định thay đổi hiện trạng Biển Đông. Mỹ mới chính là yếu tố quan trọng nhất trong chính sách đối với Biển Đông của Trung Quốc. Nếu chỉ dừng lại ở mức đảm bảo tự do hàng hải như thời Tổng thống Barack Obama thì có thể hành động của Mỹ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến Trung Quốc, nhưng nếu quan hệ Mỹ-Philippines trở lên tốt đẹp thì điều đó sẽ tạo ra sức ép lớn đối với Bắc Kinh. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần phải quan tâm đến thái độ của các nước Nhật Bản và Úc cùng các bên tranh chấp như Việt Nam, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh hy vọng giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông thông qua cơ chế song phương với các bên có tranh chấp, không hình thành cơ chế đa phương. Nếu Nhật Bản, Úc, các bên tranh chấp và Mỹ cùng liên kết hành động thì việc này sẽ khiến Trung Quốc rơi vào thế bất lợi.

Nhật Bản đang có vai trò nổi bật trong vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục can dự vào vấn đề Biển Đông, đồng thời thúc đẩy quan hệ với Úc và các nước có tuyên bố chủ quyền tại khu vực, Nhật Bản trong phạm vi nhất định cũng cần có hành động can dự để thông qua đó đẩy lùi tiến độ xây dựng căn cứ mới của Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough./.