Bản nháp: Vui lòng không trích dẫn

 

Có một sự thật là cán cân quyền lực khu vực hiện nay nghiêng nhiều về phía Trung Quốc và sức mạnh kinh tế của nước này đã bao trùm lên nhiều quốc gia Châu Á Thái Bình Dương khác, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Trung Quốc đang tận dụng tiềm lực sức mạnh của họ, và văn phong và ngôn từ trong những tuyên bố,,  diễn giải, cũng như các hành động liên quan đến tranh cãi chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ, cùng thói quen đe dọa các nước láng giềng của Trung Quốc gần đây đã gửi đi những tín hiện gây bất an trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trớ trêu là, sự ủng hộ tích cực của Trung Quốc trong việc thiết lập hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã chạm tới đáy, thay vào đó Trung Quốc làm tăng thêm những mập mờ có khả năng phá hoại ổn định của khu vực.

Trong thời gian gần đây, Biển Đông đã trở thành vũ đài trung tâm của những  tranh cãi và diễn ngôn an ninh về khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Nước này đã thể hiện sự quyết đoán trên biển, phản đối các hoạt động khai thác ngoài khơi nằm trong vùng EEZ của các quốc gia yêu sách khác, đã thách thức sự tự do đi lại trên vùng biển quốc tế mà đã được chấp nhận trên bình diện quốc tế, và thỉnh thoảng thể hiện xu hướng đe dọa. Đáng chú ý, Trung Quốc đã bác bỏ và cảnh báo các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ không can dự vào tranh chấp Biển Đông. Quan điểm phổ biến của các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương về Trung Quốc là nghi ngờ, không tin tưởng và lo ngại, bởi cách hành xử và mục đích trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế của nước này rõ ràng đang đẩy “mối đe dọa Trung Quốc” lên mức độ mới.

Ấn Độ cũng cảm nhận được âm hưởng của các diễn biến tại Biển Đông. Mặc dù không phải là bên yêu sách bất kỳ vùng nước nào ở Biển Đông, khu vực này đang trở nên quan trọng đối với Ấn Độ vì hoạt động thương mại hàng hải của Ấn Độ phải đi qua khu vực này. Những tuyến đường biển này có tính chất quyêt định đối với sức mạnh nền kinh tế Ấn Độ. Ấn Độ cũng có lợi ích trong việc khai thác dầu và khí đốt trong khu vực và đã tiến hành kinh doanh năng lượng với Việt Nam kể từ cuối thập niên 80. New Delhi cũng có những lo ngại mới bắt nguồn từ việc Trung Quốc diễn giải về “lợi ích cốt lõi” của nước này, theo đó Bắc Kinh có thể mở rộng lợi ích gộp cả khu vực tranh chấp ở biên giới phía Bắc của Ấn Độ.

Bài viết này cố gắng nêu bật mạnh tầm quan trọng của Biển Đông trong những tính toán về chiến lược, kinh tế, chính trị của Ấn Độ. Bài viết mở đầu bằng việc chỉ ra rằng Biển Đông là một phần không thể thiếu trong các tương tác văn hóa xã hội, kinh tế và chính trị của Ấn Độ với các vương quốc cổ đại xung quanh Biển Đông. Tiếp theo, bài viết đi vào phân tích lợi ích thực tế và lợi íchthương mại của Ấn Độ ở Biển Đông và lập luận rằng Ấn Độ là một bên quan trọng có chung lợi ích trong các tiến trình an ninh – chính trị  và kinh tế ở Biển Đông từ nay về sau. Bài viết cũng trình bày các trao đổi của Ấn Độ với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp biên giới ở Himalayas, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự đang diễn ra gây ảnh hưởng đến an ninh của Ấn độ và làm tăng thêm lo ngại của nước này.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

TS. Vijay Sakhuja , Giám đốc (Nghiên cứu) tại Hội đồng Các vấn đề Thế giới, New Delhi, Ấn Độ

 

Bản gốc tiếng Anh: India’s Stakes in South China Sea

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.