Tham luận trình bày tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 ‘‘Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và Phát triển’’ Đồng tổ chức bởi Học viện Ngoại giao Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 3-5 tháng 11 năm 2011.

Tóm tắt

Bài viết phân tích việc Trung Quốc và Việt Nam đối phó với những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông. Bài viết tập trung vào những sự kiện gây căng thẳng gần đây trong cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 2011 và các căng thẳng này đã được hai nước kiểm soát như thế nào.

Những diễn biến gần đây được tiếp tục phân tích trong bối cảnh rộng hơn về cách tiếp cận Việt Nam – Trung Quốc đối với quản lý tranh chấp biên giới lãnh thổ trong giai đoạn kể từ khi bình thường hóa quan hệ cuối năm 1991, cả hai bên nỗ lực quản lý xung đột và giải quyết các căng thẳng. Tác động và bài học rút ra từ những sự kiện tháng 5-6 năm 2011 và từ giai đoạn rộng hơn kể từ cuối năm 1991 sẽ được phân tích. Hơn nữa, các thách thức đối với Việt Nam và Trung Quốc nhằm quản lý tranh chấp lãnh thổ và những căng thẳng liên quan đến khu vực Biển Đông cũng được đề cập đến.

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông Việt Nam, Trung Quốc: Đánh giá tác động của các sự kiện tháng 5-6 năm 2011[1]

Mục tiêu và cấu trúc của bài viết

Bài viết phác thảo và nghiên cứu xem Trung Quốc và Việt Nam đối phó với các căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông của mình như thế nào. Bài viết tập trung cụ thể vào các căng thẳng gây ra do các sự kiện vào cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu năm 2011 và căng thẳng này đã được kiểm soát như thế nào bởi hai quốc gia. Những diễn biến này sau đó được phân tích trong bối cảnh rộng hơn về cách tiếp cận Trung - Việt trong việc quản lý tranh chấp biên giới trong giai đoạn bình thường hóa quan hệ đầy đủ vào cuối năm 1991, cả hai tiến bộ này đã đạt được trong lĩnh vực quản lý xung đột và các thách thức phải đối mặt khi giải quyết căng thẳng. Các tác động và bài học từ những diễn tiến vào tháng Năm - Sáu năm 2001 và từ giai đoạn rộng hơn kể từ cuối năm 1991 cũng được đề cập. Thêm vào đó, các thách thức đối với Trung Quốc và Việt Nam trong việc quản lý đúng mực các tranh chấp và căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông cũng được bàn đến.

Bài viết có cấu trúc như sau. Trước tiên các sự kiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2011 được phác thảo dựa trên quan điểm chính thống từ Việt Nam và Trung Quốc. Thứ hai, cách mà Việt Nam và Trung Quốc xử lý các sự kiện trên cũng được phác thảo. Thứ ba, những diễn biến gần đây kể từ tháng 7 năm 2011 cũng được phác thảo. Thứ tư, cách tiếp cận quản lý tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi bình thường hóa quan hệ cuối năm 1991 được phác thảo và phân tích. Thứ năm, bài viết phác thảo các bài học rút ra từ các sự kiện gần đây trong bối cảnh rộng hơn của các căng thẳng trước đây cũng như quá trình quản lý xung đột. Thứ sáu, bài viết đưa gia các nhận xét dựa trên các ý chính đưa ra trong bài tham luận này.

Các sự kiện xảy ra trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2011

Sự kiện đầu tiên trong tranh chấp Biển Đông và 28 tháng năm với tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc về ‘Thi hành và Giám sát Luật Biển tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND)’’ của Trung Quốc. Trước tiên, tuyên bố nói rằng Trung Quốc ''có thái độ nhất quán và rõ ràng đối với tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông''. Thứ hai, Trung Quốc ''phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại các vùng nước nằm trong quyền tài phán của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cũng như quyền tài phán tại Biển Đông''. Thêm vào đó, tuyên bố nói rằng các hành động thăm dò dầu khí như vậy ''vi phạm thỏa thuận của hai bên về vấn đề Biển Đông''. Thứ ba, bài phát biểu cũng nói rằng ''các cơ quan chức năng Trung Quốc chỉ thực hiện hành động thi hành luật biển thông thường cũng như các hoạt động giám sát đối với các vùng nước nằm trong quyền tài phán của Trung Quốc''. Thêm nữa, bài phát biểu cũng nói rằng Trung Quốc ''cam kết cho hòa bình và ổn định tại Biển Đông''. Thêm vào đó, bài phát biểu nhấn mạnh rằng Trung Quốc ''sẵn sằng cùng các bên liên quan nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu cho các tranh chấp và thực hiện một cách nghiêm túc'' Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ''với quan điểm bảo vệ sự ổn định của Biển Đông một cách nghiêm túc''[2].

Vào 29 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo về ''sự kiện ngày 26 tháng 5 trong đó Việt Nam tố cáo ''tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) trong khi chiếc tàu này đang thực hiện thăm dò địa chấn tại thềm lục địa của Việt Nam''[3]. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam ''cực lực phản đối hành động của Trung Quốc phá hoại và gây cản chở các hoạt động thăm dò dầu khí bình thường của Việt Nam nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam’’. Thêm nữa, người phát ngôn còn nhấn mạnh rằng ''hành động'' của Trung Quốc vi phạm ''nghiêm trọng'' đến chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng vi phạm quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và ‘đi ngược với tinh thần nhận thức’’ của DOC. Bản thông cáo cũng nói rằng Việt Nam ‘‘yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt và không để xảy ra các vụ việc tương tự vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như đền bù thiệt hại do vụ cắt cáp gây ra đối với Việt Nam’’ Đáp trả lại phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Việt Nam ‘bác bỏ phát biểu của người phát ngôn về vấn đề này’’[4].

Thêm vào đó Việt Nam đưa ra ba điểm. Trước tiên, khu vực Việt Nam ‘thực hiện các hoạt động thăm dò dầu khí nằm hoàn toàn’’ trong vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) và ‘trong 200 hải lý thềm lục địa’’ của Việt Nam. Quan điểm này của Việt Nam ‘‘phù hợp’’ với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Điểm thứ hai, Việt Nam ‘luôn tuân thủ theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước rằng tranh các chấp lãnh thổ nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình và cần tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình’’. Thêm vào đó ‘‘không có nhận thức chung nào cho phép Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam nằm trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam tố cáo ‘‘hành động cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước’’. Điểm thứ ba, Việt Nam chỉ ra sự mâu thuẫn trong lập trường của Trung Quốc đó là ‘‘trong khi Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình thì chính Trung Quốc lại gây ra các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông’’, hay nói theo cách khác là Biển Nam Trung Hoa[5].

Về vấn đề Trung Quốc mở rộng yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nêu rõ đường ‘‘yêu sách chín đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông’’ ‘‘Đường lưỡi bò’’ hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và ‘‘trái với’’ UNCLOS 1982  ‘‘mà Trung Quốc cũng là một thành viên’’[6]. Phó Chủ Nhiệm UBBGQG còn nhấn mạnh thêm ''yêu sách của Trung Quốc xâm phạm vào vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia khu vực, trong đó có Việt Nam, do đó bị phản đối bởi nhiều quốc gia''.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

GS. Ramses Amer, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (CPAS), Đại học Stockholm, Thủy Điển

Bản gốc tiếng Anh: “China, Vietnam and the South China Sea Disputes: Assessing the Implications of the May-June 2011 Incidents

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.



[1] Bài tham luận một phần dựa trên bài Hội thảo của học giả có chủ đề: ‘Đánh giá các tác động của sự kiện tháng 5-6 tại Biển Đông đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc’’, tổ chức bởi Học Viện Ngoại giao Việt Nam, 9/9/2011. Tác giả sử dụng một số nhận xét và các câu hỏi từ các đại biểu tham dự Hội thảo.

[2] Như trên.

[3] “Thông cáo báo chí về việc tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu thăm dò địa chấn Petro Việt Nam’’, nguồn website Bộ Ngoại giao Việt Nam (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns110530220030/newsitem_print_preview) (truy cập ngày 13/7/2001).

[4] Như trên.

[5] Như trên.

[6] Như trên.