Tóm tắt

Philippines gần đây đã thông qua Luật đường cơ sở năm 2009 mà được hi vọng là cuối cùng sẽ có thể giải quyết tình thế khó xử lâu nay của nước này là có nên từ bỏ toàn bộ “các đường hiệp ước” năm 1898 và áp dụng các quy tắc hiện đại về Luật biển hay không. Hy vọng đó đã không thành hiện thực.

Bộ luật đã bị bác bỏ tại Toà án tối cao Philippines trong vụ kiện giữa Magallona và thư ký điều hành (G.R No. 187167, ngày 16 tháng 8 năm 2011). Toà đã quyết định – mặc dù chưa phải là phán quyết cuối cùng và hiện còn đang được xem xét – rằng luật đường cơ sở chính là luật thực thi trong nước cho Công ước về Luật biển nhưng nó không hoàn toàn vứt bỏ các đường hiệp ước.

Bài viết này bàn về cuộc tranh cãi pháp lý giữa hai quan điểm giữa một bên là quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc và một bên là những người theo quan điểm hiện đại. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc bám chặt yêu sách mở rộng đối với các vùng biển được nêu ra trong Hoà ước năm 1898, theo đó đế quốc thực dân Tây Ban Nha khi xưa đã nhượng lại quần đảo Philippines cho Hoa Kỳ. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa hiện đại sẽ tuân theo các vùng biển xác định nhưng được chấp nhận rộng rãi theo quy định trong Công ước về Luật biển. Cả hai quan điểm dựa trên các hiệp ước có sự ràng buộc đối với Philippines, quan điểm thứ nhất dựa trên tính thừa kế, quan điểm thứ hai dựa trên sự phê chuẩn.

Bài viết này lý giải sự tiếp tục duy trì quan điểm chủ nghĩa dân tộc và giải thích vì sao lập luận theo chủ nghĩa hiện đại lại không thể áp đảo cho dù có Luật đường cơ sở mới đây như đã được minh chứng bằng phán quyết của Toà án Tối cao gần đây. Toà án có thể đã tuyên bố rõ ràng rằng với việc thông qua luật đường cơ sở mới, Philippines có thể chính thức từ bỏ các đường hiệp ước năm 1898, vốn đã bị lỗi thời bởi các tiếp cận hoàn toàn mới khi sử dụng đường cơ sở. Nói cách khác, thay vì là chiến thắng của quan điểm của những người theo chủ nghĩa hiện đại, phán quyết về vụ kiện giữa Magallona với thư ký điều hành trên thực tế đã chứng tỏ sức mạnh lập luận và tượng trưng của quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Hoà ước 1898 giữa Tây Ban Nha và Mỹ

Văn bản có thẩm quyền nhất xác lập các đường biên giới và đường ranh giới của lãnh thổ và lãnh hải Philippines là hiệp ước kết thúc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898, với việc Tây Ban Nha nhượng lại Cuba, Puerto Rico, Guam và Philippines cho Mỹ. Việc chuyển giao Philippines nhằm đổi lại 20 triệu đô la Mỹ được ghi lại như sau:

Tây Ban Nha nhượng lại cho Hoa Kỳ quần đảo được biết đến với tên là quần đảo Philippines, và toàn bộ các đảo nằm bên trong đường sau: (Hiệp ước Paris 1898, điều 3)

Lưu ý ngay từ đầu rằng Hiệp ước công nhận tính chỉnh thể quần đảo của các hòn đảo của Philippines nhưng đồng thời đề cập đến “các hòn đảo nằm bên trong (các) đường (hiệp ước) và theo những người theo quan điểm hiện đại, không đề cập một cách rõ ràng đến các vùng nước. Trong vụ kiện giữa Magallona với thư ký điều hành, những người mà tôi xác định theo quan điểm những người theo chủ nghĩa dân tộc đã thách thức luật đường cơ sở 2009 dựa trên một trong cơ sở là “những gì Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ theo Hiệp ước Paris là các hòn đảo và tất cả các vùng nước được cho là nằm trong phạm vi ranh giới hình chữ nhật được vẽ theo Hiệp ước”.

Tuy nhiên toà án tối cao tránh vấn đề này khi diễn giải luật đường cơ sở 2009.

Thậm chí theo lý luận của những người thưa kiện cho rằng lãnh thổ của Philippines bao trùm lên các hòn đảo và tất cả các vùng biển nằm trong khu vực hình chữ nhật được phân định trong Hiệp ước Paris, các đường cơ sở của Philippines vẫn sẽ được vẽ theo Luật đường cơ sở 2009 bởi vì đây là cách duy nhất để vẽ các đường cơ sở phù hợp với UNCLOS III. Các đường cơ sở không thể được vẽ từ các đường ranh giới hay các phần khác của khu vực hình chữ nhật được xác định trong Hiệp ước Paris mà là từ “hòn đảo ngoài cùng xa nhất và các bãi đá khô của quần đảo Phillipine.” (vụ kiện giữa Magallona với thư ký điều hành, đã nêu ở trên)

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

Raul C. Pangalangan, Giáo sư Luật trường đại học Philippines

 

Bản gốc tiếng Anh: “Recent Developments on the Philippine Baselines Law”

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.