Mối đe dọa Trung Quốc đối với an ninh và sự ổn định của châu Á chỉ có thể mất đi nếu Trung Quốc quyết định điều chỉnh các chiến lược hiếu chiến và thái độ khiêu khích quân sự của mình và đi những bước tỉnh táo để tạo ra “niềm tin chiến lược” trong các nước châu Á nói chung. Sau đó, chỉ khi nước này có thể thể hiện sự tín nhiệm thuyết phục của mình bên trong châu Á thì nước này mới là một bên tham gia ôn hòa trong nền an ninh và ổn định của châu Á.

Theo cách khác, mối đe dọa Trung Quốc có thể được giảm bớt nếu các nước lớn toàn cầu và các nước lớn châu Á hành động theo một cách có phối hợp để kiểm soát sự nổi lên về quân sự chưa từng có và sự quyết đoán về quân sự của Trung Quốc trên khắp châu Á, bất kể trên biên giới đất liền hay ở các vùng biển châu Á.

Liên hợp quốc, Nga và các nước lớn châu Á như Ấn Độ cần phải trung thực một cách chiến lược trong việc nhấn mạnh mối đe dọa Trung Quốc mà đã nổi lên và tạo ra “sự nghi ngờ chiến lược” trên khắp châu Á. Các nhà phân tích chiến lược và chính sách đã bắt đầu dự đoán rằng nếu các cường quốc nói trên không nói thẳng về những ham muốn hiếu chiến của Trung Quốc dọc các biên giới trên đất liền và trên biển của họ, và giờ là cả không phận ở các vùng biển quốc tế, thì có nguy cơ sự tồn tại mối nguy hiểm theo kiểu Đức Quốc xã đang dần hiện ra ở khắp châu Á với những tác động tàn phá.

Đức Quốc xã cũng đã được nhượng bộ và nuông chiều bởi các cường quốc của ngày đó và xu hướng tương tự là thấy rõ hiện nay liên quan đến Trung Quốc.

Từ Nam Á qua Đông Nam Á và tới Đông Á, không một khu vực lớn nào của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà trong đó Trung Quốc không dính líu tới các tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền với các nước láng giềng của mình, và ở đó sau này Trung Quốc bất chấp các quy chuẩn quốc tế là không tự cho phép mình tạo ra xung đột, leo thang xung đột hay chính sách bên miệng hố chiến tranh quân sự hiếu chiến.

Xu hướng của Trung Quốc làm vậy phát sinh từ hồ sơ lịch sử về tìm kiếm giải pháp cho các tranh chấp lãnh thổ của nước này ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với các nước láng giềng của mình bằng việc sử dụng sức mạnh quân sự hay đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Trung Quốc làm vậy mà không bị trừng phạt, được bảo đảm trong niềm tin rằng các cường quốc có thể có sức mạnh đối lập để kiềm chế Trung Quốc sẽ do dự làm vậy vì động cơ cá nhân chính trị ích kỷ của riêng họ.

Do đó, điều khiến các nhà phân tích chiến lược lo lắng là liệu ở cấp độ toàn cầu, các nước như Mỹ có can dự với Trung Quốc với cái cớ bề ngoài là Trung Quốc cần phải được can dự để đưa nước này vào xu hướng chủ đạo toàn cầu với tư cách là một bên tham gia có trách nhiệm trong nền an ninh toàn cầu. Điều này đã không đem lại bất kỳ phản ứng tích cực tương ứng nào từ Trung Quốc.

Điều tương tự là khi chứng kiến bối cảnh tại các hội nghị thượng đỉnh đa phương như Hội nghị thượng đỉnh BRICS mới đây, nơi sự nhún nhường được thể hiện bởi những nước như Ấn Độ đối với Trung Quốc, hoàn toàn lãng quên về tình hình quân sự trên biên giới Ấn Độ-Tây Tạng, nơi quân đội Trung Quốc đã thực hiện các cuộc xâm nhập ngay khi Hội nghị thượng đỉnh BRICS đang diễn ra.

Một sự đánh giá ngắn gọn bối cảnh an ninh châu Á là cần thiết liên quan đến điều Trung Quốc đã thể hiện ở mỗi khu vực của châu Á về xu hướng của nước này sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng những nước ủy nhiệm trong khu vực để đẩy mạnh các mục đích chiến lược của mình.

Đông Á là sân khấu mới nhất cho sự hiếu chiến quân sự và chính sách bên miệng hố chiến tranh của Trung Quốc. Trung Quốc đã gia tăng sức mạnh quân sự chống lại Nhật Bản bằng các hành động khiêu khích và biện pháp ép buộc về chính trị và quân sự chống Nhật Bản liên quan đến quyền sở hữu quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.

Trung Quốc đã đi thêm một bước nữa trong những sự khiêu khích quân sự của mình bằng việc tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, đặt ra một xu hướng khiêu khích mới về kiểm soát và chi phối “không phận” trên các vùng biển quốc tế.

Đông Á cũng đem đến một ví dụ rõ ràng về việc Trung Quốc sử dụng nước bảo hộ của mình là Triều Tiên, được trang bị các vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm trung – nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, để mang đến một yếu tố gây bất ổn và chiến lược không chắc chắn thêm nữa trong một môi trường chiến lược rất nặng nề và căng thẳng.

Đông Nam Á mang đến ví dụ rõ ràng nhất về sự leo thang xung đột của Trung Quốc và việc sử dụng sự ép buộc chính trị và quân sự chống lại các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn như Việt Nam và Philippines. Tại đây, một lần nữa Trung Quốc dính đến các vụ chiếm đảo ở Biển Đông cả từ Philippines lẫn Việt Nam bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự. Trung Quốc vẫn không kiềm chế bản thân khỏi gây hấn ở quần đảo Trường Sa.

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc cũng có một nước ủy nhiệm mới, cụ thể là Campuchia, để chia rẽ sự thống nhất của tổ chức khu vực ASEAN liên quan đến chủ nghĩa phiêu lưu quân sự trên Biển Đông của nước này.

Ở Nam Á, được gọi một cách thích hợp hơn là tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc và Ấn Độ rơi vào một cuộc đối đầu quân sự dọc biên giới Ấn Độ-Tây Tạng. Các tranh chấp lãnh thổ mà Trung Quốc đã áp đặt lên Ấn Độ cũng như những nơi khác ở châu Á có đặc điểm là sự ngoan cố dai dẳng của Trung Quốc nhằm duy trì điều có thể hiểu là bất kỳ dàn xếp nào cho các vấn đề biên giới tranh cãi chỉ có thể được hoàn thành theo điều kiện của Trung Quốc.

Sự gây hấn của Trung Quốc với Ấn Độ là một đặc điểm thông thường bất kể ở Ladakh hoặc ở Arunachal Pradesh dưới hình thức các cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ hoặc vi phạm không phận Ấn Độ. Tình hình là căng thẳng về mặt quân sự khi Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ từ một vị thế sức mạnh xuất phát từ việc quân sự hóa cao nguyên Tây Tạng, kể cả việc triển khai các tên lửa hạt nhân nhằm vào Ấn Độ khi không có sự tăng cường lực lượng quân đội Ấn Độ tương ứng.

Để ngăn chặn sự nổi lên của Ấn Độ như một cường quốc châu Á và khiến nước này chỉ giới hạn trong tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc trong 4 thập kỷ nay đã xây dựng Pakistan như một nước khu vực được mình bảo trợ và một “nước gây bất ổn khu vực”.

Xu hướng của Trung Quốc sử dụng sự ép buộc chính trị và quân sự đối với các không gian chiến lược châu Á chỉ có thể gia tăng khi Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình và các khả năng triển khai lực lượng của mình khi nước này thầm lặng tìm cách được công nhận là một “nước ngang bằng về chiến lược” với Mỹ.

Với bức tranh chiến lược về bối cảnh an ninh châu Á đã được mở ra ở trên, liệu có bất kỳ phân tích hợp lý nào nói ngược lại rằng Trung Quốc không phải là một mối đe dọa với an ninh và sự ổn định của châu Á?

 

Bài viết của tác giả By Dr Subhash Kapila đăng trên trang South Asia Analysis Group

Thuỳ Anh (gt)