Là nước lớn ở châu Á, nhưng một Trung Quốc trỗi dậy đang phải đối mặt với sự lựa chọn và suy tính chiến lược làm thế nào để “quay trở lại châu Á”, Trung Quốc trỗi dậy sẽ làm thế nào để xử lý mối quan hệ với các nước châu Á, xóa bỏ sự lo lắng của khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó đảm bảo khả năng và sự tiếp tục cho Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đồng thời đảm bảo rằng châu Á là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới, có thể tiếp tục duy trì sự phồn vinh và phát triển. 

Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức 

Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức của vấn đề Biển Đông, thách thức này đến từ các nước láng giềng, đến cả từ Mỹ, không có sự can thiệp của Mỹ, Biển Đông và môi trường xung quanh Trung Quốc sẽ yên ổn hơn nhiều. Vì thế, vấn đề Biển Đông thật sự là vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ. Vấn đề của quan hệ Trung - Mỹ được giải quyết thì vấn đề của Biển Đông cũng sẽ dễ dàng giải quyết, nếu vấn đề Biển Đông ngày càng căng thẳng thì không chỉ đi theo hướng đa phương hóa, quốc tế hóa mà còn có thể dẫn tới xung đột, khiến khu vực Biển Đông trở thành vùng Bancăng của châu Á, từ đó kéo Trung Quốc vào trận chiến vô tận, tiến trình trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc sẽ bị phá vỡ, sự phát triển thịnh vượng và phồn vinh của Trung Quốc sẽ bị kết thúc vì điều đó. 
Vậy quan hệ Trung – Mỹ là gì? Nói một cách đơn giản, Trung Quốc trỗi dậy thì Mỹ suy thoái. Mỹ đang là nước hùng mạnh nhất trên thế giới hiện nay và là nước chủ đạo của hệ thống thế giới, vì thế, lợi ích quốc gia và mục tiêu chiến lược của Mỹ là duy trì địa vị lãnh đạo thế giới của mình. Bất cứ nước nào trỗi dậy, dù là nước lớn hay nước nhỏ, đều là mối de dọa tiềm tàng đối với Mỹ, Mỹ vì thế phải tăng cường kiềm chế họ. Chiến tranh Lạnh kết thúc, cùng với sự tan rã của Liên Xô, Mỹ trước tiên đã kiềm chế đồng minh Nhật Bản, Nhật Bản đứng số 1 khiến Mỹ căng thẳng. Do đó, dưới sự kiềm chế của Mỹ, Nhật Bản đã rơi vào tình trạng kinh tế ảm đạm trong suốt 10 năm; tiếp đến là Nga, dưới thời Putin cầm quyền, Mỹ đã đẩy nhanh việc mở rộng NATO, đặt sự kiềm chế của họ lên đỉnh châu Âu, sau đó Mỹ tấn công Irắc, Iran và Ápganixtan, Bắc Triều Tiên, những nước bị liệt vào trục ma quỷ; tiếp đó, sau khi khủng hoảng nợ công của Hy Lạp tàn phá châu Âu thì châu Á phồn thịnh và Trung Quốc trỗi dậy tự nhiên trở thành mục tiêu chiến lược tiếp theo của Mỹ. Mỹ cảm thấy khó chịu trước sự phồn vinh của Trung Quốc, tiến trình nhất thể hóa và hướng sang phương Tây, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã không chờ giải quyết xong tình hình của Ápganixtan, vội vàng chuyển mục tiêu chiến lược toàn cầu sang châu Á, chốt chặt Trung Quốc. Trước tiên, Mỹ cổ súy “thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc”, bịa đặt dư luận, thu hút sự cảnh giác và lo lắng của các nước châu Á đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tiếp đó, tuyên bố lợi ích và vai trò lãnh đạo tại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ không thay đổi. Thứ ba, cấu kết liên minh, giương chiêu bài “giá trị ngoại giao” để cô lập Trung Quốc. Thứ tư, khơi gợi mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước xung quanh, quốc tế hóa những vấn đề mang tính khu vực và do lịch sử để lại, từ đó đẩy Trung Quốc vào những xung đột vô tận, phía Nam thì có vấn đề Biển Đông, phía Đông thì có vấn đề đảo Điếu Ngư, bán đảo Triều Tiên… 

Bốn đối sách Trung Quốc cần nghiên cứu cơ hội chiến lược và môi trường hòa bình mà Trung Quốc đang được hưởng trước kia dần biến mất, tình hình quốc tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt ngày càng trở nên phức tạp. Trung Quốc cần lựa chọn như thế nào? 

Trước tiên, Trung Quốc cần bình tĩnh phân tích dụng ý chiến lược của Mỹ, mục tiêu chiến lược của Mỹ là tạo ra xung đột, khiến Trung Quốc bị cuốn vào tranh chấp, từ đó phá vỡ tiến trình phát triển hòa bình. Vì thế, Trung Quốc cần phải làm ngược lại, nắm chắc lôgích của mình, tránh xung đột, kiên trì trỗi dậy hòa bình, đúng như nhà chính trị học quốc tế Mỹ Fareed Zakaria phân tích, sở trường của Mỹ là kiềm chế bằng quân sự - chính trị. Nhưng nếu Trung Quốc áp dụng chiến lược không cân xứng thì đây sẽ là một thách thức hoàn toàn mới đối với Mỹ, Mỹ không chỉ chưa từng gặp mà cũng chưa chuẩn bị kỹ. 

Thứ hai, Trung Quốc cần đẩy nhanh nghiên cứu về chiến lược toàn cầu của mình, trong đó bao gồm chiến lược châu Á, khiến chúng trưởng thành và rõ ràng hơn nữa. Hiện nay, cơ hội chiến lược của Trung Quốc đang đi đến hồi kết thúc, nhưng thời kỳ sáng tạo chiến lược của Trung Quốc đang gần đến bởi vì Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dự trữ ngoại hối đứng thứ nhất thế giới, có thể dựa vào những tài nguyên to lớn này để tạo ra cơ hội chiến lược có lợi cho bản thân. Một mặt, Trung Quốc có thể dựa vào sức mạnh đang lên của mình, mặt khác có thể vận dụng linh hoạt xu thế đa nguyên hóa trong quan hệ thế giới hiện nay, biến bị động thành chủ động để mưu cầu tối đa hóa lợi ích quốc gia, tối thiểu hóa giá phải trả cho trỗi dậy hòa bình. Thứ ba, Trung Quốc kiên trì trỗi dậy hòa bình tức không có nghĩa là Trung Quốc nhân nhượng ở mọi nơi, lùi bước để cầu hòa, mà cần dựa vào lý lẽ để đấu tranh, vận dụng linh hoạt nhiều kênh quan hệ quốc tế, bước ra phía sau phòng tuyến kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, phát triển quan hệ với các nước mới nổi và các nước châu Âu khác nhằm cân bằng, hóa giải, chuyển dịch mâu thuẫn và xung đột để mưu cầu sự ổn định tương đối của môi trường quốc tế xung quanh. 

Cuối cùng, cần nhận thức rõ ràng rằng phát triển vẫn là căn bản của Trung Quốc, mục đích của ngoại giao chỉ nhằm phục vụ mục tiêu này. Thực lực là nền tảng của ngoại giao. Không có thực lực thì không có ngoại giao. Hiện nay, cho dù Trung Quốc trỗi dậy hay Mỹ suy thoái thì đều tồn tại nhiều nhân tố bất ổn định, không ai có thể dự đoán được tiếp theo sẽ ra sao. Vì thế, mục đích ngoại giao của Trung Quốc vẫn là đảm bảo môi trường quốc tế tương đối hòa bình để Trung Quốc có thêm nhiều thời gian phát triển trong nước và giải quyết vấn đề của bản thân, một khi vấn đề bản thân của Trung Quốc được giải quyết thì vấn đề bên ngoài sẽ càng dễ dàng ứng phó. Lịch sử cho thấy, phàm là nước lớn trỗi dậy đều bị các nước lớn đi trước kiềm chế. Hai bên do mâu thuẫn gia tăng sẽ dẫn tới bùng nổ chiến tranh, kết quả là không phải nước mới trỗi dậy bị kiềm chế mà chính là nước lớn đi trước bị thay thế. Một ngoại lệ duy nhất là quá trình trỗi dậy của Mỹ trong quan hệ Mỹ - Anh, Anh là kẻ thù tự nhiên của Mỹ khi Mỹ trỗi dậy nhưng Mỹ lựa chọn hợp tác cùng Anh, cân bằng sự phản đối khác của các nước châu Âu. Cuối cùng, sau Thế chiến thứ Hai, Mỹ đã thay thế Anh trở thành người lãnh đạo hệ thống toàn cầu mà không tốn một viên đạn nào. 

Nói về vấn đề này, cố Tổng thống Mỹ Jefferson Hamilton Davis giải thích, khi đó Anh là nước có thể gây tổn hại lớn nhất trong số các nước trên thế giới, vì vậy nếu kết bạn với họ thì Mỹ không cần phải sợ hãi cả thế giới. Cho dù nước Anh kiêu ngạo tự cao, lòng tham vô đáy, nhưng họ lại là một đối tác an toàn. Chính vì sự lựa chọn này mà Mỹ đã kết hợp với Anh, giúp nước Mỹ có thể trở thành “kẻ đi nhờ xe” miễn phí lâu dài trong chế độ Anh. Ngành công nghiệp của Mỹ nhờ đó đã có cả một thế kỷ được sự bảo hộ trong nước và thị trường thế giới. Trung Quốc trỗi dậy hiện nay cũng đang đối mặt với một sự lựa chọn: liên kết với Mỹ hay chống lại Mỹ. Mỹ hiện là nước chủ đạo hệ thống thế giới, đồng thời cũng là nhân tố mang tính quyết định bên ngoài đến sự trỗi dậy thành công hay không của Trung Quốc. Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan hệ Trung - Mỹ cũng chuyển từ quan hệ song phương sang quan hệ toàn cầu, điều này không chỉ hết sức quan trọng đối với cả hai nước mà còn ảnh hưởng đến cục diện toàn cầu, đặc biệt là ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh. Trung - Mỹ hòa thì quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh sẽ ở thế dễ dàng, vấn đề sẽ dễ được giải quyết. Vì thế, Trung Quốc cần bình tĩnh nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ, Trung Quốc làm thế nào mới có thể trả giá thấp nhất để đảm bảo cho sự trỗi dậy hòa bình của mình? Hoặc làm thế nào mới khiến cho môi trường quốc tế tương đối hòa bình được tiếp tục kéo dài? Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không phải thứ nhất hay thứ hai trên thế giới mà là phát triển, điều cốt yếu của phát triển chính là cần có một môi trường ngoại giao tương đối hòa bình. 

Một nước trỗi dậy, một là dựa vào thực lực, hai là dựa vào chiến lược, bởi nếu chiến lược thông minh thì có thể giảm bớt cái giá phải trả cho sự trỗi dậy. Học giả Mỹ là Mead đã từng viết khi phân tích và đánh giá các chính sách đối ngoại của Mỹ: “càng nghiên cứu chính sách ngoại giao của Mỹ, tôi càng tin tưởng rằng chính sách ngoại giao truyền thống của Mỹ có nhiều chỗ kích thích tư duy của con người. Mỹ không chỉ rút được tấm thẻ may mắn mà (kỹ thuật) chơi cũng tốt. 200 năm qua, Mỹ đã hình thành được phong cách riêng độc đáo của họ mà phong cách này vô cùng thích hợp, nó giúp Mỹ trở thành đất nước giàu có nhất, mạnh mẽ nhất trong lịch sử thế giới”. Như vậy, giờ có phải đã đến lượt Trung Quốc hay không?/. 

Theo “Liên hợp buổi sáng”

 Lê Sơn (gt)