08902358558c39b12f059f9130a3e2bb.jpg

Tháng 6/2016, các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu về Trung Quốc Mercator tại Berlin (Mercator Institute of Chinese Studies, MERICS) đã giới thiệu cuốn tuyển tập các bài phân tích có nhan đề “Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc: phong cách, cơ cấu và các quá trình dưới thời Tập Cận Bình”. Tài liệu này là một bản nghiên cứu tổng hợp đặc sắc về các vấn đề bức thiết của Trung Quốc như: giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nhìn nhận thế nào về tương lai của nước này, họ đặt ra những mục tiêu gì, các giải pháp nào sẽ được áp dụng, tiến trình tập quyền của chính phủ sẽ đi về đâu, Trung Quốc sẽ bùng nổ ra sao với những người đứng đầu hiện tại, và tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới.

Những kết luận nào đã được đưa ra tại Berlin

Các tác giả của bản báo cáo xuất phát từ việc động lực trong tiến trình chính trị của Trung Quốc đã thay đổi cơ bản kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền (năm 2012 ông giữ chức tổng bí thư đảng cộng sản, đến năm 2013, ông trở thành chủ tịch nước Trung Quốc). Ý tưởng chủ đạo chung được các chuyên gia đưa ra là sự củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong xã hội và việc vượt qua “sự xói mòn” trong chính đảng cầm quyền. Nhiệm vụ đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua việc tập trung chức năng của chính quyền trong cơ cấu tổ chức và trong cả các lĩnh vực mà từ 10 năm trước chính quyền đã bầu đại biểu tại các cơ quan trung ương và địa phương. Nhiệm vụ thứ hai sẽ được thực hiện với sự trợ giúp chưa từng có cả về biên độ cũng như mức độ quyết liệt của các chiến dịch chống tham nhũng và củng cố cái gọi là “kỷ luật đảng”.

Điều này sẽ đánh dấu xu hướng tập quyền của người đứng đầu nhà nước và sự chỉ trích học thuyết “lãnh đạo tập thể” được thông qua từ 10 năm trước. Nói cách khác, hiện nay ở Trung Quốc, mô hình không chấp nhận một dị bản đang được xây dựng: chỉ đảng cộng sản, dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu mạnh, có khả năng dẫn dắt Trung Quốc qua thế kỷ 21. Đồng thời, kết luận này phản bác luôn những tranh luận quen thuộc dành cho phương Tây, mà theo đó tiến trình chính trị tại Trung Quốc được nhìn qua lăng kính dân chủ và tự do “tất yếu”.

Về điều này, hiện tại Tập Cận Bình chưa đủ nguồn lực để kiểm soát hoàn toàn giới chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, buộc ông ta một mặt phải dập tắt sự chống đối có thể xảy ra với sự trợ giúp của các chiến dịch chống tham nhũng, mặt khác áp dụng các biện pháp điều chỉnh mềm dẻo đối với tiến trình chính trị.

Rõ ràng là Tập Cận Bình và những người thân tín của mình sẽ giữ các vị trí chủ chốt sau đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh hưởng của họ sẽ được xác định trong các cơ quan cấp cao của đảng: đặc biệt trong trường hợp số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ở mức độ nào đó là “Ủy ban những người đứng đầu” Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẽ bị cắt giảm từ 7 xuống còn 5 người, thì trong số này sẽ có ít nhất 2 người được Tập Cận Bình che chở.

Tuy nhiên, trong Ban chấp hành Trung ương, tại các hội nghị toàn thể được tổ chức mỗi năm một lần, nơi các quyết định chiến lược đối với đảng và nhà nước sẽ được thông qua, tỷ lệ những người thân tín được công khai của Tập Cận Bình (những người có liên quan tới ông từ khi ông chưa được bầu vào Bộ Chính trị) sẽ không vượt quá 6-10% trong số khoảng 200 thành viên của Ban chấp hành. Trong Bộ Chính trị cũng có thể nói như vậy. Tóm lại, để đảm bảo sự thống trị khi thông qua các quyết định then chốt, phe của Tập Cận Bình sẽ trông cậy vào việc thiết lập “tiểu tổ lãnh đạo” khác nhau. Các nhóm này sẽ chiếm đoạt quyền của các cấu trúc đảng cấp cao khác. Từ năm 2012, “các nhóm lãnh đạo” về các vấn đề then chốt như “phát triển cải cách kinh tế, an ninh quốc gia”,… đã được thành lập. Tất cả họ được lãnh đạo bởi Tập Cận Bình, điều này mang tới cho ông ta khả năng một mình xác định chương trình làm việc và kiểm soát đặc tính của các quyết định. Sự ngoại lệ duy nhất là “nhóm lãnh đạo nhỏ về cải cách bóng đá tại Trung Quốc”, điều này khá ngạc nhiên khi biết rằng Tập Cận Bình cũng là một cổ động viên nhiệt thành của môn bóng đá.

Về điều này, các tác giả bản báo cáo đánh giá: Sự định hình khác nhau của phương Tây về Tập Cận Bình và về một chính phủ vạn năng là kết quả của hoạt động tuyên truyền của Trung Quốc. Không nên đánh giá lại vai trò cá nhân của Tập Cận Bình trong việc xác định các chính sách. Ông ta là sản phẩm của thời đại và môi trường xung quanh mình. Cần hiểu rằng sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô là bài học lịch sử quan trọng đối với các thế hệ của ông ta hiện nay. Học hỏi kinh nghiệm của đất nước Xôviết để thấy sự hình thành của “một loạt sai lầm, tránh lặp lại chúng trong mọi trường hợp để không lặp lại số phận của Liên Xô”. Cuộc khủng hoảng về tính chính thống công khai của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn trước khi Tập Cận Bình trực tiếp lên nắm quyền đã khiến chính ông ta và những người quanh mình tin vào sự cần thiết phải có các giải pháp quyết định.

Tuy nhiên, đường lối chính trị của Tập Cận Bình phù hợp với cái đã được thảo luận trong giới chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi ông ta được bầu làm tổng bí thư. Quá trình tập quyền trong các cơ quan cấp cao của đảng đã diễn ra mờ nhạt dưới thời Hồ Cẩm Đào. Liên quan tới việc hình thành sự “sùng bái cá nhân” và những điều tương tự với Chủ tịch Mao Trạch Đông, các tác giả cho rằng những điều đang tồn tại ở Trung Quốc hiện nay được gọi một cách tế nhị hơn là “sùng bái sự sùng bái cá nhân”. Tại Trung Quốc đang thực sự diễn ra việc đánh giá lại các sự kiện xảy ra trước đó từ các cuộc cải cách kinh tế. Từ thời Đặng Tiểu Bình, trong các cuộc tranh luận xã hội, sự tiếp nhận không tích cực đối với cuộc Cách mạng văn hóa và những sự quá độ khác liên quan tới quá trình cầm quyền của Mao Trạch Đông trội hơn những cái được xem là thứ vắc xin giúp các đảng viên cấp tiến quay trở lại cầm quyền.

Rõ ràng là các mối nguy hiểm mang tính hệ thống đối với sự tồn tại chế độ cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang được duy trì và sẽ được duy trì trong tương lai. Theo ý kiến của các tác giả bản báo cáo, các mối nguy hiểm đó bao gồm: sự không dứt khoát trong vấn đề chuyển giao quyền lực (giai đoạn 2022-2023, Tập Cận Bình và “thế hệ” của mình phải rời vị trí lãnh đạo theo thực tế đã được chính thức hóa); nạn tham nhũng bị loại trừ trong các lĩnh vực này nhưng lại bùng phát trong các lĩnh vực khác; cuộc chiến bè phái trong nội bộ đảng; “sự không đầy đủ trong kỷ luật đảng” (mong muốn của các cơ quan đảng không đếm xỉa gì đến những điều bất lợi của họ trong các quyết định của đảng) và cả vấn đề về tính hợp lý của Đảng Cộng sản đối với sự độc quyền trong chính quyền.

Ở thời điểm này, chế độ tại Trung Quốc đang ổn định, tuy nhiên trong trường hợp chương trình kinh tế với nhiều rủi ro của Tập Cận Bình bị phá sản thì có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống chính trị của Trung Quốc. Về điều này, các tác giả tin rằng không nên “vui mừng vì sự sụp đổ của lãnh tụ đảng” mà nên vui vì “việc thiết lập chế độ dân chủ theo mô hình phương Tây đã được loại bỏ”, và rằng sự yếu ớt trong xã hội dân sự và hệ thống quyền lực sẽ được lý giải rõ nguyên nhân.

Trong bản báo cáo có ghi 4 kịch bản tương lai sự phát triển chính trị tại Trung Quốc, 2 trong số đó được chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc nêu ra, còn 2 – được nêu ra bởi các nhà lãnh đạo Nga. Theo ý kiến của các chuyên gia phương Tây, trong các năm 1980-2000, tại Trung Quốc, nhìn chung hệ thống nhà nước cơ động và thích nghi. Về điều này, nhiều xu hướng trong sự phát triển của Trung Quốc đã chỉ ra sự vận động nhằm hướng tới việc chúng được gọi là “hình mẫu Enxin”: sự tan rã của hệ thống đảng, tiền đề của dân chủ khi thiết lập quyền lực của giới đầu sỏ chính trị. Sự chuyển động theo “kịch bản Enxin” có thể tiếp tục trong trường hợp Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ. Việc khôi phục “kịch bản Đặng Tiểu Bình” liệu có khả thi bởi việc thực hiện thành công nó là có thể trong điều kiện các chỉ số kinh tế-xã hội tăng trưởng như vũ bão, nhưng nếu không đấu tranh chống những tác dụng phụ của mô hình này, như cách Tập Cận Bình đã bắt đầu làm, thì sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng chế độ sâu sắc với các hậu quả nghiêm trọng trước khi ông ta sụp đổ.

Mô hình được đưa ra phù hợp với cái mà các tác giả nhận định, hiện đang được xây dựng tại Trung Quốc: nhà nước với chỗ dựa là sự củng cố bản thân các cấu trúc đảng vốn nhận được tối đa phạm vi quyền lực. Về điều này, xu hướng tập trung hóa các sáng kiến chính trị - các sáng kiến đã đưa Trung Quốc đi theo “kịch bản Tập Cận Bình” - có thể sẽ được tiếp tục cho tới trước khi có cái gọi là “mô hình Putin”, mà các tác giả của mô hình này hiểu rõ một chính phủ quyền uy của người đứng đầu mạnh với điểm tựa là các cơ quan quyền lực, và vai trò của các hệ thống đảng giảm đi rất nhiều.

Các kết luận đối với Nga

Vấn đề then chốt đối với nước Nga là “tình hữu nghị vĩ đại” giữa Moskva với Bắc Kinh hiện đang ổn định và liệu nó có thay đổi đột ngột 180 độ như những gì đã diễn ra tại biên giới hai nước những năm 1950-1960 hay không. Điều này phụ thuộc vào việc chính phủ của các đối tác hiện nay của Moskva sẽ bền vững đến mức nào.

Nếu theo kết luận của các nhà phân tích tại Berlin thì trong vòng 10 năm tới, chế độ đảng hiện hành tại Trung Quốc sẽ được bảo vệ. Chế độ này hiện đang thể hiện khả năng thích nghi ở cấp độ cao vì không dậm chân tại chỗ mà thường xuyên điều chỉnh theo các yêu cầu của thời đại. Nhìn chung, ít nhất là tới năm 2022, người đứng đầu chế độ vẫn là Tập Cận Bình – bạn đồng niên với Putin và sẽ giữ mối quan hệ cá nhân tốt với Putin. Mặc dù giới tuyên truyền đưa ra cho chúng ta nhiều hình ảnh nhưng vẫn có những cơ sở để dự đoán rằng Tập Cận Bình không phải là hình mẫu không thể bị thay thế. Mô hình này được đặc trưng bởi sự có mặt của người đứng đầu có khả năng củng cố quyền lực trong trung ương, nhưng nó phát triển không phải từ chính người lãnh đạo mà từ đường lối sâu rộng của một bộ phận giới tinh hoa trong đảng – những người cho rằng cần phải đáp trả các thách thức về kinh tế - xã hội. Thậm chí nếu không phải là Tập Cận Bình thì chính sách mà chúng ta liên tưởng tới chính ông ta sẽ được người kế nhiệm tiếp tục thực hiện.

Hình mẫu trên đòi hỏi phải đẩy mạnh đường lối đối ngoại – yếu tố đi đôi với quy mô của lực lượng vũ trang và nâng cao tư tưởng chủ nghĩa Sô-vanh. Hệ quả của việc này là châm ngòi cho các cuộc xung đột trong khu vực và sự bành trướng của Trung Quốc, trong đó có các khu vực mà Nga coi là phạm vi các lợi ích truyền thống (trước tiên là khu vực Trung Á). Với mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc hiện nay thì những mối nguy hiểm đối với Nga từ “các cuộc chiến tranh nhỏ kiểu bách chiến bách thắng” mà các chuyên gia cảnh báo là không thể có. Trong khi đó, Moskva và Bắc Kinh lại rất hợp nhau trên khía cạnh chỉ trích công khai đối với việc khống chế thế giới của Mỹ./.

Tác giả Ivan Zuenko là nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Lịch sử, Khảo cổ học và Dân tộc học Khu vực Viễn Đông. Bài viết đăng trên “Russian council.ru

Vũ Hiền (gt)