Hỏi: Năm 2011, tình hình quốc tế có sự phát triển mới quan trọng nào?

Trả lời: Năm 2011 là năm tình hình quốc tế biến đổi vô cùng phức tạp và sâu sắc. Tình hình quốc tế tổng thể duy trì hòa bình, ổn định, song các sự việc lớn, khó và gấp, có sức ảnh hưởng sâu sắc liên tiếp xảy ra, quan hệ quốc tế và trật tự quốc tế có sự thay đổi, điều chỉnh nhanh. So sánh lực lượng quốc tế đẩy nhanh theo hướng tương đối cân bằng. Cạnh tranh quốc lực tổng hợp ngày càng quyết liệt. Các thị trường mới nổi và quốc gia đang phát triển tiếp tục duy trì tình thế trỗi dậy, cơ hế hợp tác giữa các quốc gia mới nổi với BRICS là đại diện không ngừng sâu sắc, ngày càng trở thành lực lượng quan trọng dẫn dắt sự phát triển của tình hình quốc tế. G20 trở thành diễn đàn quan trọng đối với quản lý kinh tế toàn cầu, cải cách quản lý tiền tệ và cơ cấu tiền tệ quốc tế đạt được tiến triển quan trọng. Ảnh hưởng ở tầng nấc sâu của cuộc khủng hoảng tiền tệ rõ ràng hơn, phục hồi kinh tế thế giới yếu ớt, rủi ro tăng cao. Khủng hoảng nợ công ở một số nước tiếp tục diễn biến phức tạp, các nền kinh tế chủ yếu tiếp tục tụt dốc, các nước mới nổi cũng đối mặt với thách thức về sự giảm sút nhu cầu từ bên ngoài, lạm phát bên trong gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu với các hình thức tăng lên rõ ràng. Cơ chế quản lý kinh tế thế giới đòi hỏi phải được cải cách và hoàn thiện. Khu vực Tây Á, Bắc Phi tiếp tục biến động, so sánh lực lượng khu vực có tăng có giảm, quan hệ giữa các nước liên quan xuất hiện nhóm phân hóa mới, tình hình khu vực ở vào thời kỳ không ổn định đan xen giữa bạo loạn và cải cách. Các điểm nóng như Palestin-Israel, hạt nhân Iran, Afganistan biến động, gây ra những tác động mới đối với tình hình khu vực và quốc tế. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như năng lượng, an ninh mạng, thiên tai càng nổi trội, tính bất ngờ, mức độ ảnh hưởng và liên quan lẫn nhau gia tăng rõ rệt. Địa vị của khu vực châu Á-TBD trong cục diện quốc tế được nâng lên thêm một bước. Các bên cạnh tranh đẩy mạnh tham gia vào châu Á-TBD, quan hệ các nước trong khu vực đứng trước sự điều chỉnh sâu sắc. Châu Á-TBD là khu vực có sức sống và tiềm năng nhất trên thế giới, tuy giữa các nước trong khu vực tồn tại một số tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi biển, song theo đuổi hòa bình, ổn định và phát triển, thúc đẩy hợp tác luôn là dòng chính của tình hình khu vực.

Hỏi: Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 đã làm những gì để hóa giải những rủi ro bên ngoài, phục vụ cho phát triển và ổn định trong nước?

Trả lời: Giai đoạn mới của thế kỷ mới, địa vị và vai trò của công tác ngoại giao Trung Quốc trong toàn cục công tác của Đảng và nhà nước càng trở nên quan trọng hơn, đòi hỏi phục vụ tốt hơn nữa cho củng cố và phát triển cải cách ổn định, phục vụ cho bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước, phục vụ cho duy trì thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng phát triển đất nước. Đối mặt với tình hình quốc tế phức tạp, dưới sự lãnh đạo của TW Đảng và Quốc vụ viện, Trung Quốc đã lấy việc phục vụ tốt cho năm đầu thực hiện “Quy hoạch 5.12” làm nhiệm vụ cơ bản của công tác ngoại giao năm 2011, thúc đẩy toàn diện bố cục tổng thể công tác ngoại giao, đối phó thỏa đáng cục diện hỗn loạn quốc tế, tích cực dẫn dắt cải cách hệ thống quốc tế, nỗ lực tạo môi trường quốc tế tốt đẹp cho xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Các bộ ngành và khu vực liên quan cùng nỗ lực hóa giải những tác động do cuộc khủng hoảng tiền tệ quốc tế và khủng hoảng nợ công ở một số nước gây ra. Trung Quốc tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô với các nước, cùng với cộng đồng quốc tế giúp đỡ các nước liên quan khắc phục những khó khăn về kinh tế, tiền tệ, tích cực tham gia và dẫn dắt cải cách thể chế kinh tế, tiền tệ quốc tế. Phản đối chủ nghĩa bảo hộ, xử lý thỏa đáng những cọ sát mậu dịch. Phối hợp thực hiện “thu hút vào”, “đi ra ngoài”, thúc đẩy hợp tác các hạng mục lớn về năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng với các khu vực Âu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh đạt được tiến triển mới. Đồng thời với việc tìm kiếm sự phát triển tự thân, Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng, tích cực mở rộng nhập khẩu, tạo không gian thị trường và cơ hội việc làm to lớn cho các bên. Đã phòng chống các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch chống Trung Quốc, toàn lực phối hợp trong bảo vệ ổn định chính trị trong nước. Kiên trì phản đối quốc gia liên quan lợi dụng vấn đề Đài Loan, Tây Tạng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và an ninh quốc gia.

Hỏi: Xin giới thiệu về tình hình phát triển quan hệ Trung Quốc với các nước trong năm 2011?

Trả lời: Năm 2011, lãnh đạo Đảng và nhà nước: Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, Chủ Tịch Quốc Hội Ngô Bang Quốc, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo, Chủ Tịch Chính Hiệp Giả Khánh Lâm đã tham dự nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng, thúc đẩy toàn phương vị quan hệ hữu nghị, hợp tác với các bên thông qua các hoạt động ngoại giao cấp cao. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lớn phát triển ổn định. Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào thăm thành công Mỹ, Trung-Mỹ đạt được nhận thức chung quan trọng về xây dựng quan hệ đối tác hợp tác tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, cùng thắng. Trung Quốc tích cực thực hiện nhận thức chung của nguyên thủ hai nước, thúc đẩy giao lưu hợp tác song phương trên các lĩnh vực, thúc đẩy Mỹ hiệp thương xử lý thỏa đáng những bất đồng tồn tại trong quan hệ thương mại hai nước bằng phương thức hợp tác, bình đẳng, duy trì quan hệ Trung-Mỹ tổng thể ổn định. Đồng thời, Trung Quốc kiên trì phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Giao lưu Trung-Nga dồn dập, hai bên quyết định đưa quan hệ hai nước lên quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện bình đẳng tin tưởng, ủng hộ lẫn nhau, cùng phồn vinh, đời đời hữu nghị, định ra quy hoạch phát triển quan hệ hai nước 10 năm tới. Quan hệ Trung Quốc-EU phát triển ổn định, hợp tác thực chất và giao lưu nhân văn giữa hai bên đạt được trình độ mới. Trung Quốc ủng hộ Nhật Bản chống thiên tai, tái thiết sau thiên tai, quan hệ Trung-Nhật đạt được tiến triển mới. Trung Quốc kiên trì phương châm ngoại giao xung quanh thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng, nỗ lực bảo vệ đại cục phát triển ổn định khu vực xung quanh. Mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng tiền tệ quốc tế, nhưng Trung Quốc nỗ lực mở rộng hợp tác cùng có lợi với các nước xung quanh, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các nước xung quanh và trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngày càng nhiều quốc gia, lợi ích chung giữa các nước xung quanh không ngừng sâu sắc. Trung Quốc đã thúc đẩy ổn định tiến trình hợp tác khu vực gồm 10+1, 10+3, SCO, APEC, EAS, thúc đẩy các nước khu vực cùng phát triển. Trung Quốc cùng với các nước ASEAN đạt được nhất trí vè phương châm hành động tiếp theo thực hiện DOC, đồng thời thiết lập Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc-ASEAN.

Trung Quốc đẩy mạnh củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước đang phát triển. Lãnh đạo Trung Quốc thăm các khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh, tăng cường lòng tin chính trị giữa Trung Quốc với các nước hữu quan, thúc đẩy hợp tác, giao lưu trên các lĩnh vực, quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới Trung Quốc-châu Phi được tăng cường hơn, hợp tác thương mại Trung Quốc-Mỹ Latinh không ngừng sâu sắc. Trung Quốc tổ chức thành công Cuộc gặp lần thứ 3 lãnh đạo các nước BRICS tại Tam Á, phối hợp, hợp tác giữa các nước BRICS được tăng cường hơn. Trung Quốc triển khai sâu rộng ngoại giao đa phương. Lãnh đạo Trung Quốc lợi dụng các diễn đàn đa phương để trình bày chính sách trong nước của Trung Quốc, phối hợp với các bên đối phó với thách thức mang tính toàn cầu, tích cực dẫn dắt cải cách cơ chế quản lý kinh tế thế giới. Đồng thời, tiếp tục hòa giải, thúc đẩy đàm phán trên các điểm nóng khu vực như hạt nhân Triều Tiên, Iran, phát huy vai trò mang tính xây dựng đối với bảo vệ ổn định tình hình khu vực.

Hỏi: Trung Quốc đã làm những gì để bảo vệ lợi ích ở ngoài nước?

Trả lời: Năm 2011, thách thức Trung Quốc đối mặt trong bảo vệ lợi ích ở ngoài nước tăng nhiều. Trung Quốc lấy quan niệm “lấy con người làm gốc, ngoại giao vi dân” để xử lý hơn 20 ngàn vụ việc bảo hộ công dân, bảo vệ hiệu quả an ninh và quyền lợi chính đáng của công dân và pháp nhân Trung Quốc tại nước ngoài. Dưới sự chỉ đạo của TW Đảng và Quốc vụ viện, các bộ ngành, đơn vị có sự phối hợp chặt chẽ, hoàn thành tốt đẹp công tác sơ tán công dân Trung Quốc tại các nước liên quan ở khu vực Tây Á, Bắc Phi, ở Lybia sơ tán 35.860 người, đây là hoạt động sơ tán công dân Trung Quốc ở nước ngoài lớn nhất kể từ khi Trung Quốc mới ra đời đến nay, thể hiện đầy đủ ưu thế của chế độ trong tập trung lực lượng làm việc lớn. Trung Quốc tham gia rộng rãi vào hợp tác quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, tội phạm mạng và tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác cùng các nước đối phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tăng cường hơn nữa tính dự phòng trong công tác bảo hộ lãnh sự, nỗ lực xây dựng cơ chế bảo hộ lãnh sự ở nước ngoài, tăng cường xây dựng năng lực liên quan.

Hỏi: Năm 2011, Trung Quốc có biện pháp mới nào trong ngoại giao nhân văn công cộng?

Trả lời: Trong tình hình mới, ngoại giao nhân văn công cộng là phương châm quan trọng của ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc quán triệt tinh thần Hội nghị TW 6 khóa 17 ĐCS Trung Quốc, tích cực triển khai ngoại giao nhân văn công cộng, thúc đẩy mạnh giao lưu nhân văn. Bằng các hoạt động kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung Quốc, 100 năm Cách mạng Tân Hợi, phát hành sách trắng “Phát triển hòa bình của Trung Quốc”, Trung Quốc đã thể hiện tương lai phát triển sáng sủa của Trung Quốc. Đã tạo ra các nhãn hiệu ngoại giao công cộng như blog “thông tin ngoại giao”, đài “Trạm dịch vụ ngoại giao”, Diễn đàn Phòng Xanh, tăng họp báo thường kỳ BNG từ 2 buổi/tuần lên 5 buổi/tuần, lợi dụng đầy đủ các giới truyền thông để giới thiệu chính sách đối nội, đối ngoại và quan niệm phát triển của Trung Quốc đối với người dân Trung Quốc và nước ngoài. Đồng thời, phát huy đầy đủ vai trò đầu cầu của ĐSQ và TLSQ Trung Quốc tại nước ngoài trong việc tuyên truyền đối ngoại. Năm 2011, quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc ở ngoài nước đã có hơn 2700 lần phát biểu diễn văn và trả lời phỏng vấn, đã phát huy vai trò tích cực tăng cường lòng tin, giải tỏa nghi ngờ. Cùng với nhiều nước tổ chức thành công cá hoạt động giao lưu nhân văn như “Năm Trung Quốc”, “Ngày văn hóa”,…, nâng cao sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Quốc.

Hỏi: Triển vọng công tác ngoại giao Trung Quốc năm 2012?

Trả lời: Năm 2012, Trung Quốc sẽ đón Đại hội ĐCS lần thứ 18, Quy hoạch 5.12 bước vào giai đoạn thực hiện toàn diện. Sự thay đổi của lực lượng quốc tế, điều chỉnh cải cách của thể chế quốc tế, cọ sát lẫn nhau trong quan hệ quốc tế sẽ triển khai nhiều tầng nấc sâu hơn, tổng thể tình hình kinh tế thế giới vẫn vô cùng nghiêm trọng và phức tạp, hiệu ứng của một số vấn đề quan trọng của tình hình quốc tế sẽ tiếp tục nổi trội, nhiều nhân tố không ổn định, không xác định có thể dự đoán và khó dự đoán vẫn tồn tại. Địa vị và vai trò của Trung Quốc trên quốc tế được các bên coi trọng, song rủi ro và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt cũng đang nổi lên. Về tổng thể, sự phát triển của Trung Quốc vẫn đang ở vào thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của TWĐCSTQ với đ/c Hồ Cẩm Đào làm tổng bí thư, Trung Quốc cần tăng cường hơn nữa ý thức thời cơ, ý thức rủi ro và ý thức gian khổ, cần nắm chắc thời cơ, đối phó thỏa đáng với thách thức, thúc đẩy công tác ngoại giao không ngừng tiến lên những nấc thang mới. Trung Quốc cần cùng với các nước lớn tăng cường lòng tin lẫn nhau, triển khai hợp tác, xử lý thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển ổn định. Kiên trì láng giềng hữu nghị, nâng cao trình độ hợp tác với các nước xung quanh, củng cố sự phụ thuốc chiến lược với các nước xung quanh. Giao lưu cấp cao chặt chẽ với các nước đang phát triển, lợi dụng đầy đủ cơ chế hợp tác Trung Quốc-châu Phi, Trung Quốc-Ả Rập, đưa sự hợp tác đoàn kết giữa Trung Quốc với các nước đang phát triển lên một trình độ cao hơn. Lấy ngoại giao cấp cao làm cơ hội, phát huy vai trò nước lớn có trách nhiệm của Trung Quốc trên vũ đài ngoại giao đa phương. Tiếp tục tham gia hợp tác quốc tế đối phó với khủng hoảng tiền tệ, thúc đẩy hợp tác về tài chính, tiền tệ, mậu dịch và đầu tư với các nước liên quan. Triển khai ngoại giao nhân văn công cộng dưới nhiều kênh, nhiều hình thức và nhiều tầng nấc, tăng cường hơn nữa sức hấp dẫn hình tượng và sức lôi cuốn đạo nghĩa của Trung Quốc. Trung Quốc cần kiên trì không thay đổi đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì thực hiện chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng, bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy phát triển chung, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp hơn cho Đại hội 18 ĐCSTQ và thực hiện toàn diện Quy hoạch 5.12./.

 Theo Fmprc.gov.cn (19/12)

Mỹ Anh (gt)