Tác giả Johannes L. Kurz đã có bài phân tích “Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cách biến thành Lãnh thổ Trung Quốc Một cách Lịch sử vào năm 1975”, được đăng trên ấn phẩm Tập 3 có tiêu đề “Quan điểm Xuyên văn hóa về Trung Quốc Hiện đại” do Barbara Mittler và Natascha Gentz biên soạn, của Tạp chí “Trung Quốc và Thế giới – Thế giới và Trung Quốc”.
Bài viết phân tích Hải chiến Hoàng Sa (1974), cuộc tấn công ở Trường Sa (1988), sự kiện Đá Vành Khăn (1995) và sự kiện Bãi cạn Scarborough (2012) để tìm ra những quy luật nhất định. Đây sẽ là cơ sở để phán đoán thời điểm Trung Quốc hành động chiếm mới các thực thể ở Biển Đông để từ đó Việt Nam ra các đối sách tương ứng nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Giá trị dân chủ gặp khủng hoảng về uy tín khi Mỹ tìm cách hàn gắn các quan hệ đồng minh truyền thống.
Sau hơn hai tháng trì hoãn vì đại dịch Covid-19, cuối tháng 5 vừa qua kỳ họp Lưỡng hội – sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm – nơi công bố những mục tiêu và hướng đi của Trung Quốc đã được tổ chức tại Bắc Kinh.
Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.
Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.
Dưới góc nhìn luật pháp quốc tế, bài viết sẽ cung cấp quan điểm chính thức từ hai bên cũng như ý kiến từ bên thứ ba để thấy rõ tính chất đáng lo ngại của động thái hung hăng của Trung Quốc, nhất là khi cả thế giới đang phải đối đầu với đại dịch Covid-19.