“Tầm nhìn về hợp tác trên biển trong Sáng kiến Vành đai và Con đường”[1]

Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (sau đây gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường).

Năm 2015, Trung Quốc công bố tài liệu “Tầm nhìn và Hành động về việc cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Chiến lược này nhằm thúc đẩy hợp tác chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, thương mại lưu thông, hội nhập tài chính, liên kết con người, tuân thủ nguyên tắc để đạt được sự phát triển chung thông qua thảo luận và hợp tác, thúc đẩy xây dựng Vành đai và Con đường. Đề xuất này đã thu hút được sự chú ý và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế.

Với mục đích đồng bộ hóa kế hoạch phát triển, thúc đẩy hành động chung giữa các quốc gia dọc “Con đường tơ lụa trên biển”, thiết lập đối tác “chiến lược xanh” đa chiều, đa cấp và rộng khắp, cùng bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên trên biển, nhằm tạo ra sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển chung và thúc đẩy nguồn lợi biển, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) và Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) đưa ra tài liệu “Tầm nhìn về hợp tác trên biển nằm trong sáng kiến ‘Vành đai, Con đường’” (sau đây gọi là Tầm nhìn) để xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” hòa bình và thịnh vượng.

I. Thông tin cơ bản

Đại dương là hệ sinh thái lớn nhất trên thế giới, đóng góp những tài sản quý báu cho sự tồn tại của con người và là một không gian chung để phát triển bền vững. Khi tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực diễn ra, đại dương trở thành nền tảng và cầu nối hợp tác thị trường, công nghệ và chia sẻ thông tin. Việc phát triển nền kinh tế biển trở thành đồng thuận quốc tế, mở ra một kỷ nguyên mới  tập trung và phụ thuộc vào hợp tác và phát triển trên biển. Ngạn ngữ có câu , “nếu một mình, chúng ta đi xa hơn; nếu đi cùng nhau chúng ta sẽ đi xa hơn nữa”. Phù hợp với xu hướng phát triển, sự cởi mở và hợp tác hiện tại, gia tăng hợp tác trên biển góp phần tạo ra mối liên kết gần gũi hơn giữa các nền kinh tế thế giới, làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, và tạo ra một không gian rộng hơn để phát triển. Thúc đẩy hợp tác trên biển cũng giúp các quốc gia chung sức giải quyết các thách thức và khủng khoảng, từ đó thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Trung Quốc đề xuất tinh thần Con đường Tơ lụa - “hòa bình và hợp tác, cởi mở và bao trùm, học hỏi lẫn nhau và cùng có lợi”, và nỗ lực thực thi Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc năm 2030 trong lĩnh vực bờ biển và đại dương. Trung Quốc sẵn lòng hợp tác chặt chẽ với các quốc gia dọc tuyến đường, tham gia vào hợp tác trên biển đa chiều, rộng khắp và xây dựng nền tảng hợp tác toàn diện đồng thời thiết lập “đối tác biển” thực chất và mang tính xây dựng để thúc đẩy “động cơ xanh” cho sự phát triển bền vững.

II. Các nguyên tắc

Gác khác biệt và xây dựng đồng thuận. Trung Quốc kêu gọi duy trì trật tự trên biển quốc tế hiện tại và tôn trọng các khái niệm đa dạng về phát triển biển của các quốc gia dọc Con đường. Mối quan tâm của tất cả các bên liên quan sẽ được đáp ứng, sự khác biệt sẽ được thu hẹp và tìm kiếm nền tảng chung.

Cởi mở, hợp tác và phát triển bao trùm. Trung Quốc chủ trương mở cửa thị trường hơn nữa, nâng cao môi trường đầu tư, xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy đầu tư, thương mại. Trung Quốc tìm kiếm sự tin tưởng lẫn nhau về mặt chính trị, đẩy mạnh đối thoại giữa các nền văn minh, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và cùng tồn tại hài hòa.

Vận hành trên cơ sở thị trường và sự tham gia của nhiều thành phần. Trung Quốc tuân thủ luật lệ thị trường và các định chế quốc tế, phát huy vai trò chính của doanh nghiệp. Trung Quốc khuyến khích sự ra đời của các đối tác thành viên và thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của chính phủ, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự và các chủ thể công nghiệp và thương mại trong hợp tác trên biển.

Sự phát triển chung và chia sẻ lợi ích. Trung Quốc tôn trọng ý chí của các quốc gia dọc tuyến đường, cân nhắc lợi ích của tất cả các bên và phát huy lợi thế so sánh của họ. Trung Quốc sẽ cùng đưa ra kế hoạch, phát triển cùng nhau và chia sẻ thành quả hợp tác. Trung Quốc giúp đỡ các nước đang phát triển xóa bỏ đói nghèo và cùng thúc đẩy cộng đồng cùng chung vận mệnh.

III. Khuôn khổ

Tận dụng đại dương để thúc đẩy phúc lợi chung. Với chủ đề chia sẻ không gian xanh và phát triển nền kinh tế xanh, Trung Quốc khuyến khích các nước dọc Con đường phối hợp chiến lược, tăng cường hợp tác thực chất và cùng xây dựng kênh vận chuyển trên biển hiệu quả, an toàn và không bị cản trở. Trung Quốc sẽ xây dựng nền tảng hợp tác trên biển và phát triển “đối tác xanh”, theo đuổi Con đường hài hòa giữa con người và đại dương, với đặc trưng bởi phát triển xanh, phát triển kinh tế biển, an ninh biển, tăng trưởng sáng tạo và quản trị chung.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Bản gốc tiếng Anh được đăng trên website Quốc vụ viện Trung Quốc.

Biên dịch: Minh Linh

Hiệu đính: Thanh Hải

Bài dịch thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1] Trong bản tiếng Trung vẫn sử dụng tên “Một vành đai, một con đường”.