Sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự của Trung Quốc tiếp tục gia tăng với tốc độ đầy ấn tượng và tác động của cách hành xử của Trung Quốc ở khu vực cũng tăng một cách tương ứng. Từ năm 2010, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là gây mất lòng, cứng rắn và quyết đoán đã trở thành phổ biến trong giới quan sát. Tuy nhiên, lối hành xử quyết đoán của Trung Quốc dựa trên ngoại giao cưỡng bức hoặc cùng lúc dựa vào cả ngoại giao và vũ lực hạn chế để đạt được mục đích đã xuất hiện sớm trước khi xảy ra sự cố Impeccable tháng 3/2009.Trong sự cố trên, 5 tàu Trung Quốc đã bám sát và có động thái nguy hiểm với trong cự lý gần với tàu Impecable của Mỹ. Trong những tháng tiếp theo, các nhà bình luận dự báo rằng Trung Quốc sẽ có hành xử ôn hòa hơn do phải đối mặt với các phản ứng gay gắt ở khu vực. Tuy nhiên trái lại, các hành động mạo hiểm và thiếu chuyên nghiệp này của Trung Quốc lại trở nên thường xuyên hơn.

Giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc đã có những tranh luận gay gắt về liệu chính sách đối ngoại của Trung Quốc có trở nên quyết đoán hơn không và hệ lụy của sự thay đổi chính sách này. Hai nhà phân tích Thomas Fingar và Fan Jishe cho rằng sự ổn định là đặc điểm của quan hệ Mỹ -Trung bởi mối quan hệ này mở rộng, đa dạng hơn, ưu tiên hơn và phụ thuộc hơn lẫn nhau hơn bao giờ hết.Theo Alastair Iain Johnston, đại học Harvard thì các học giả đang đánh giá quá cao về sự thay đổi này, bởi lẽ họ đã đánh giá quá thấp thái độ quyết đoán của Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng trong 15 năm qua, các quan chức Trung Quốc đã phát biểu một cách tương đối nhất quán về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ. Một số khác lại cho rằng phát biểu của Trung Quốc thực chất chưa đi quá xa. Nhà phân tích người Úc, Jeffrey Reeves chỉ rằng những cáo buộc cho rằng Trung Quốc có thái độ tập trung quá nhiều vào yêu sách lãnh thổ mở rộng của họ, những hoạt động ngoại giao gây gián đoạn trong Asean, và việc gia tăng sử dụng các lệnh trừng phạt kinh tế, trong khi bỏ qua các chính sách khác góp phần bất ổn khu vực, cụ thể là việc sử dụng quan hệ kinh tế để tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển nhỏ hơn ở châu Á.

Các nhà bình luận cũng thừa nhận xu hướng không chú ý đến các lĩnh vực có hoạt động hợp tác của Trung Quốc, như việc xích dần đến thống nhất khi Mỹ và Trung Quốc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, hay việc gia tăng hàng xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc. Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Thomas Christensen cảnh báo rằng chính sách phản tác dụng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng và Mỹ phải được hiểu là sự phản ứng và bảo thủ, thay vì quyết đoán và thay đổi. Qin Yaqing giáo sư Đại học Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng chính sách chiến lược chủ yếu của Trung Quốc - nhấn vào quan hệ Mỹ-Trung, không liên minh và dựa trên ngoại giao kinh tế - vẫn sẽ tiếp tục ngay cả khi có một vài thay đổi chính sách. Ví dụ như, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc chú trọng lợi ích cốt lõi như chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hơn cả lĩnh vực kinh tế. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng trong lĩnh vực tranh chấp trên biển, đã có những biểu hiện chứng tỏ rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đe dọa và sử dụng vũ lực một cách hạn chế để khuếch trương yêu sách chủ quyền của mình. Hành động nguy hiểm Trung Quốc chặn máy bay hải quân Mỹ khi đang tuần tra bình thường ở Biển Đông vào cuối tháng 8/2014 là hành động mới nhất trong vô số các hành động mà Trung Quốc truyền thông điệp đe dọa bằng cách gia tăng nguy cơ sự cố.

Nhiều nhà chiến lược Mỹ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ hành động ôn hòa hơn, bởi lẽ theo lập luận của họ, cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các tranh chấp trên biển đã cho thấy rõ cách tiếp cận này phản tác dụng và phương hại đến lợi ích của Trung Quốc. Hành động lên gân của Trung Quốc đã đẩy các đồng minh như Nhật Bản, Philippines, Úc vào một liên minh chặt chẽ hơn với Mỹ. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew cho thấy 70% số người được hỏi ở Nhật Bản, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Rob Taylor, một cố vấn thân cận với Thủ tướng Úc, Tony Abbott nói "chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc khác hẳn những gì họ đã làm hơn một thập kỷ trước đây, và điều này thực sự phản tác dụng". Với quan điểm chung của phương Tây là “rất khó xây dựng một chính sách đối ngoại có thiết kế tốt hơn nhằm làm suy yếu lợi ích lâu dài của Trung Quốc” như tờ Economist đã viết và về cơ bản thì Trung Quốc "không muốn mình mang tiếng là kẻ đứng ngoài vòng pháp luật” như nêu trong một bài báo đăng trên tờ Asian Wall Street Journal của bình luận viên Andrew Brown, có nhiều người đang trông chờ Trung Quốc quay trở lại chính sách trước đây.

Đáng tiếc đây là điều rất khó có thể xảy ra. Trung Quốc dựa vào biện pháp ép buộc ở cả hai hình thức ngăn chặn và cưỡng ép trong tranh chấp biển có thể sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai gần với hai lý do. Thứ nhất, thái độ quyết đoán của Trung Quốc là kết quả của một quyết định tính chiến lược có chủ ý là trung tâm của Chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-access/Anti-denied) của Bắc Kinh. Tờ Economist cho chiến lược chống tiếp cận là “khả năng ngăn chặn các lực lượng đối lập thâm nhập vào khu vực tác chiến”. Mặt khác, mục tiêu của chống tiếp cận không phải là phòng ngừa mà là làm gián đoạn hoạt động khi kẻ thù đã vượt qua rào cản truy cập”. Mặc dù điều này có vẻ không đúng với trực giác của chúng ta, nhưng Trung Quốc trên thực tế đang kỳ vọng sẽ ngăn cản được trạng thái cân bằng bằng lối hành xử quyết đoán của mình và vì thế trong tác chiến, họ cố gắng tạo ra một môi trường quốc tế và trong nước có khả năng giới hạn khả năng can thiệp của Mỹ vào bất kỳ xung đột nào.

Hai là, trong nội bộ Trung Quốc luôn tồn tại những tiếng nói có trọng lượng và có ảnh hưởng cho rằng chiến lược này là hữu hiệu hơn và tốt hơn các lựa chọn khác. Những quan điểm này không phải là không có lý. Mặc dù một số quốc gia có nhìn nhận ngày càng xấu về Trung Quốc, cuộc khảo sát toàn cầu thực hiện năm 2014 cho thấy 49% dân chúng được hỏi vẫn có nhìn nhận tích cực về Trung Quốc.Tập Cận Bình đã đưa ra các chính sách cứng rắn hơn liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, và Trung Quốc đã có thái độ quyết đoán hơn dưới thời của ông. Hơn nữa, cái giá phải trả cho những nhìn nhận tiêu cực là chưa rõ ràng – ngay cả Úc cũng chần chừ không muốn bị kéo vào chiến trận ngoại giao do quan hệ kinh tế gần gửi của mình với Trung Quốc. Và thậm chí, nếu như các nước không hài lòng, thì cũng rất khó bỏ qua đi một thực tế là Trung Quốc sử dụng “chiến thuật lợi dụng các hành động cho là mang tính khiêu khích ở khu vực tranh chấp nhằm thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho mình," - theo nhận định của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế - đã thành công trong việc củng cố yêu sách của Trung Quốc.  

Nói tóm lại, Trung Quốc vẫn sẽ luôn quyết đoán và chiến lược của Mỹ cần phải được điều chỉnh một cách phù hợp. Cụ thể, tôi đưa ra ba khía cạnh của khái niệm thời kỳ chiến tranh lạnh mà Mỹ cần phải bỏ nếu họ muốn bảo vệ lợi ích khu vực và tránh xung đột nếu được.

.......

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

 

Bài viết của tác giả Oriana Skylar Mastro, Trường đối ngoại Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown đăng trên Tạp chí The Washington Quarterly, 2015.

Người dịch: Tiến Thịnh & Thu Hương

Hiệu đính: Hà Hồng Hải