Thứ nhất, xử lý tốt quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và các nước lớn: Chiến lược “Một vành đai, một con đường” liên quan đến 5 tuyến: tại khu vực Thái Bình Dương liên quan đến Đông Nam Á và nhiều nước Trung Á. Hiện Ấn Độ và Nhật Bản khá dè dặt đối với chiến lược này. Trung Quốc cần xử lý tốt quan hệ với các nước lớn gồm với Nga, Mỹ, Nhật và Đức.

Trong khi tại Đông Nam Á và Đông Á, Trung Quốc bởi vấn đề Triều Tiên, Đài Loan và Biển Đông nên tồn tại tranh chấp, mâu thuẫn với một số nước, vì vậy Trung Quốc cần ứng phó thỏa đáng, lợi dụng diễn đàn quốc tế tuyên truyền chủ trương về “Một vành đai, một con đường”.

Thứ hai, xử lý tốt mối quan hệ giữa ý thức hệ và lợi ích quốc gia: cần xem lại bài học lịch sử, không nên vạch ranh giới ý thức hệ một cách quá giản đơn, cần coi trong và bảo vệ lợi ích quốc gia, không được quá nhấn mạnh viện trợ đối ngoại về kinh tế.

Thứ ba, xử lý mối quan hệ giữa Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước SOE và đầu tư tư nhân: chiến lược đầu tư nhiều tại các nước đang phát triển trên các lĩnh vực đường sắt, cầu đường, công trình, tiêu tốn nhiều kinh phí, hiện Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước đang là chủ thể nhưng vẫn có thể huy động tiềm lực của doanh nghiệp tư nhân

Thứ tư, xử lý tốt quan hệ giữa thái độ lạc quan mù quáng và thái độ cẩn trọng quá mức: hiện trong một số tuyên truyền không sát thực tế, xem nhẹ những rủi ro về chính trị và kinh tế, những nghiên cứu mang tính thận trọng khách quan không nhiều; trong số các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài trong chiến lược “Một vành đai, một con đường”, có nhiều ví dụ thành công nhưng cũng không ít thất bại.

Thứ năm, xử lý mối quan hệ giữa lịch sự và hiện thực: Trung Quốc với các nước Trung Á, Đông Nam Á có sự giao lưu văn hóa, kinh tế lâu dài trong lịch sử, cần nghiên cứu những kinh nghiệm thành công trong lịch sử. Xét từ văn hóa chính trị truyền thống của Trung Quốc, Trung Quốc không có logic là nước lớn ắt sẽ xưng bá như phương Tây, quan hệ ngoại giao của Trung Quốc trong lịch sử là mối quan hệ triều cống, chỉ cần các nước láng giềng đưa ra cam kết, tiếp nhận sự thống trị của thiên triều thì sẽ nhận lại sự đền bù và thưởng từ Thiên Triều. Do vậy, trong công tác tuyên truyền, cần kết hợp giữa lịch sử và thực tiễn, xóa bỏ tư duy sai lầm và đối địch của các nước bên ngoài.

Thứ sáu, xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn: khu vực cạnh tranh lớn nhất tại thế kỷ 21 là Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc đang ngày càng giữ vai trò trong khu vực, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là sản phẩm công cộng lớn nhất mà Trung Quốc dành cho thế giới, do vậy cần xuất phát từ chiến lược vĩ mô, xử lý tốt lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kiên trì sự thống nhất về nguyên tắc và linh hoạt.

Thứ bảy, xử lý tốt quan hệ giữa tuyên truyền và đổi chỗ tư duy. Một số cách thức và ngôn từ tuyên truyền của Trung Quốc đôi lúc đem lại áp lực cho những nước nhỏ láng giềng, gây ra cảm giác không an toàn, thậm chí không tin cậy và phản cảm. Trung Quốc cần tôn trọng quan hệ bình đẳng với các nước, trong ngôn từ tuyên truyền không nên chủ động nhấn mạnh Trung Quốc mà cần nhấn mạnh thúc đẩy và hỗ trợ khu vực phát triển kinh tế.

Thứ tám, xử lý tốt mối quan hệ giữa rủi ro, hiệu quả, đầu tư: thực hiện chiến lược “Một vành đai, một con đường” liên quan đến nhiều quốc gia với nhiều công trình lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng, cần nghiên cứu kỹ các loại rủi ro như rủi ro về chính trị (mâu thuẫn sắc tộc, chính biến, mâu thuẫn tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố...), rủi ro về kinh tế (giá thành vận chuyển, vốn đầu tư, khủng hoảng tài chính), rủi ro về sinh thái và xã hội (liệu công trình xây dựng có nhận được sự ủng hộ của Chính quyền và nhân dân địa phương…).

Về vấn đề hiệu quả, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc về ngắn hạn sẽ chưa thu được gì nhiều, hiệu quả này mang tính lâu dài, cần thử nghiệm trao đổi, giao lưu hợp tác và xây dựng lòng tin với Chính quyền sở tại, nhằm xây dựng nên cộng đồng chung về lợi ích, thu hút sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trên các lĩnh vực bảo vệ quân đội, động viên chính trị để giảm bớt và chia sẻ về rủi ro.

Thứ chín, xử lý tốt quan hệ kinh tế, chính trị và giao lưu văn hóa.

Thứ mười, xử lý tốt sự phát triển kinh tế trong nước và đầu tư ra bên ngoài: Trung Quốc cần duy trì môi trường chính trị nội bộ ổn định, coi trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sáng tạo, chỉ có một nền kinh tế trong nước phát triển thì chiến lược “Một vành đai, một con đường” mới thực hiện được suôn sẻ. Ngược lại, Trung Quốc có thể dựa vào chiến lược này để tìm kiếm điểm tăng trưởng mới, lấy xuất khẩu, đầu tư và thương mại tạo động lực cho kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định.

Đào Lâm, Chuyên gia nghiên cứu Đại học Quốc lập Singapore. Bài viết được đăng trên Mạng Liên hợp Tảo báo.

Lan Hoàng (gt)