Thứ nhất, hòn đá tảng cản đường Trung Quốc gia nhập TPP chính là Mỹ. Theo sự sắp xếp của Mỹ, Trung Quốc cần phải đợi sau khi đàm phán TPP kết thúc, Mỹ mới xem xét đến việc lúc nào thích hợp cho vấn đề Trung Quốc gia nhập. Nhìn từ góc độ lợi ích của việc gia nhập TPP, số quốc gia tham gia càng nhiều thì lợi ích tạo ra cũng càng lớn, mục tiêu cuối cùng của Mỹ cũng là kết nạp Trung Quốc vào TPP. Tiêu chuẩn cao mà Mỹ nêu ra hiện nay là nhằm để giành vị trí cao trong đàm phán với Trung Quốc sau này.

Thứ hai, Trung Quốc hiện nay tiếp nhận TPP vẫn còn khó khăn. Đó là chưa nói các tiêu chuẩn kinh tế xã hội trong nước, Trung Quốc còn chưa đủ điều kiện thực hiện. Ví dụ về tiêu chuẩn tham gia thị trường, mặc dù tiêu chuẩn của TPP so với P4 không phải là cao, nhưng đối với Trung Quốc thì tiêu chuẩn ấy không hề thấp. Hiện mức quan thuế trung bình của Trung Quốc là 9,6; trong đó sản phẩm phi nông nghiệp là 8,7; quan thuế sản phẩm nông nghiệp bình quân là 15,6. Theo thống kê của WTO, lấy 3 chỉ tiêu trên làm ví dụ, Trung Quốc so với các quốc gia hiện nay của TPP, trừ Việt Nam và Mexico ra, đều cao hơn tất cả các nước khác. Vì vậy, nếu Trung Quốc bây giờ gia nhập TPP, về mặt dỡ bỏ quan thuế sẽ phải đứng trước sức ép tương đối lớn.

Thứ ba, đối với TPP, vấn đề của Trung Quốc hiện nay không phải là có gia nhập hay không gia nhập mà là làm thế nào hóa giải ảnh hưởng tiêu cực của việc chưa thể gia nhập TPP. Những ảnh hưởng này chủ yếu bao gồm các mặt sau: TPP tạo ra hiêu ứng dịch chuyển tạo ra tổn thất cho Trung Quốc, bào mòn làm yếu đi xuất khẩu của Trung Quốc đối với Nhật, Mỹ và các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Trung Quốc trở thành người ngoài cuộc trong việc ban hành luật chơi mới, sau này chỉ có thể làm người bị động tiếp nhận quy tắc mới; mở rộng hơn khoảng cách các quy tắc mậu dịch quốc tế, không có lợi cho cải cách thể chế quốc nội của Trung Quốc; làm tăng giá thành giao dịch doanh nghiệp Trung Quốc, cản trở bước tiến quốc tế hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ tư, đối với ảnh hưởng tiêu cực do TPP đưa lại, Trung Quốc cần có một sức mạnh chiến lược. Một là, khi TPP kết thúc đàm phán thì kết cục của nó như thế nào hiện chưa thể nói được, còn phải chờ. Hai là, thời đại Mỹ một tay che cả bầu trời đã qua rồi, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nhiều cơ chế hợp tác. Ngoài TPP còn có cơ chế RCEP, 10+3, cơ chế tự do thương mại Trung - Nhật - Hàn, Trung Quốc có thể có không gian rộng lớn để hợp tác. Ba là, hiện Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, là quốc gia thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới. Thị phần kinh tế của Braxin, Ấn Độ, Nga và những nền kinh tế mới nổi cũng không ngừng lớn mạnh, rốt cục, nước Mỹ muốn ban hành và thực hiện luật chơi thương mại toàn cầu mới, trong đó không có Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ không làm nổi.

Thứ năm, giành cái được, tránh cái hại, cần quản lý mọi mặt, xử lý thỏa đáng các thách thức. Một là phải theo dõi sát sao tiến trình đàm phán TPP, trao đổi thông tin với các quốc gia thành viên, luôn nắm chắc động hướng đàm phán. Hai là, cùng với đàm phán Hiệp định bảo hộ mậu dịch Trung - Mỹ, tăng cường tìm hiểu và đối thoại với Mỹ về tiến trình và các vấn đề đàm phán TPP. Ba là, tích cực thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế Trung Quốc và khu vực và chiến lược mậu dịch tự do, giảm thiểu đến mức thấp nhất hiệu ứng dịch chuyển thương mại của TPP. Bốn là, đẩy nhanh tiến trình cải cách trong nước.

Cần phân biệt rõ ràng để đối xử với vấn đề “trong biên cảnh”, không thể dùng thái độ bài xích tất cả. Ví dụ như thuận lợi hóa thông quan, bảo hộ bản quyền trí tuệ, minh bạch chính sách, thông tin và doanh nghiệp vừa và nhỏ… hiện nay đều có thể làm được. Đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh công bằng, nhất trí hóa quy tắc đầu tư, dịch vụ, tiền tệ, thương mại điện tử… cũng cần căn cứ vào kế hoạch cải cách tổng thể được xác định qua Hội nghị Trung ương 3, có bước đi, trình tự. Điều đó giúp cho Trung Quốc giành được chủ động trong tiến trình nhất thể hóa với kinh tế khu vực, giành được quyền chủ động và quyền đối thoại lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc đàm phán tham gia cơ chế thương mại đa biên tiêu chuẩn cao.

Ngô Chính Long - Uỷ viên Ủy ban Quốc gia  hợp tác kinh tế Trung Quốc - Thái Bình Dương. Bài viết được đăng trên Thời báo Kinh tế Trung Quốc.

Quốc Trung (gt)