Tóm tắt

Ngoại giao văn hóa là nhân tố then chốt trong hành trình Trung Quốc hiện thực hóa giấc vươn lên thành nước lớn trong khi vực và trên toàn cầu. Trong thập niên đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã ráo riết lơi dụng công cụ ngoại giao văn hóa nhằm gắn sự phát triển của nó với hình tượng "phát triển hòa bình ". Thực tiễn chứng tỏ, những nỗ lực này đã đem lại kết quả nhất định trong việc xoa dịu và trấn an dư luận quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy  nhiên, ý đồ lơi dụng văn hóa thực hiện lợi ích chính trị còn gặp nhiều trở ngại, đặc biệt trong bối cảnh lối hành xử "nói một đằng làm một nẻo " của Trung Quốc đang gia tăng trong thời gian gần đây.

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia từ thời cận đại đến nay, sự trỗi dậy của một quốc gia sẽ dẫn đến sự xáo trộn, thậm chí dẫn tới sự thay đổi trật tự thế giới. Bài học lịch sử cho thấy, các quốc gia trỗi dậy thường thông qua con đường quân sự, hay dùng sức mạnh cứng để đạt được lợi ích của mình. Trung Quốc dường như không phải là ngoại lệ.

Sau 30 năm tiến hành cải cách mở cửa, với lốc độ tăng trưởng chóng mặt về kinh tế cùng những hoạt động quân sự ráo riết và chi phí khổng lồ cho quốc phòng, quốc gia này đã và đang từng bước khẳng định vị thế ngày càng cao trên bản đồ quyền lực thế giới. Sự trỗi dậy đó đã và đang khiến cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước láng giềng lo ngại về “mối đe dọa từ Trung Quốc". Để xoa dịu, trấn an dư luận quốc tế và mở rộng đường phát triển, trong hơn một thập niên trở lại đây, Chính phủ Trung Quốc đã liên tục đưa ra nhiều động thái điều chỉnh chiến lược đối ngoại theo hướng "mềm" hóa như: nhấn mạnh "thúc đẩy xây dựng thế giới hòa hòa bình lâu dài, phồn vinh chung"[1], đưa ra khái niệm Trung Quốc "Trỗi dậy hòa bình"[2] (sau này là "Phát triển hòa bình") để khẳng định con đường phát triển của Trung Quốc. Về cơ bản, chiến lược đối ngoại mới nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố văn hóa, ngoại giao hóa đối với việc hiện thực hóa lợi ích quốc gia Trung Quốc. Trên thực tế, việc tăng cường các hoạt động ngoại giao văn hóa với tư cách “là tất cả các hoạt động ngoại giao hòa bình của Nhà nước có chủ quyền trong đó gồm cả văn hóa, với mục tiêu là bảo vệ lợi ích văn hóa và thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa đối ngoại của nước đó dưới sự chỉ đạo của chính sách văn hóa đối ngoại nhất định. . . "[3] đã được Chính phủ Trung kết hợp tinh tế và toàn diện với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao quân sự, tạo thành nhân tố đặc biệt trong việc thúc đẩy và hiện thực hóa chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc. Thực tiễn triển khai đã chứng tỏ, chính sách đối ngoại mới gắn với khẩu hiệu "Trung Quốc trỗi dậy hòa bình", đã phần nào giúp xoa dịu sự lo ngại và làm giảm đi ý muốn của các nước khác liên kết với nhau để đối phó với cường quốc đang trỗi dậy này[4].

Nhận thức của Chính phủ Trung Quốc ve vai trò của ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa bình

Chiến lược văn hóa, vốn được coi là "tư tưởng, mục tiêu, phương thức và hướng chỉ đạo cơ bản của một quốc gia hoặc khu vực nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc" đóng vai trò không thể thiếu đối với sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của một dân tộc, quốc gia[5]. Đặc biệt, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, thông tin bùng nổ mạnh mẽ như ngày nay, văn hóa ngày càng trở thành nhân tố quan trọng tạo thành sức mạnh tổng hợp của đất nước. Với ý nghĩa đó, chiến lược văn hóa đối ngoại ngày càng được các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc coi trọng. Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng là cái nôi của văn minh nhân loại, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thế mạnh văn hóa đã không được phát huy đầy đủ. Từ những năm cuối thế kỷ 20, sau khi sức mạnh cứng của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng, Chính phủ nước này đã chuyển trọng tâm sang tăng cường tận dụng sức mạnh mềm với ngoại giao văn hóa là hạt nhân. Tại Đại hội XV ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Giang Trạch Dân nêu rõ: "Sự phát triển của văn hóa Trung Quốc không tách rời thành quả chung của văn minh nhân loại. Phải kiên trì nguyên tắc tự chủ, triển khai nhiều loại hình giao lưu văn hóa đối ngoại, tiếp thu thế mạnh văn hóa của các nước, thể hiện những thành tựu xây dựng văn hóa của Trung Quốc với thế giới”[6].

Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, lớn mạnh của Trung Quốc được khẳng định rõ hơn trong những năm đầu thế kỷ 21 . Trung Quốc đã đưa văn hóa trở thành nhân tố then chốt trong việc nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh "[ . . . ] lực lượng tinh thần cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia [ ] Một quốc gia, một dân tộc [ . . . ] có tinh thần dân tộc cao quý hay không là thước đo quan trọng đánh giá sức mạnh tổng hợp quốc gia đó mạnh hay yếu”[7].Trên cơ sở đó, Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu “ra sức xây dựng nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, làm cho nó có sức hẩp dẫn và sức cảm hóa lớn đối với dân chúng trong nước và toàn thế giới”.

Dựa trên khung lý luận ngoại giao văn hóa đã được xác lập, Đại hội XVI ĐCS Trung Quốc đánh đấu giai đoạn phát triển mới về ngoại giao văn hóa của quốc gia này. Việc đưa ngoại giao văn hóa vào trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt nền móng  chính sách cho việc thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa. “Kiến nghị của Trung ương ĐCS Trung Quốc về quy hoạch hoạch định phát triển kinh tế và xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 11” dược Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI thông qua tháng 10/2005 nêu rõ nhiệm vụ chiến lược "Tích cực khai thác thị trường văn hóa quốc tế, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa đi ra thế giới"[8] Bên .cạnh đó, để thích ứng với tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, Chính phủ Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao văn hóa. Báo cáo Đại hội Đảng XVII ĐCS Trung Quốc tháng 10/2007  nhấn mạnh, coi nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Đồng thời, tập trung điều chỉnh mũi

nhọn ngoại giao văn hóa theo hướng "Tăng cường giao lưu văn hóa đối ngoại, tiếp thu thành quả văn minh ưu tú của các nước, tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa". Bản Báo cáo đã nêu lên các biện pháp cụ thể thúc đẩy ngoại giao văn hóa phát triển, đó là chiến lược mở cửa văn hóa đối ngoại kết hợp giữa “Tiếp thư” và "Đi ra

ngoài". Trong đó, chiến lược "Tiếp thu” nhấn mạnh tiếp thu thành quả văn thinh ưu tú của các nước, còn chiến lược "Đi ra ngoài" lại nêu rõ cần lợi dụng mọi kênh giao lưu văn hóa để thể hiện chính xác, tích cực hình tượng Trung Quốc với thế giới[9]. Có thể thấy, những điều chỉnh nâng cao vị thế của ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại nói

riêng và chiến lược phát triển tổng thể của Trung Quốc nói chung đã tạo ra cơ sở lý luận, xác định rõ hướng phát triển cho ngoại giao văn hóa, là tiền đề đưa ngoại giao văn hóa Trung Quốc thực hiện bước đột phá mạnh mẽ trong những năm tiếp theo .

Ngoài ra, để  ngoại giao văn hóa phát huy hiệu quả cao nhất, phục vụ đắc lực tiến trình vươn lên thành nước !ớn toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc đã khôn khéo gắn ngoại giao văn hóa với ngọn cờ tuyên truyền tư tưởng văn hóa "Dĩ hòa vi quý", "Hòa mà không đồng", giương cao khẩu hiệu "Ra sức xây dựng thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài và phồn vinh chung", cam kết tư tưởng này sẽ trở thành "Chiến lược cơ bản của ngoại giao Trung quốc"[10]. Như vậy, với những nhận thức và điều chỉnh chiến lược trên đây, ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao quân sự đã trở thành một trong ba trụ cột chính phục vụ chiến lược mới phát triển hòa bình của Trung Quốc.

Ngoại giao văn hóa - Công cụ hiện thực hóa chiến lược phát triển hòa hình của Trung quốc

"Văn hóa là công cụ theo đuổi lợi ích quốc gia, có giá trị chiến lược nhưng thực chất nó là nguồn tài nguyên chiến thuật"[11]. Nhận thức rõ điều đó, chính phủ Trung Quốc đã và đang ráo riết tăng cường các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm gắn sự phát triển của Trung Quốc với hình ảnh hòa bình hữu hảo. Trong Sách trắng "Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc" ngày 22/12/2005, Trung Quốc đã chính thức đưa ra các cam kết thực hiện chính sách đối ngoại "phát triển hòa bình là con đường tất yếu của công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc", "sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới và sự phồn vinh của thể giới cũng cần có Trung Quốc"[12].Trên bình diện ngoại giao văn hóa, cam kết trên đã được hiện thực hóa nhằm đạt được những mục đích sau: Thứ nhất, ở góc độ chính sách, các hoạt động ngoại giao văn hóa được áp dụng như công cụ quảng bá và đảm bảo với thế giới rằng "mô hình phát triển Trung Quốc được thực hiện thông qua con đường hòa bình, qua đó làm "mềm" hóa sự trỗi dậy Trung Quốc và giảm bớt lo ngại về "mối đe dọa Trung Quốc. Thứ hai, các hoạt động ngoại giao văn hóa được sử dụng nhằm tạo dựng và nâng cao vị thế Trung Quốc là một nước lớn thân thiện, có trách nhiệm. Đây là những bước đi mở đường vươn tới cái đích hiện thực hóa giấc mơ “nước lớn văn hóa", đảm bảo quá trình "phát triển hòa bình" của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Làm niềm " hóa sự trỗi dậy của Trung Quốc, giảm lo ngại về “mối đe dọa Trung Quốc".

Từ giữa những năm 90 thế kỷ 20, những thành công ban đầu cua công cuộc cải cách mở cửa đã tạo đà cho sự bứt phá ngoạn mục của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời đẩy vị trí quốc tế của quốc gia này lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận với sự gia tăng của sức mạnh kinh tế, Trung Quốc đã liên tục đầu tư những khoản chi phí khổng lồ cho quân sự và thực hiện không ít chính sách thiếu minh bạch trong an ninh quốc phòng. Điều này đã làm rộ lên nghi ngờ về mưu đồ bá quyền nước lớn của Trung Quốc. Nhằm xoa dịu dư luận quốc tế, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường tiến hành các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại để truyền đi thông điệp, sự phát triển của Trung Quốc được thực hiện thông qua con đường hòa bình.

Việc tăng cường ngoại giao văn hóa nhằm làm "mềm" hóa sự trỗi dậy của Trung Quốc được nước này thực thi đầu tiên ở các nước láng giềng gần gũi ở châu Á. Để trấn an các nước láng giềng nhạy cảm, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước láng giềng, có các biện pháp mềm dẻo hơn trong giải quyết các bất đồng, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và lãnh hải. Hơn thế, quốc gia này đang ngày càng trở nên thực tế hơn trong việc tạo lập các thỏa thuận chiến lược với các đối tác, linh hoạt hơn trong việc thu hút sự ủng hộ quốc tế thông qua nhiều chỉnh sách ngoại giao như "chính sách ngoại giao mỉm cười", ngoại giao công và "ngoại giao láng giềng thân thiện", quan trọng hơn là gia tăng mạnh ảnh hưởng văn hóa thông qua nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa.

Dựa vào sự khâm phục về sức hấp dẫn của nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa nơi sinh ra các "giá trị châu Á" điển hình; dựa vào sức mạnh vô hình từ các cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã giành được nhiều món lơi kinh tế và tạo đà cho sự xâm lấn của làn sóng văn hóa thông qua quảng bá du lịch, xuất khẩu các sản phẩm văn hóa và bành trướng truyền thông thương mạt tới các quốc gia trong khu vực. Hội chợ Triển lãm Trung QUỐC-ASEAN hàng năm với việc trưng bày hàng loạt các sản phẩm văn hóa Trung Quốc từ nghệ thuật thư pháp, điêu khắc, thư pháp, gốm sứ đến ẩm thực, thời trang... đã tạo ra nhiều cơ hội thương mại để mở rộng phạm vi ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc tại các thị trường ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước phát triển hòa bình, con người thân thiện, văn hóa đa dạng giàu bản sắc với công chúng trong khu vực.

Để thực hiện giấc mơ "nước lớn văn hóa" toàn cầu, các kênh giao lưu văn hóa đối ngoại truyền thống được Chính phủ Trung Quốc tận dụng triệt để. Thông qua con đường chính thức, Trung Quốc đã ký hiệp định văn hóa cấp chính phủ với 143 quốc gia, ký 682 kế hoạch giao lưu văn hóa hàng năm. Mỗi năm có hơn 2000 dự án giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài được Bộ Văn hóa phê duyệt, bao phủ tới 60-70 quốc gia, với hơn 30 nghìn người. Duy trì quan hệ giao lưu văn hóa với hàng ngàn tổ chức văn hóa quốc tế và các quốc gia khác. Phạm vi giao lưu văn hóa thường đề cập tới các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. văn vật, triển lãm sách, thông tin, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, y tế, thanh niên, phụ nữ, du lịch, tôn giáo[13]

Bên cạnh đó, đa dạng hóa các hình thức giao lưu văn hóa đối ngoại nhằm mục đích làm cho "các nước khác hiểu hơn về Trung Quốc" cũng là sự lựa chọn được ưu tiên. "Năm Văn hóa” lả phần quan trọng trong chiến lược ngoại giao văn hóa của nước này. Những năm đầu thế kỷ 21 Trung Quốc đã tổ chức thành công nhiều hoạt động "Tuần Văn hóa"

"Tháng Văn hóa" và "Năm Văn hóa" Trung Quốc Ở các nước Pháp, Mỹ Ai Cập, Nga, Ấn Độ, Phần Lan…[14], được đánh giá là những hoạt động có ảnh hưởng tích cực tới chiến lược quảng bá văn hóa và tô đậm thêm hình ảnh thân thiện của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế[15]. 

Xây dựng hình tượng nước lớn “thân thiện, tử tế” , nâng cao vị thế và ảnh trường quốc tế của Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong việc nâng cao  vị thế quốc tế, trở thành khâu then chốt xây dựng hình tượng quốc gia. Nói cách khác, vai trò quốc tế, ảnh hưởng của một quốc gia trên vũ đài quốc tế cũng như những hiệu ứng do nó đem đến thường quyết định bởi trình độ ngoại giao văn hóa của quốc gia đó. Từ những năm đầu thế kỷ 21, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội tận dụng triệt để lợi thế của ngoại giao văn hóa nhằm nâng cao hình anhr quốc tế của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc thường gắn các hoạt động ngoại giao mang tính quốc tế với hình tượng "nước lớn có trách nhiệm". Mặt khác, áp dụng một loạt chính sách ngoại giao văn hóa mang tính sẵn lòng giúp đỡ (dễ dãi), hợp tác đối với các nước đang phát triết đặc biệt là các nước ở khu vực châu Phi. Tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi, trước sự hiện diện của lãnh đạo 48 nước châu Phi, Trung Quốc đã đưa ra đề nghị gồm tám điểm nhằm giúp châu Phi phát triển. Với việc tổ chức thành công hoạt động giao lưu văn hóa "Hội tụ

văn hóa châu Phi 2008" tại Thâm Quyến vào hai tháng 10 và 11/2008, "Hội tụ văn hóa Trung Quốc 2009" tại 20 quốc gia ở châu Phi. . . và hàng loạt các hoạt động khác Trung Quốc đã cải thiện đáng kể hình ảnh của mình tại khu vực này.

Ngôn ngữ được coi là vật dẫn đưa văn hóa một quốc gia hòa nhập với thế giới. Về phương diện truyền bá ngôn ngữ tiếng Hán, Trung Quốc đã có một bước đi khôn khéo trong chiến lược phát triển hòa bình khi chọn Khổng Tử - người sáng lập học thuyết Nho giáo làm tên gọi cho cơ quan truyền bá tiếng Hán, văn hóa Hán ra toàn thế giới. Bởi mục tiêu kiên trì phát triển hòa bình, chung sống hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới mà Chính phủ Trung Quốc đề xuất trong chiến lược phát triển hòa bình về cơ bản dựa trên tư tưởng "lấy con người làm gốc", "dĩ hòa vi quý", "hòa mà không đồng" của Không Tử. Để đưa văn hóa Trung Hoa lan tỏa toàn cầu, Trung Quốc đã hỗ trợ thành lập Học viện Không Tử ở khắp nơi trên thế giới. Với những cố gắng đó, từ năm 2005 đến nay, các học viện Không Tử đã tạo nên cơn sốt Hán ngữ trên khắp các châu lục và đang trở thành tấm danh thiếp truyền bá tinh hoa văn hóa Hán với hạt nhân là tư tưởng “hài hòa", "hòa giải", "hòa bình" của Không Tử ra toàn thế giới. Theo thống kê, hiện có 316 Học viện Không Tử và 317 lớp học  Không Tử được thành lập ở 94 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu[16].16 Bên cạnh chức năng chủ yếu là đào tạo Hán ngữ, phổ biến ngôn ngữ, triển khai ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hóa nhằm thúc đẩy phổ biến văn hóa Trung Hoa đã và đang được tận dụng một cách có hiệu quả ở các Học viện Không Tử.

Có thể thấy, trong thời gian qua, các hoạt động ngoại giao văn hóa hòa bình và thiện chí cùng tốc độ nhân rộng của các Học viện Không Tử đã làm cho sức hấp dẫn của hình ảnh Trung Quốc hòa bình, thân thiện đối với thế giới tăng lên rõ rệt. Trong cuốn sách Thế công mê hoặc: Sức mạnh mềm của Trung Quốc đã thay đổi thế giới như thế nào, học giả Joshua Kurlantzick cho rằng: "Ngoại giao văn hóa Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt hình tượng quốc tế của quốc gia này…”[17]. Theo kế hoạch trưng cầu dân ý quốc tế do Đại học Maryland phát động và tổng kết, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7/2009 đã tiến hành tham khảo ý kiến 24.590 người ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhân dân các nước trên thế giới đánh giá tích cực về Trung Quốc cao hơn đối với Mỹ, lần lượt là 49% và 43%, trong khi đó, đánh giá tiêu cực về Trung Quốc chiếm tỉ lệ thấp hơn so với Mỹ, lần lượt là 30% và 38%[18].  Những con số trên phần nao chứng tỏ, Trung Quốc đã khá thành cộng trong nỗ lực đưa văn hóa Trung Hoa ra thế giới, góp phần nâng cho hình ảnh và vị thế của một Trung Quốc “tử tế”, “thân thiện”.

Giấc mơ “nước rón văn hóa" của Trung Quốc có thành hiện thực?

Từ thực tiễn các hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc trong thời gian qua cho thấy, quốc gia này đã tận dụng triệt để thế mạnh văn hóa sẵn có của một nền văn minh lâu đời, bước đầu khai thác các hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm quảng bá tốt hơn hình ảnh quốc tế, từ đó khẳng định với thế giới mục tiêu kiên trì đi theo "con đường phát triển hòa bình”. Không thể phủ nhận, những hành động này của Trung Quốc ở một mức độ nhất định đã đem lại kết quả khả quan. Trong hơn một thập kỷ qua, hình ảnh của Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt trong tâm lý người dân các nước láng giềng gần gũi ở châu Á. Một cuộc thăm dò ý kiến do Cơ quan Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành vào tháng 7 và 8/2003 cho thấy hình ảnh của Trung Quốc nhìn chung là tích cực ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Đa số những người được hỏi ý kiến (54% ở Nhật Bản và 68% ở Hàn Quốc) hoàn toàn có thiện chí với Trung Quốc. Thiện cảm đối với Trung Quốc có chiều hướng tăng lên ở các nước Đông Nam Á Kết quả của cuộc thăm dò dư luận do đài BBC tiến hành cuối năm 2003 cho thấy, có tới 70% người dân Phi-lip-pin và 68% người In-đô-nê- xi a được hỏi có cái nhìn tích cực về Trung Quốc. Hơn 2/3 người Thái Lan được hỏi coi Trung Quốc là "người bạn thân nhất" của Thái Lan trong khi chỉ có 9% ủng hộ Mỹ[19]. Điều này cho thấy, ngoại giao văn hóa đã góp phần đem lại những tín hiệu tích cực trong việc làm "mờ" đi "mối đe dọa" tiềm ẩn bên trong hình ảnh con "sư tử hung dữ" Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, giấc mơ trở thành nước lớn về văn hóa ngang tầm với nước lớn về kinh tế và chính trị của Trung Quốc cho tứ thời điểm này vẫn khó hội tụ đủ điều kiện để trở thành hiện thực. Đó lả do trong quá trình triển khai, ngoại giao văn hóa Trung Quốc còn bộc lộ nhiều hạn chế:

Một là, ngoại giao văn hóa Trung Quốc còn mang đậm sắc thái "'quan phương", nặng kiểu "truyền giáo". Chủ thể của mọi hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc hiện nay là Chính phủ, cơ quan chủ trì hoặc trực tiếp chỉ đạo. Các hoạt động như "Năm Văn hóa", "Tháng văn hóa", "Tuần Văn hóa" lả kênh triển khai ngoại giao văn hóa quan trọng của Trung Quốc, các hình thức này tuy có tác dụng góp phần nâng hình ảnh quốc gia của Trung Quốc, song mang tính nhất thời và đậm sắc thái chính trị[20]. Điều đó khiến các hoạt động ngoại giao văn hóa của Trung Quốc chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, thậm chí còn làm nảy sinh sự nghi ngờ nhất định của dư luận quốc tế về tính khách quan, chân thực của hoạt động này. Tuyên truyền và truyền bá văn hóa là một công cụ hữu hiệu để Trung Quốc "đánh bóng" hình ảnh. Tuy nhiên, dù qua các phương tiện truyền thông đại chúng hay thành lập Học viện Không Tử thì các hoạt động này đều bị cho là có sự can thiệp quá sâu của Chính phủ, mang đậm sắc thái "quan phương", "truyền giáo"[21]. Ví dụ điển hình là Học viện Không Tử. Được coi là biểu tượng của sức mạnh mềm Trung Quốc, là "Tấm danh thiếp" truyền bá văn hóa Trung Hoa[22], nhưng các Học viện này lại do Văn phòng Quốc gia chỉ đạo phổ biến Hán ngữ Quốc tế do Bộ Giáo dục Trung Quốc quản lý. Đây là nguyên nhân khiến việc thành lập Học viện Không Tử bị tẩy chay ở một số khu vực. Ở Nam Califomia, Mỹ, người dân địa phương chất vấn: "Nguồn vốn từ Trung Quốc đã thay đổi cơ cấu ngành thương nghiệp địa phương, chẳng lẽ văn hóa Trung Quốc còn muốn thay đổi thế hệ sau của nước Mỹ sao?". Phó Viện trưởng Học viện Thông tin và Tuyên truyền - Đại học Thanh Hoa Sử An Bán cho rằng: "Học viện Không Tử gặp phải sự tẩy chay và chỉ trích của một số người, nguyên nhân là do mang đậm "sắc thái quan phương" và "Bàn tay chính phủ rõ rệt"[23]. Rõ ràng phương thức tuyên truyền kiểu này đã làm giảm đáng kể hiệu quả truyền bá văn hóa của Trung Quốc.

Hai là, ngoại giao văn hóa chưa được đầu tư đầy đủ. Hiện Trung Quốc chưa có một cơ quan chuyên môn chỉ đạo thống nhất các hoạt động ngoại giao văn hóa. Ngoài Phòng Thông tin ủy ban Quốc vụ viện, nhiềuban ngành khác như Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục, Bộ Thương mại đều có chức năng giao lưu văn hóa đối ngoại tương đương, dẫn đến chồng chéo, phân tán trong quản lý các hoạt động ngoại giao văn hóa. Hơn nữa, tuy vai trò của ngoại giao văn hóa Trung Quốc đã được nâng lên một tầm cao mới, nhưng do vẫn còn ở giai đoạn đầu triển khai nên đầu tư cho ngoại giao văn hóa của Trung Quốc vẫn chưa so sánh được với ngoại giao kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, hiện nay Trung Quốc lại đang trong tình trạng "nhập siêu” về văn hóa, sản nghiệp hóa ngành văn hóa của nước này mới bắt đầu, rất nhiều sản phẩm văn hóa

khó ra khỏi thị trường Trung Quốc. Đây là hạn chế lớn trong việc đưa văn hóa Trung Quốc tiếp cận thị trường thế giới.

Ba là, những động thái "phi hòa bình", sự phát triển "mất hài hòa" của Trung Quốc đang gia tăng trong thời gian gần đây, làm dấy lên những nghi ngờ trong cộng đồng quốc tế về một Trung Quốc "nói một đường, làm một nẻo". Trong khi Trung Quốc giương cao khẩu hiệu "phát triển hòa bình", khẳng định "Trung Quốc quyết không xưng bá”, thì thái độ và các hành vi hoàn toàn ngược lại của họ liên quan đến các khu vực biển, đảo tranh chấp với các nước láng giềng, đặc biệt là việc Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hiện đại hóa quân đội và các lực lượng hải quân,  tăng cường các hoạt động tranh chấp và đe dọa đã ngày càng làm sống lại ký ức về một đế chế Trung Hoa trong lịch sử. Thêm vào đó là sự lấn át về sức mạnh kinh tế Trung Quốc khiến các nước, đặc biệt là các nước láng giềng của Trung Quốc, trở nên cảnh giác hơn trước sự du nhập của văn hóa cũng như các hoạt động "mềm" của Trung Quốc. Điều đáng nói là, trong khi đề xuất xây dựng "xã hội hài hòa", tiến tới xây dựng "thế giới hài hòa” thì chính Trung Quốc lại không thực hiện được phát triển "hài hòa". Thực trạng hàng kém chất lượng, hàng giả của Trung Quốc tràn ngập khắp thế giới: Liệu hình ảnh quốc tế của Trung Quốc có nâng cao được nữa không khi có đến gần 70% dân số Trung Quốc cảm thấy không yên tâm về chất lượng thực phẩm của nước này[24]. Hơn nữa, với sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, Trung Quốc đã phải trả giá đắt bằng sự xuống cấp trầm trọng của môi trường sinh thái. Chính những lời nói và hành động không đi đôi với nhau kiểu này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, một làn sóng lo ngại về mưu đồ bành trướng của Trung Quốc đang dâng cao ở các nước xung quanh Trung Quốc, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Rào cản vô hình này đã hạn chế đáng kể sự thâm nhập của văn hóa Trung Quốc vào các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Kết luận

Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai ngoại giao văn hóa Trung Quốc, chúng tôi cho rằng, ngoại giao văn hóa có vai trò không thể thiếu trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển hòa bình của nước này. Ngoại giao văn hóa chính là công cụ dọn đường, là vật tín chấp để Trung Quốc thực hiện ý đồ vươn lên thành nước lớn khu vực và toàn cầu một cách thuận lợi. Thông qua tận dụng mọi phương thức nhằm quang bá sức hấp dẫn của hình ảnh đất nước, con người và nền văn hỏa Trung Hoa đa dạng ra toàn thế giới, quốc gia này đã biến văn hóa thành "tấm đanh thiếp" chuyển tải thông điệp "Trung Quốc phát triển bằng con đường hòa bình". Không thể phủ nhận một điều là những cố gắng thúc đẩy ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đã đem lại những tác dụng nhất định trong việc vỗ về và xoa dịu dư luận quốc tế. Làn sóng văn hóa Trung Quốc bước đầu đã lan tỏa tới các quốc gia và khu vực trên thế giới, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở các nước châu Phi và châu Mỹ La-tinh là những minh chứng rõ ràng nhất. Đây là tiền đề thuận lợi để Trung Quốc phổ biến giá trị quan, tư tưởng chính trị trên phạm vi toàn cầu.

Tuy vậy, ý đồ lợi dụng ngoại giao văn hóa thực hiện mục tiêu chính trị của Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại lớn. Đó là trở ngại đến từ chính thái độ hành xử "nói một đường, làm một nẻo" của Chính phủ Trùng Quốc, từ sự xâm lăng về kinh tế và sự khuếch trương thái quá về tiềm lục quân sự. Đặc biệt, những hành động quân sự mạnh bạo và bất châp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian gần đây khiến hình ảnh "phát triển hòa bình" mà Trung Quốc đã dày công gây dựng bấy lâu nay đứng bên bờ vực đổ vỡ. Chính những trở ngại trên đã và đang tạo thành một làn sóng ngầm ở khu vực và trên toàn cầu kháng cự lại sự xâm lấn của văn hóa Trung Quốc. Vì thế, giấc mơ "nước lớn văn hóa” ngang tầm với nước lớn về kinh tế, chính trị của Trung Quốc khó có thể trở thành hiện thực trong một tương lai gần./.

Ths. Phạm Hồng Yến

Bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Học viện Ngoại giao số 2 (85), 6/2011


* Ths., Viện Nghiên cứu Trung Quốc.

[1] Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nước CHND Trung Hoa, Nhân dân Nhật báo ngày 2/10/2009


[2] Khái niệm “trỗi dậy hòa bình” do nguyên Phó hiệu trưởng thường trực trường Đảng Trung ương ĐCS Trung Quốc lần đầu tiên công khai tại Diễn đàn châu Á – Bắc Ngao tháng 11/2003. Tháng 12/2004, trong buổi nói chuyện với sinh viên trường Đại học Havard (Mỹ), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhắc lại khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình”. Tại Tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Mao Trạch Đông tổ chức ngày 26/12/2003, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đảo cũng nhắc đến khẩu hiệu này. Sau đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần giải thích khái niệm và nội hàm của thuật ngữ Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”.

[3] Bành Tân Lương, Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm của Trung Quốc: Nhìn từ góc độ toàn cầu hóa, Nxb. Nghiên cứu và Giảng dạy ngoại ngữ Bắc kinh, 2008, tr. 76.

[4] Joseph S. Nye, “Sự trỗi dậy của Sức mạnh mềm Trung quốc", Tạp chí Phố Wall, ngày 29/12/2005.

[5] Lý Trí, Ngoại giao văn hóa - Lý giải từ góc độ tuyên truyền học, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2005, tr. 149.


[6] Phòng nghiên cứu Văn hiến Trung ương ĐCS Trung Quốc biên tập, “Tuyển chọn biên tập văn kiện quan trọng từ Đại hội XV đến nay” (Phần l), Nxb. Nhân dân, 2003, tr. 37.

[7] Nhân dân Nhật báo, ngày 29/9/1998.


[8] Hồ Cẩm Đào. "Giương cao ngọn cờ vĩ đại CNXH đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu để đạt được thắng lợi mới trong xây đựng xã hội khá giả toàn điện". Báo cáo tại Đại hội đại biển toàn quốc  lần thứ XVII ĐCS Trung Quốc, Nxb. Nhân dân. 2007, tr. 33.

[9] Hồ Cẩm Đào, tlđd.

[10] Hồ Cẩm Đào, "Giương cao ngọn cờ vĩ đại CNXH đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu để đạt được thắng lợi mới trong xây dựng xã hội khá giả toàn diện", Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII ĐCS Trung Quốc, Nxb. Nhân dân, tr. 36.

[11] Xem thêm, Lương Hồng Tuyền, "Ngoại giao văn hóa Trung Quốc trong tiến trình toàn cầu hóa", Báo Học viện Sư phạm Châu Khẩu, số tháng 11/2006 , tr. 65.

[12] Sách trắng Con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc, Mạng Tân Hoa xã, ngày 22/12/2005

[13]Giao lưu văn hóa đối ngoại Trung Quốc”, http://www.chinaconsulate.khb.ru/chn/zgzt/xwbd/tl17191.htm.

[14] Phạm Hồng Yến, "Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá trình

hội nhập quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8/2009, tr. 41.

[15] Bành Tân Lương, sđd, tr. 442-464.

[16] Số liệu mới nhất: số lượng Học viện và Lớp học Không Tử trên toàn cầu đã tăng lên 653, http://liheming.blogbus.com/1ogs/6940490l.html.

[17] Joshua Kurlantzick, Charm  Offensive - How China’s Soft power is Transforming the World, Yale University Press, 2007, p. 67.

[18] Xem thêm: Trương Điện Quân, "Bàn về ngoại giao văn hóa trong quá trình phát triển hòa bình của Trung Quốc", Báo Trường Đảng Tinh ủy tinh Vân Nam, số tháng 5/2010, tr. 36.

[19] Nguyễn Đức Tuyến, “Về sức mạnh mềm Trung Quốc tại châu Á", Nghiên cứu Quốc tế số 1 (72), tháng 3/2008.

[20] Kiều Toàn,:"Xây dựng chiến lược ngoại giao văn hóa mới của Trung Quốc nâng cao hình tượng quốc gia", Tạp chí Dạy học và Nghiền cứu, số 5/2010, tr. 61 -66.


[21] Xem thêm Thẩm Trạch Vĩ, "Văn hóa truyền bá sức mạnh mềm của Trung Quốc: Cần "vứt bỏ quan phương hóa" đi theo "Dân gian hóa”. Tảo báo Liên hợp ngày 05/02/2011 và Tăng Thái Hà, "Truyền bá văn hóa Trung Quốc không phải là truyền giáo”, Táo báo Liên họp ngày 17/02/2011.

[22]  Xem thêm Nguyễn Thị Thu Phương - Phạm Hồng Yến, “Học viện Không Tử- Biểu tượng của sức mạnh mềm văn hóa Trung Hoa", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số tháng 6/2010, tr. 72-81

[23] Thâm Trạch Vĩ, "Văn hóa truyền bá sức mạnh mềm của Trung quốc: Cần vứt bỏ quan phương hóa" đi theo "Dân gian hóa"", Tảo báo Liên hợp ngày 05-02-2011.

[24] http://www.vietnamnet.vn/vn/quoc-te/5159/70--dan-trung-quoc-khong-tin-hang-noi-dia.html