1.            Môi trường thế giới bên ngoài "nguy hiểm"

Tình hình thế giới gần đây có nhiều biến động to lớn: Khủng hoảng chính trị ở các nước Tây Á, Bắc Phi, khủng bố Ở Na Uy, bạo loạn Ở Luân Đôn; nguy cơ kinh tế thế giới chạm đáy lần thứ hai tăng lên, khủng hoảng nợ công của Mỹ, châu Âu phức tạp. . . Bên cạnh đó, tình hình rối ren xung quanh TQ trong năm nay cũng trở nên nổi cộm, vấn đề bản đảo Triều Tiên tưởng như hòa dịu mà vẫn căng thẳng, tình hình Apganixtan và Pakistan phức tạp; tranh chấp về lãnh thổ và quyền lợi biển tại "Nam Hải" (Biển Đông) tiếp tục nổi cộm, một số nước như Phịlippines, Việt Nam gần đây liên tục có hành động tại Biển Đông TQ đối mặt với thách thức ngày càng lớn trong việc xử lý ổn thỏa vấn đề này; Đài Loan đang bước vào thời điểm tranh cử, Dân tiến Đảng - Đảng kiên trì "Đài Loan độc lập", phủ nhận "Nhận thức chung 1992" muốn đoạt lại "chính quyền", Mỹ cũng tiến hành đợt bán vũ khí mới cho Đài Loan.  

Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại TQ Diêm Học Thông cho rằng khi siêu cường Mỹ có thể kiểm soát được thế giới thì tình hình sẽ không rối ren, còn khi Mỹ không đủ khả năng kiểm soát thì sẽ rối loạn. Hiện nay, cấu trúc quốc tế đơn cực đang đi đến hồi kết, tức là tình hình thế giới xảy ra rối loạn. Trong lịch sử, dân chủ hóa những năm 90 của thế kỷ trước sở dĩ dẫn đến chính biến ở các nước Đông Âu chính là do Liên Xô - nước chủ chốt ở Đông Âu không đủ năng lực kiểm soát được các nước này. Năng lực kiểm soát tình hình của Mỹ ngày càng sa sút, Mỹ luôn do dự mỗi khi gặp phải vấn đề. Xét từ góc độ quan hệ quốc tế, cấu trúc thống trị do phương Tây là chủ đạo trong suốt bốn, năm trăm năm nay đã lung lay, suy yếu to lớn, còn các quốc gia đang phát triển không phải là phương Tây thì lại cho thấy nhiều điểm sáng và điểm sáng lớn nhất đương nhiên là từ TQ.

2. Trung Quốc - con voi lớn không thể trốn tránh

Tháng 8/2010 với việc Nhật Bản công bố GDP thấp hơn TQ 1.339 tỷ USD, TQ đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, mặc dù việc này đã nằm trong dự liệu, tuy nhiên khi xảy ra, sự kiện đó vẫn gây xôn xao toàn thế giới, điều đó cho thấy các nước trên thế giới cần đánh giá lại một nước TQ với nền kinh tế khổng lồ mới này.

Nghiên cứu viên Vương Dật Chu cho rằng thực tế không chi GDP của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới mà một loạt các chỉ số quan trọng khác như lượng khí thải, tốc độ tăng chi tiêu quân sự, viện trợ do TQ cung cấp như giáo dục, y tế . . . đều có sự thay đổi sâu sắc. Trung Quốc như một người khổng lồ đang tiến nhanh nhất trên giới và cả thế giới ngày càng có thể cảm nhận rõ sự rung chuyển trong mỗi bước tiến của TQ.

Xét về quân sự, sự thay đổi lớn nhất của quân đội TQ trong mười mấy năm trở lại đây chính là bắt đầu chuyển từ hướng nội sang phát triển sức mạnh hướng ra xa, bắt đầu chuyển từ chú trọng nguy cơ xâm lấn trên đất liền sang chú trọng vào nguy cơ trên biển, chú trọng vào an toàn đi lại và vai trò gìn giữ hòa bình quốc tế chú trọng vào vấn đề chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai. Kinh tế biền của TQ bao gồm các tàu chở dầu, tàu hàng, tàu buôn, tầu hải giám và ngư chính cũng bắt đầu chuyển từ trạng thái hoàn toàn nằm trong biển gần sang các vùng biển sâu, đại dương và các châu lục. Lượng khách du lịch của TQ cũng đi từ chỗ không sang có trong vòng 1 0 năm qua, hiện TQ đã ký Hiệp đinh du lịch song phương với hơn 140 quốc gia, dự kiến đến năm 2020, TQ sẽ trở thành nước có lượng khách đi du lịch lớn nhất toàn cầu. TQ cũng tham gia vào rất nhiều lĩnh vực quốc tế như tô chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới, biến đổi khí hậu, tham gia việc đàm phán của WTO, cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ. Tóm lại, từ một quốc gia ở ngoài lề, vị trí thấp trên thế giới, TQ đang quá độ sang một quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực trung tâm. Cho dù TQ muốn hay không muốn thì thực tế đều cho thấy vai trò và tiếng nói quan trọng của TQ.

Mã Tiểu Quân cho rằng: "Trong 20 năm, đặc biệt là 10 năm qua, chúng ta luôn tập trung thảo luận vấn đề nhất thể hóa Đông Á hay châu Á mới, trong đó có một chi tiết không thể bỏ qua là TQ hay Nhật Bản mới là người lãnh đạo". Trước năm 1840 , TQ giữ vai trò chủ đạo trong trật tự ở Đông á, Nhật Bản và các nước nhỏ trong vài nghìn năm qua đều dựa vào đây. Tác động lớn nhất đối với Trung Quốc không phải là chiến tranh Nha Phiến mà là sự trỗi dậy của Nhật Bản. Điều ước Mã Quan năm 1895 và cuộc chiến Nhật - Nga 1905 đã phá vỡ trật tự Đông Á do Trung Quốc làm chủ đạo, TQ đã nhường lại quyền lãnh đạo Đông Á cho Nhật một cách không tình nguyện. Sau năm 1905, TQ chưa bao giở từ bỏ nỗ lực lấy lại quyền lãnh đạo Đông Á. Từ khi bước vào thế kỷ mới, tình hình đã có sự thay đổi nhanh chóng, xét từ trật tự Đông Á hiện nay thì TQ đã không còn coi Nhật là đối thủ đề tranh đoạt quyền lãnh đạo nữa. Một nước Nhật nhỏ bé không có chiều sâu chiến lược, với một mật độ dân số và của cải dày như vậy, dựa vào 2 nước lớn về hạt nhân là TQ và Nga, Nhật Bản sẽ mãi chỉ là quốc gia hạng hai".

Nói về vi trí thứ hai trên thế giới của TQ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách đổi ngoại Quỹ nghiên cứu chiến lược quốc tế TQ Trương Đà Sinh cho rằng cần tính toán tổng hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, quân sự và sức mạnh mềm. Hiện nay TQ mới chỉ có kinh tế đứng thứ 2 thế giới, những lĩnh vực đứng đầu thế giới như sản lượng than, xi măng, thép, chỉ sô tiêu hao năng lượng, giảm khí thải… chứng minh TQ đã trở thành công xưởng của thế giới, tuy nhiên nếu so với các nước chủ yếu sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao, công nghệ cao thì TQ vẫn còn có khoảng cách rất xa. Xét về sức mạnh bên trong, sức mạnh cơ bản thì TQ còn có sự khác biệt không nhỏ so với các nước số 1 và số 2 thế giới. GDP đứng thứ 2 toàn cầu không có nhiều ý nghĩa mà chỉ cho thấy một thực tế. Giáo sư Viện QHQT Đại học Nhân dân TQ Kim Xán Vinh cho rằng nếu không có khủng hoảng tài chính thì đến giai đoạn 2015 - 2020, GDP của TQ mới vượt lên thứ 2 thế giới. Nói cách khác thì cuộc khủng hoảng nợ của phương Tây cùng suy thoái kinh tế đã khiến TQ trở nên to lớn hơn.

Do mang cái mác "thứ 2 thế giới" nên bất kể thế nào thì nhất cử nhất động của TQ cùng đều bị đặt dưới kính hiển vi, ví dụ như: GDP TQ vượt Nhật, TQ tổ chức thành công Hội chợ triển lãm với quy mô lớn nhất thế giới trong lịch sử, tàu TQ va chạm với tàu Nhật, dự trữ ngoại tệ của TQ gần 3.200 tỷ USD, Ngoại trưởng TQ đáp lại yêu cầu của Mỹ về vấn đề Biển Đông, TQ hạ thủy tàu sân bay . . . Một số chuyên gia Nhật cho rằng phương châm ngoại giao của TQ đang có sự thay đổi lớn, bắt đầu triển khai ngoại giao sức mạnh với các nước láng giềng dựa vào thực lực kinh tế của mình. Có ý kiến cho rằng "ngoại giao mỉm cười" của TQ đã trở thành "ngoại giao chau mày". Thực tế thì chính sách của TQ không hề thay đổi, chỉ có điều cùng với sự thay đổi thực lực của TQ, sự cảm nhận từ bên ngoài về TQ có thay đổi. Khi TQ không ở vào vị trí chủ đạo ở Đông Á, các nước trong khu vực coi sự cạnh tranh với TQ là tự nhiên, nhưng sau khi TQ dần trở thành quốc gia chủ đạo ở Đông Á thì các nước xung quanh lại coi sự cạnh tranh với TQ lả mối đe dọa. Kim Xán Vinh cho rằng, thế giới bên ngoài có 3 tâm lý đối với việc TQ vượt lên vị trí thứ 2 thế giới: Một là chân thành hoan nghênh sự trỗi dậy của TQ, có thể nói một số nước châu Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh thực sự chào đón sự trỗi dậy của TQ; hai là Nga có thái độ mập mờ đối với TQ, một mặt khi TQ trỗi dậy rồi thì sự chú ý của phương Tây sẽ dồn sang TQ, Nga giảm bớt được sức ép chiến lược, nhưng mặt khác thì cậu "em út”  trước kia xem ra lại sống khá hơn cả ông "anh cả", Nga phải có cách suy nghĩ của mình; thứ 3 là kiềm chế sự trỗi dậy của TQ một cách hết sức tiêu cực, trong đó chia làm 3 loại: Một là Âu, Mỹ, Nhật, họ hiện là tập đoàn đã có lợi ích trong trật tự quốc tế. Sự trỗi dậy của TQ làm giảm uy quyền và chia sẽ lợi ích của họ; loại thứ hai là một số nước láng giềng của TQ lo sợ trước việc TQ vượt lên vi trí thứ 2 thế giới; loại thứ 3 là một số nước mới nổi khác đố kỵ với sự trỗi dậy của TQ. Hiện nay 3 loại quốc gia này đã hợp lại với nhau, tạo nên một "mặt trận thống nhất chống TQ" nào đó, dẫn đến việc ngoại giao TQ năm ngoái xảy ra một số tình hình bị động. Kim Xán Vinh cho rằng xưa nay, vị trí “anh hai” trên thế giới là không dễ làm, kết cục của 3 ông “anh hai” trong thế kỷ 20 là Đức, Liên Xô và Nhật Bản là rất thảm, ông cả đề phòng mình, ông 3, ông 4 thì đố kỵ mình. Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại TQ Diêm Học Thông cho rằng "nếu như TQ giống như trước đây ở vào vị trí thứ 8, 9 hay thứ 10 thế giới thì khả năng đã không có nhiều sự phiền nhiễu nhu vậy. Xét từ tình hình hiện nay, xu thế phát triền của cấu trúc quốc tế là cấu trúc hai cực, do đó vị trí thứ hai mới trở nên quan trọng như vậy. Xét về thực lực, hiện nay chỉ có TQ mới có thể thu hẹp khoảng cách với Mỹ, ngoài ra khoảng cách giữa thực lực của tất cả các nước trên thế giới với Mỹ mỗi năm đều tăng lên, khoảng cách giữa thực lực của hầu hết các nước lớn trên thế giới so với TQ cũng đang tăng lên. Xu thế này quyết định rằng đây không phải là một thế giới đa cực, rất có khả năng xuất hiện cấu trúc hai cực". Trong bối cảnh xu thế phát triển 2 cực mà TQ ở vào vị trí thứ 2 thế giới, theo Thống đốc Ngân hàng Thế giới thì TQ giống như một con voi nấp sau cái cây, có nấp kiều gì cũng không được.

Bàn về ngoại giao của TQ, Diêm Học Thông chỉ ra rằng trong mấy chục năm qua, TQ luôn tỏ ra là "nước yếu không có ngoại giao", "bởi vì TQ nghèo do vậy ngoại giao của TQ không có lực, TQ nhượng bộ là việc nên làm. Những tình hình ngày nay đã có thay đối to lớn, không ít người dân thắc mắc rằng TQ đã có tiền rồi tại sao ngoại giao vẫn không được? Như vậy phải chăng ngoại giao TQ đã đến thời khắc không thế không thay đổi? Vương Dật Chu khẳng định ngoại giao TQ chính xác đã đến giai đoạn phải điều chỉnh. Nói ngắn gọn, ngoại giao TQ từ khi thành lập nước gồm 2 giai đoạn là thời kỳ Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, trong đó giai đoạn một là ngoại giao cải cách còn giai đoạn sau là ngoại giao với trung tâm là phát triển kinh tế. Cùng với sự thay đôi của tình hình thế giới, ngoại giao TQ cần phải có cách tiếp cận mới, chiến lược mới và hướng đi mới. Ngoại giao TQ vừa không phải là ngoại giao cải cách, cũng không nhằm giải quyết vấn đề ấm no mà phải có sự tính toán chung, phải phản ánh được sự năng động của một đất nước có dân số chiếm 1/5  toàn cầu. Nói cách khác, cùng với việc bước lên vị trí thứ 2 thế giới, ngoại giao của TQ dường như không thay đổi không được

3. "Náu mình chờ thời' phải chăng đã đến lúc thay đổi?

Kim Xán Vinh cho rằng, đối với chiến lược ngoại giao của TQ, không nên thay đổi chính sách "náu mình chờ thời", nhưng nếu như cứ theo cách "náu mình chờ thời" truyền thống thì hiển nhiên cũng không được. Tương quan sức mạnh giữa TQ và Mỹ chưa hề có thay đổi, nguyên tắc náu mình chờ thời cần phải duy trì mấy chục năm nữa. Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc muốn “náu mình chờ thời” ngày càng khó. Kim Xán Vinh chỉ ra một số thay đổi trong nước của TQ: Thứ nhất, toàn bộ ngoại giao của TQ đều ra mặt, hiện nay nói ngoại giao không chỉ mỗi Bộ Ngoại giao mà còn có cả Ban Liên lạc đối ngoại, Bộ an ninh, Bộ thương mại, Văn phòng Báo chí QVV, Hội xúc tiến mậu dịch; thứ hai TQ hiện có một khẩu hiệu là ngoại giao lớn, có nghĩa là ai cũng có thể làm ngoại giao, tuy nhiên ngoại giao là cách ứng xử của nhà nước chứ không phải là của cá nhân; thứ 3, các tập đoàn lợi ích như 3 Tổng công ty dầu khí, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí quân sự đều có sức ảnh hưởng lớn đến ngoại giao TQ; thứ 4 là dư luận, các phương tiện thông tin bị thương mại hóa, những cư dân mạng không có hiểu biết khiến TQ rất khó để có dư luận thực sự độc lập. Những nguyên nhân này cộng thêm việc lợi ích nước ngoài của TQ ngày càng lớn dẫn đến việc TQ rất khó để thực hiện "náu mình chờ thời theo cách truyền thống. Về một khía cạnh nào đó, "náu mình chờ thời" đã chuyển sang "khiêm tốn thận trọng", hai khái niệm này khác nhau ở chỗ "náu mình chờ thời" không phải gánh vác trách nhiệm, không xuất đầu lộ diện nhưng "khiêm tốn thận trọng" thì phải gánh vác trách nhiệm.

Trương Đà Sinh cho rằng về sau TQ không cần tiếp tục nói "náu mình chờ thời” nữa, bởi vì có giải thích thế nào thì cũng đều bị bên ngoài hiểu là che dấu thực lực chờ thời cơ để ra tay. Về sách lược, từ nay về sau TQ cần kiên trì nguyên tắc "có lý có lợi có nhịp độ" của Mao Trạch Đông. Cho dù bây giờ tuyên bố không nói đến "náu mình chờ thời" nhưng chính sách ngoại giao về sau chắc chắn vẫn phải ngấm ngầm nhẫn nhịn, không thể hiện ra.

về việc ngoại giao cần thay đổi như thế nào, Vương Dật Chu cho rằng cần tham gia một cách sáng tạo vào các công việc khu vực và quốc tế, tất nhiên sự tham gia này không vượt quá năng lực của TQ, mà có vượt quá năng lực của Trung Quốc đi nữa thì cũng không phủ định "náu mình chờ thời". Những năm gần đây, vấn đề xây dựng một châu Á mới được đưa ra thảo luận, đây là vấn đề đã được Tôn Trung Sơn đưa ra 100 năm trước và ngày nay hy vọng về xây dựng một châu Á mới lại nổi lên, đó là do sự phát triển, sự tự giác và tự tin của TQ và việc đó có khả năng kéo theo sự tiến bộ của các nước láng giềng. Từ năm ngoái đến nay, các vùng biển quanh TQ nối sóng, về một khía cạnh nào đó thì đây là những chấn động tất yếu xảy ra đối với các khu vực xung quanh trong quá trình người khổng lồ TQ lớn lên, và sự lớn lên đó nhất định sẽ nhào nặn lại cấu trúc của cả Đông Á. Ngoại giao TQ cần thay đổi theo tình hình, cần nhận thức được sự thay đổi trong quan hệ của TQ với thế giới, với các nước xung quanh. Ngoại giao TQ cần thích ứng với sự thay đổi như vậy, đưa ra ý niệm mới để phát triển tầm nhìn và chiến lược toàn cầu, từ đó thiết kế, thúc đẩy quan hệ với các nước lớn, quan hệ đa phương và với các nước ở thế giới thứ 3.

Bàn về việc cần ứng phó với thế giới "loạn lạc" như thế nào và TQ nên dẹp loạn hay lợi dụng thời loạn, Diêm Học Thông cho rằng TQ hiện vẫn chưa đủ năng lực dẹp loạn như Mỹ để kiểm soát cộng đồng quốc tế. Vị trí thứ hai thế giới của TQ chưa đủ lớn mạnh đến như vậy, chi có bá quyền trong cấu trúc đơn cực mới có sức mạnh để dẹp loạn. Trong cấu trúc lưỡng cực thì không ai có thề có năng lực ổn định, kiểm soát được thế giới. Hiện nay thế giới chỉ đang phát triển theo hướng cấu trúc hai cực, do vậy trong quá trình đó TQ chỉ có thể lợi dụng loạn mà không thể dẹp loạn. Phiền phức lớn nhất hiện nay của TQ là nếu TQ tiếp tục kiên trì coi xây dựng kinh tế làm nòng cốt thì không thể coi việc cải thiện quan hệ đối ngoại làm nhiệm vụ chủ yểu của chính sách ngoại giao. Nói thẳng ra thì nguyên tắc ngoại giao của TQ hiện nay là coi xây dựng kinh tế làm nòng cốt và "náu mình chờ thời", có nghĩa là TQ làm kinh tế, ít tham gia các công việc bên ngoài. Ở Trung Quốc hiện nay, Bộ trưởng Tài chính chắc chắn quan trọng hơn Bộ trưởng Ngoại giao, vì tiền là quan trọng hơn cả. Nhưng Mỹ và Nga thì khác, Bộ trưởng Ngoại giao là rất quan trọng bởi vì họ cho rằng lợi ích thế giới, lợi ích bên ngoài chiếm phần lớn trong lợi ích quốc gia của mình. TQ thì cho rằng lợi ích bên ngoài nhỏ hơn nhiều so với lợi ích quốc gia, việc nhà chiếm 90% thì việc bên ngoài chỉ 10%. Hiện nay, trong số các nước lớn, các nước có quan hệ ngoại giao với TQ khá ít, Đài Loan có 24 "nước bang giao" còn Đại lục chỉ có hơn 160 nước. Bên cạnh đó TQ còn là nước lớn có chất lượng ngoại giao thấp nhất, chưa so với các nước lớn như Mỹ và Nga mà ngay cả ấn Độ cũng không bằng, Mỹ có hơn 70 đồng minh, còn TQ thì sao? Trong số các nước xung quanh có nước muốn theo TQ, TQ không thể coi tất các các nước xung quanh là thù địch. Nhưng hiện nay TQ không dám đảm bảo về kinh tế và an ninh cho các nước xung quanh, đây là điều bất lợi cho TQ, bởi vì Trung Quốc không đảm bảo an toàn cho các nước xung quanh thì họ chỉ có thề tìm kiếm sự đảm bảo ở các nước lớn khác. Ngoại trưởng Mỹ Hilary cũng nói không phải Mỹ chủ động khuyến khích các nước châu Á kiềm chế TQ mà là các nước này mời Mỹ vào kiềm chế TQ. Nguyên nhân ở đây là TQ đã kiên trì chính sách đối ngoại coi kinh tế là trọng tâm trong một thời gian dài, khi có sự xung đột giữa lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế đã thế chỗ của lợi ích chính trị. Nguyên tắc của "náu mình chờ thời" và tưởng chỉ đạo của chính sách coi kinh tế là trọng tâm đều kiên trì phát triển kinh tế trước sau đó mới đến chính trị và quân sự. Trên thực tế, việc này đã khiến khoảng cách quân sự giữa TQ và Mỹ càng xa hơn. Về lĩnh vực quân sự, Liên Xô mất 23 năm để đứng cùng hàng với Mỹ nhưng TQ sau 30 năm cải cách mở cửa vẫn chưa đạt được thành quả quân sự giống như Mỹ, khả năng 40 năm vẫn chưa đuổi kịp được, nguyên nhân là Trung Quốc không chú trọng đến sự phát triển đồng đều của sức mạnh quốc gia. Do vậy, vấn đề ngoại giao TQ gặp phải hiện nay là có tiếp tục kiên trì coi kinh tế làm chủ đạo nữa hay không? Hiện TQ đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thể giỏi nhưng chính sách ngoại giao vẫn chưa tiến cùng với thời đại. Nước lớn và nước nhỏ đều áp dụng chính sách ngoại giao khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình, nếu như TQ đến nay vẫn tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao như hồi đứng ở vị trí thứ 8 thế giới thì sẽ khó bảo vệ hiệu quả được lợi ích của mình. Cùng với sự thay đổi của vị trí quốc tế thì việc điều chỉnh chính sách ngoại giao là tất yếu. Chủ tịch HỒ Cẩm Đào từng nêu: Đặt sức ảnh hưởng chính trị lên hàng đầu, thứ hai là sức cạnh tranh kinh tế. TQ đã hiểu rằng ngoại giao phải phục vụ chính trị, nhận thức được rằng việc coi lợi ích chính tri là nhiệm vụ hàng đầu của ngoại giao thì sẽ mang lại nhiều ích lợi hơn nhiều so với việc coi lợi ích kinh tế là mục tiêu hàng đầu.

Đối với tình hình rối ren cửa thế giới bên ngoài hiện nay, quan điểm của Trương Đà Sinh về ngoại giao TQ là: Thứ nhất, TQ vẫn cần tập trung đối phó với hậu quả của khủng hoảng tài chính, tiếp đó phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý rủi ro; thứ 3 phải tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vục an ninh phi truyền thống, điều này có lợi cho việc xoa dịu những cọ sát trên vấn đề an ninh truyền thống; thứ 4, nỗ lực phát triển quan hệ nước lớn cân bằng, cơ bản ổn định, hợp tác là chủ đạo. Xây dựng quan hệ 3 bên Trung -Mỹ - Nhật là mục tiêu quan trọng và lâu dài trong chính sách ngoai giao của TQ. Trong tương lai, TQ và Mỹ hình thành G2 là không có khả năng, nhưng hai nước có thể không ngừng tăng cường phối hợp trong các công việc quốc tế. Hai nước lớn ở Đông Á là TQ và Nhật Bản cần nhanh chóng tận dụng dịp kỷ niệm 40 năm kiến giao vào năm 2012   để đưa quan hệ lên tầm cao mới .

Mã Tiểu Quân cho rằng quan trọng nhất đối với cả ngoại giao hay chiến lược quốc tế của TQ là trước hết phải giải quyết vấn đề trong nước. Ngoại giao của TQ chịu sự ràng buộc và dẫn dắt của chính trị nội bộ. Một trong những rắc rối lớn nhất trong xã hội TQ hiện nay là mâu thuẫn giữa việc quản lý đất nước ngày càng tây hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa với ý thức hệ truyền thống và thể chế chính trị ngày càng lớn. Nói một cách tương đối thỉ sự tiến bộ của thể chế chính trị TQ ngày càng chậm chạp, trong khi đó sự phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực quản lý của nhà nước và chính phủ thì TQ lại tiên tiến hơn châu Âu.

Theo Tạp chí Tri thức Thế giới (TQ)

Quốc Trung, cộng tác viên tại Bắc Kinh (gt)