Điểm qua những nhận định cốt lõi của Joseph Nye trong cuộc phỏng vấn.

+)Thời điểm trước mắt, Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhất định trong quá trình ổn định hệ thống chính trị đất nước, tuy nhiên xét trong phạm vi thời gian dài lâu, có vô số vấn đề song song với quá trình cải cách cơ cấu kinh tế thì vẫn cần thiết phải tiến hành cải cách trên phương diện chính trị, như vậy mới có thể giải quyết được những vấn đề tồn tại.

+)Thái độ của phía Trung Quốc đối với các vấn đề mang tính chất phổ quát từ trước tới nay luôn luôn tồn tại trong quá trình biến hóa thay đổi không ngừng, và trong thực tế thì sự thay đổi này cũng đã xảy ra. Khi người dân Trung Quốc ngày một trở nên giàu có, thì sự phát triển của đất nước cũng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ các giá trị này. Cho nên mặc dù giữa các giá trị phổ quát hiện nay và các nhu cầu riêng của bản thân Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn nhất định, tuy nhiên tôi không cho rằng đây là một mâu thuẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn.

+)Mặc dù năm 2008 là năm thoái lui của Mỹ, tuy nhiên tôi lại không cho rằng nước Mỹ đang suy yếu hay sa sút, tôi tin tưởng Mỹ sẽ phục hồi lại từ cuộc khủng hoảng tài chính đó. Thái độ ngày một cứng rắn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã dẫn đến tác dụng phản ngược, càng gây ra nhiều khó khăn hơn trong quá trình giải quyết các mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ.

+)Trong bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào cũng chắc chắn luôn luôn tồn tại một số mối quan hệ "tổng bằng không" (chines: linghe, english: Zero–sum), tuy nhiên, tình thế tất cả cùng thắng (chinese: gong ying, english: win - win) càng có ý nghĩa tích cực hơn trong mối quan hệ ngoại giao vẫn luôn chiếm ưu thế đại đa số. Chính vì vậy, nhân tố nguy hiểm nằm ở chỗ, chính là các ý tưởng đối với "mối quan hệ tổng bằng không" này, điềm báo trước cho sự bắt đầu cảm thấy hài lòng đối với chính bản thân mình. Bất cứ khi nào các quan chức Mỹ quyết định đạt đến một số hạng mục thỏa hiệp đối với Trung Quốc, thì giới quan chức Trung Quốc lại luôn nhận định rằng những thỏa hiệp đó đã và đang chứng minh cho sự suy thoái và yếu kém của nước Mỹ. Cho nên giới quan chức Mỹ phát ngôn rằng, chúng tôi không thể vì thế mà tiến đến thỏa hiệp với Trung Quốc, bởi vì như vậy thì Trung Quốc sẽ ngộ nhận và lầm tưởng rằng đây chính là sự suy thoái và yếu kém của chúng tôi.

+)Nếu quay lại quãng thời gian 5 năm trở về trước, Trung Quốc đã sở hữu một vị trí vô cùng tốt cho chính đất nước họ. Năm 2008, nền kinh tế Mỹ đã chịu thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gây ra, trong khi Trung Quốc thì lại không chịu quá nhiều từ các cuộc ảnh hưởng tác động đó. Chính vì vậy Trung Quốc dường như đã sản sinh và hình thành nên một số ngộ nhận đối với thực lực sức mạnh của quốc gia mình, mặc dù tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc đã cải chính lại những ngộ nhận này tuy nhiên một số thành phần trong giới quan chức Trung Quốc thì vẫn luôn tồn tại những ngộ nhận đối với chính họ.

+)Trong thời gian bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến thăm Trung Quốc vào tháng một năm ngoái, tôi cũng có mặt tại Trung Quốc. Quân đội phía Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đang tiến hành thử nghiệm chuyến bay của các động cơ máy bay chiến đấu tàng hình. Robert Gates và Hồ Cẩm Đào đã xác minh vấn đề này trong cuộc gặp gỡ song phương, lời giải thích sau đó của phía Trung Quốc như sau, đây là một kế hoạch đã lập trình sẵn từ trước đó, không hề có ý định nhằm vào phía Hoa Kỳ, tuy nhiên đối với cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo quốc gia có liên quan tại thời điểm đó mà nói thì vấn đề này được cho là vô cùng khó xử. Nếu như Trung Quốc cũng có một cơ quan điều phối tương tự như Hội đồng An ninh Quốc gia, thì tình hình đã có thể được kiểm soát hay khống chế tốt hơn.

+)Trên thực tế, nước Mỹ chưa bao giờ rời khỏi khu vực Châu Á, bản thân Mỹ cũng chính là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ đã coi họ như một thành viên trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương này. Do vậy khi nói đến cụm từ "Quay trở lại", kỳ thực lại là một cách nói sai lầm.

+)Trong mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ thực sự không hề đặt ra bất kỳ một mối đe dọa nào với đối phương, một số người đề cập đến những mối đe dọa mang tính chất căn bản kỳ thực cũng không hề tồn tại. Nếu như nhìn nhận lại thế kỷ 20, các quốc gia như Đức, Liên Xô v.v... đã thực sự gây nên những mối đe dọa căn bản đáng kể cho Mỹ, thế nhưng Trung Quốc thì lại không thể.

+)Có lần người bạn Trung Quốc đã nói với tôi rằng, Mỹ đang âm mưu để tìm cách kiềm chế Trung Quốc, phòng ngừa đối với sự trỗi dậy của đất nước họ. Tôi nói rằng, không, hoàn toàn ngược lại, Clinton trong những năm thập niên 90 đã đưa ra một quyết định vô cùng thận trọng, không phải kiềm chế, mà là tiếp nhận Trung Quốc.

Trong quãng thời gian từ tháng 5 năm nay trở lại đây, mối quan hệ tương tác giữa hai nước Trung - Mỹ diễn ra ngày một thường xuyên, cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế hai nước Trung - Mỹ lần thứ tư đã tổ chức tại Bắc Kinh trong những ngày vừa qua, sau đó, bộ trưởng bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cũng đã đến thăm Mỹ.

Không chỉ xuất hiện một loạt các động thái dịch chuyển giữa các chính phủ, mà trong giới nghiên cứu học thuật quan hệ quốc tế giữa hai nước Trung - Mỹ cũng không ngừng diễn ra các cuộc giao lưu trao đổi. Trước tiên xuất hiện bài báo tiêu đề "Sự nghi ngờ lẫn nhau trong chiến lược Trung - Mỹ: phân tích và ứng phó" (dưới đây gọi tắt thành tác phẩm "Nghi ngờ lẫn nhau trong chiến lược") do giám đốc học viện Quan hệ Quốc tế đại học Bắc Kinh Vương Tập Tư - một nhân vật được các giới ngoài đánh giá là vị nhân sỹ "Tham mưu cố vấn" quan trọng thiết yếu đối với chính phủ hai nước Trung - Mỹ cùng ký tên hợp tác với Gary Faye Locke - vị giám đốc trung tâm Trung Quốc của viện Brookings, đã từng được bổ nhiệm làm giám đốc cao cấp của văn phòng Châu Á, Hội đồng An ninh Quốc gia thời kỳ chính quyền Clinton trước đây.

Cũng trong thời gian này, một vị học giả quan trọng trong giới học giả nghiên cứu lĩnh vực quan hệ quốc tế của nước Mỹ, chính là vị học giả đã đề xuất hình thành nên khái niệm "Quyền lực mềm", đã từng được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia thời kỳ chính quyền Clinton kiêm trợ lý bộ trưởng bộ Quốc phòng - Joseph Nye đã lại đến Trung Quốc, tiến hành giảng tọa một loạt ba bài giảng liên tiếp tại các trường đại học Bắc Kinh, trường đại học Nhân dân và trường đại học Sơn Đông.

Đương nhiên, hai vấn đề này mặc dù không hề tồn tại mối quan hệ tương tác trực tiếp nào, tuy nhiên chỉ cần đọc kỹ bài báo "Sự nghi ngờ lẫn nhau trong chiến lược Trung - Mỹ: phân tích và ứng phó" đồng thời lắng nghe các bài giảng tọa của vị giáo sư Joseph Nye này, sẽ phát hiện ra một số quan điểm nhất quán của một số học giả trong các vấn đề mang tính chất quan trọng đối với mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ --- thời điểm hiện tại, thiếu sự tin cậy lẫn nhau trong mối quan hệ chiến lược giữa hai nước Trung - Mỹ, hơn nữa sự không tin cậy lẫn nhau trong mối quan hệ này ngày một trở nên sâu sắc hơn. Mặc dù quan điểm nhìn nhận của các học giả và lập trường của chính phủ không hoàn toàn đồng nhất với nhau, tuy nhiên một mặt, giữa các học giả nêu trên và chính phủ tồn tại mối quan hệ liên lạc sâu sắc; mặt khác, Trung Quốc và Mỹ thời gian gần đây đang phải đối mặt với những vấn đề nhiều cấp lớn nhỏ liên tục, tin tưởng lẫn nhau hoặc nghi ngờ lẫn nhau được mô tả như một góc độ quan sát tương đối tốt trong mối quan hệ hai nước Trung - Mỹ gần đây.

Cũng như các học giả đã quan sát nhận thấy, quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ hiện nay đang tồn tại trong một giai đoạn mang tính chất quan trọng thiết yếu, sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước cần phải được đào sâu hơn nữa. Quan sát viên báo "Chính Kiến" đã tiến hành phỏng vấn một học giả quan trọng trong giới nghiên cứu học thuật lĩnh vực Quan hệ quốc tế của nước Mỹ, người đề xuất hình thành nên khái niệm "quyền lực mềm", đã từng được bổ nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia thời kỳ chính quyền Clinton kiêm trợ lý bộ trưởng bộ Quốc phòng - Joseph Nye. Ông nêu lên quan điểm và cách nhìn nhận đối với sự phát triển của Trung Quốc cũng như triển vọng trong mối quan hệ hai nước Trung - Mỹ.

Phần thứ nhất, công tác tuyên truyền tốt nhất chính là không tuyên truyền

Chính kiến CNPolitics Chúng tôi được biết rằng ông đã đến Trung Quốc rất nhiều lần trong thời gian gần đây, lần đến Trung Quốc này ông có những cảm xúc gì không giống với những lần đến trước?

JosephNye Lần đầu tiên tôi đến thăm Trung Quốc vào năm 1982, tôi cho rằng Trung Quốc của ngày hôm nay và Trung Quốc của những năm 1982 nếu đem ra so sánh đối chiếu sẽ là một câu chuyện thành công. Còn so sánh vói lần đến thăm gần đây nhất của tôi, rất rõ ràng là Trung Quốc đã quan tâm nhiều hơn hẳn đến lĩnh vực chính trị. Khu vực Trùng Khánh trở thành tâm điểm chú trọng của mọi người. Mọi người cũng quan tâm chờ đợi đến khoảnh khắc thời gian sau mùa thu của năm nay, sẽ còn những phát sinh thay đổi gì trong quá trình chuyển giao giới lãnh đạo trong thế hệ lãnh đạo thứ năm của Trung Quốc. Chính vì vậy năm nay nếu đem ra so sánh với năm trước, thì bối cảnh chính trị càng được nhuốm đậm rõ nét hơn.

Chính kiến CNPolitics Tôi đã nghe hai bài giảng của ông tại đại học Bắc Kinh và đại học Nhân dân, ông nêu lên rằng quyền lực mềm quốc gia khởi nguồn từ nền văn hóa, giá trị quan và chính sách ngoại giao, ông có thể đàm luận lại về vấn đề liên quan đến những nền văn hóa, giá trị quan và chính sách ngoại giao như thế nào sẽ đem đến quyền lực mềm?

JosephNyeTôi cho rằng, nền văn hóa Trung Quốc rất có sức hấp dẫn, nền văn hóa truyền thống đặc biệt là giá trị quan trong hệ tư tưởng Nho giáo, không chỉ có sức ảnh hưởng lớn đến các quốc gia Đông Á, mà đối với những khu vực khác cũng đã thu hút được không ít người. Cho nên tôi nhận thấy, phương pháp Trung Quốc thiết lập các viện Khổng Tử là vô cùng tốt.

Đối với nền văn hóa của Trung Quốc mà nói, vấn đề tồn tại lớn nhất của bộ phận văn hóa phổ quát trong xã hội hiện đại ngày nay chính là, bắt buộc phải giảm bớt sự can thiệp của chính phủ mới có thể nâng cao tầm ảnh hưởng được, nếu không, Trung Quốc sẽ không thể phát huy được vai trò lớn nhất trong toàn thế giới từ nền văn hóa này được. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có nhiều sự thay đổi tiến hóa hơn, để có thể đạt được sự phát triển đầy đủ từ quyền lực mềm. Tôi luôn luôn cho rằng, Trung Quốc có tiềm năng rất tốt trong quá trình phát triển quyền lực mềm, điều này đã được minh chứng từ trên lĩnh vực phát triển kinh tế.

Liên quan đến chính sách ngoại giao, vấn đề cốt lõi chính là việc Trung Quốc liệu có tiếp tục đi trên con đường theo lời kiến nghị của Đặng Tiểu Bình hay không, duy trì tồn tại với tư thái thấp hay là âm mưu biến mình trở nên cứng rắn hơn? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có một lời giải đáp xác đáng. Ví dụ như đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, do xuất phát từ một số hành vi diễn ra của Trung Quốc từ thời gian hai năm trước cho đến thời điểm hiện tại, dẫn đến tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước khác như Philippines, Việt Nam v.v... đã không còn được thu hút như quãng thời gian trước đó nữa. Tuy nhiên tôi cho rằng, Trung Quốc có các nguồn tài nguyên văn hóa truyền thống phong phú, tạo nên tiềm năng đủ để có thể nâng cao quyền lực mềm của bản thân, tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa phát huy được đầy đủ vai trò của các nguồn tài nguyên này.

Chính kiến CNPoliticsÔng vừa nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông, trong bài giảng tọa của mình, ông cũng đã đề xuất nên rằng, nếu như quyền lực mềm của một quốc gia có thể phát triển một cách đồng đều cùng với quyền lực cứng, thì các quốc gia láng giềng sẽ không còn tồn tại cảm giác khủng hoảng đối với sự trỗi dậy của nước đó. Ý của ông nói rằng, nếu như quyền lực mềm của Trung Quốc đủ lớn mạnh, thì sẽ không thể xảy ra cuộc tranh chấp Biển Đông phải không?

JosephNye Nếu như quyền lực mềm của Trung Quốc được tăng cường, có thể tạo ra được một số không gian để thực hiện các mục tiêu đặt ra, từ đó khiến cho việc hiệp thương giải quyết các vấn đề xung đột về lợi ích trở nên dễ dàng hơn đôi chút. Ví dụ như, Mỹ đôi khi đã xảy ra những mâu thuẫn xung đột về lĩnh vực thương mại mậu dịch trong mối quan hệ giữa các nước Canada và Mexixo, thậm chí xuất hiện tranh chấp biên giới lãnh thổ, tuy nhiên Mỹ có sức ảnh hưởng vô cùng lớn mạnh từ sức mạnh mềm đối với các nước Canada và Mexico này, từ đó tạo nên tiền đề cơ sở cho quá trình giải quyết thương lượng, đây là một điều tất yếu cần phải có. Chính vì vậy, nếu như Trung Quốc có thể tăng cường sức mạnh mềm quốc gia trong dư luận của nước láng giềng, thì chính bản thân Trung Quốc sẽ có được khả năng đàm phán tốt hơn.

Chính kiến CNPolitics Ông cho rằng, Trung Quốc đã có những loại quyền lực mềm như thế nào? Những phương diện nào của Trung Quốc đã tăng cường được quyền lực mềm này? Những hành vi nào đã làm suy yếu quyền lực mềm của chính nó?

JosephNyeTrung Quốc đã đạt được quyền lực mềm ngay từ trong hệ tư tưởng Khổng Tử truyền thống, chính vì vậy tôi cho rằng, học viện Khổng Tử chính là một biện pháp thực thi rất tốt. Triển lãm thế giới Thượng Hải (Shanghai World Expo) trong quá trình phát huy phong phú nền văn hóa Trung Quốc cũng đã góp phần rất tốt trong việc nâng cao sức mạnh mềm của Trung Quốc. Trung Quốc đã đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần cho đời sống nhân dân ngày một giàu có, những thay đổi to lớn đã xảy ra, nền kinh tế Trung Quốc cũng chính là một nhân tố góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển quyền lực mềm.

Tuy nhiên sai lầm mà Trung Quốc phạm phải chính là việc Trung Quốc nhận định rằng những tuyên truyền của tầng lớp chính phủ sẽ giúp vào sự phát triển của quyền lực mềm, thế nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, tôi cho rằng, công tác tuyên truyền tốt nhất chính là việc không tuyên truyền. Tôi đưa ra một ví dụ chứng minh, ngày hôm qua (tức ngày 25 tháng 04) tôi đi đường sắt cao tốc đến khu vực Tế Nam, để vào trường đại học Sơn Đông tiến hành công tác giảng tọa, tôi đã bị thu hút bởi tốc độ vô cùng nhanh trong hệ thống đường sắt cao tốc và phương pháp quản lý tốt, những điều này đã làm tăng sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với bản thân tôi, đây chính là quyền lực mềm, là một ví dụ minh chứng cho "công tác tuyên truyền tốt nhất chính là việc không tuyên truyền".

Chính kiến CNPoliticsBàn luận đến "Mô hình Trung Quốc", có người nhận định rằng, hạt nhân cốt lõi của vấn đề này chính là sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của nền kinh tế và chế độ chính trị của Trung Quốc, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm này?

JosephNye Những thành tựu đã đạt được trong nền kinh tế của Trung Quốc thực sự đã tạo nên tiền đề cơ sở tốt góp phần tăng cường sự phát triển của quyền lực mềm, quãng thời gian phát triển của hơn ba mươi năm trở lại đây với những thay đổi biến hóa khôn lường chính là một câu chuyện thành công. Đạt được điều này cũng là nhờ hệ thống chính trị ổn định. Tuy nhiên, quá trình cải cách lĩnh vực chính trị lại là điều tất yếu, cũng có thể nhìn nhận ra điều tất yếu cần phải có này từ những vấn đề hay sự việc vừa mới phát sinh trong thời gian gần đây nhất, nhu cầu cải cách trong tương lai ngày càng trở nên cấp bách hơn, với mục đích loại trừ tham nhũng, tăng cường sự can dự, thả lỏng quá trình thẩm tra v.v... Thời điểm trước mắt, Trung Quốc đã đạt được những thành quả nhất định trong quá trình ổn định nền chính trị đất nước, tuy nhiên xét trong phạm vi thời gian dài lâu, có vô số vấn đề song song với quá trình cải cách cơ cấu kinh tế thì vẫn cần thiết phải tiến hành cải cách trên phương diện chính trị, như vậy mới có thể giải quyết được những vấn đề tồn tại.

Chính kiến CNPoliticsÔng nhìn nhận như thế nào về thái độ của chính phủ Trung Quốc đối với "các giá trị phổ quát"?

JosephNye Thái độ của phía Trung Quốc đối với các vấn đề mang tính chất phổ quát từ trước tới nay luôn luôn tồn tại trong quá trình biến hóa thay đổi không ngừng, và trong thực tế thì sự thay đổi này cũng đã xảy ra. Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Faye Locke đã từng nói rằng, Trung Quốc đã trở nên tự do hơn bao giờ hết, mặc dù chưa phải là hoàn toàn tự do. Hơn nữa, khi người dân Trung Quốc ngày một trở nên giàu có, thì sự phát triển của đất nước cũng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ các giá trị này. Cho nên mặc dù giữa các giá trị phổ quát hiện nay và các nhu cầu riêng của bản thân Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn nhất định, tuy nhiên tôi không cho rằng đây là một mâu thuẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Phần thứ hai, sai lầm lớn nhất mà Trung Quốc phạm phải đã ảnh hưởng đến các chính sách ngoại giao quốc gia.

Chính kiến CNPoliticsChắc ông cũng đã đọc qua bản báo cáo trong thời gian gần đây của hai vị học giả Gary Faye Locke và Vương Tập Tư, bởi vì trong bài giảng tọa, ông đã nhắc tới vấn đề này. Trong bản báo cáo này đã đề cập rằng, năm 2008 đã xảy ra một số những biến hóa thay đổi mang tính chất quan trọng thiết yếu, ông cũng đã nhắc đến năm 2008 trong bài giảng tọa của mình, vậy năm đó rốt cuộc đã xuất hiện những vấn đề như thế nào?

JosephNyeMột sự kiện quan trọng nhất xảy ra trong năm 2008 chính là cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã bắt đầu bùng phát từ Mỹ, lần khủng hoảng tài chính này không chỉ làm tổn hại đến hệ thống kinh tế của nước Mỹ, mà cũng ảnh hưởng đến quyền lực mềm của chính Mỹ, đã có vô số người dân Trung Quốc cho rằng điều này đồng nghĩa với sự suy thoái và sa sút của Mỹ, cho nên họ nhận định rằng Trung Quốc càng cần phải trở nên cứng rắn hơn trong chính sách ngoại giao của mình. Tuy nhiên tôi nhận thấy đây chính là một sự ngộ nhận, Mặc dù năm 2008 là năm thoái lui của Mỹ, tuy nhiên tôi lại không cho rằng nước Mỹ đang suy yếu hay sa sút, tôi tin tưởng Mỹ sẽ phục hồi lại từ cuộc khủng hoảng tài chính đó. Thái độ ngày một cứng rắn trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã dẫn đến tác dụng phản ngược, càng gây ra nhiều khó khăn hơn trong quá trình giải quyết các mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ. Hay trong quá trình đối đãi với các nước láng giềng ví dụ như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam v.v... cũng như vậy. Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ năm 2008 trở lại đây, giới quan chức Trung Quốc đã phán đoán sai lầm về sự suy thoái yếu kém của nước Mỹ, tuy nhiên trên thực tế thì đó chỉ là sự sa sút mang tính chất tạm thời nhất định, điều này không đồng nghĩa với sự suy thoái yếu kém.

Năm 2008 còn xuất hiện rất nhiều các sự kiện khác, có Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, đây là một sự kiện tốt đối với đất nước Trung Quốc, góp phần tăng cường quyền lực mềm cho Trung Quốc. Sự phát triển trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc cùng với quá trình tổ chức thành công của Thế vận hội Olympic, cũng đã khiến cho một số thành phần trong giới quan chức Trung Quốc nhận định rằng Trung Quốc trở nên vô cùng lớn mạnh, trí tưởng tượng mạnh mẽ này thậm chí còn lớn hơn và vượt trội rất nhiều so với điều kiện thực tế của Trung Quốc, dẫn đến việc hình thành các ước tính và dự đoán sai lầm trong chính sách ngoại giao của chính quốc gia này. Giai đoạn từ năm 2011 trở lại đây sau khi Hồ Cẩm Đào đến thăm Mỹ, tư tưởng ngộ nhận sai lầm này đang dần dần được cải chính, trong bài diễn văn của Đới Bỉnh Quốc cũng có thể nhìn nhận ra rằng, tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc vô cùng am hiểu đối với tình thế hiện tại của đất nước, rằng Trung Quốc vẫn rất cần sự hợp tác cùng với nước Mỹ cũng như với các quốc gia khác.

Một vấn đề nguy hiểm cần thiết phải được cảnh báo rằng, có rất nhiều giới quan chức Trung Quốc vẫn còn nhận định giữa hai nước Trung - Mỹ tồn tại "một mối quan hệ tổng bằng không, nếu một bên giành được lợi thì bên kia sẽ coi như bị thua. Rất hiển nhiên nhận thấy rằng, trong bất kỳ mối quan hệ ngoại giao nào cũng chắc chắn luôn luôn tồn tại một số mối quan hệ tổng bằng không, tuy nhiên, tình thế tất cả cùng thắng càng có ý nghĩa tích cực hơn trong mối quan hệ ngoại giao vẫn luôn chiếm ưu thế đại đa số. Chính vì vậy, nhân tố nguy hiểm nằm tại chỗ, chính là các ý tưởng đối với "mối quan hệ tổng bằng không" này, điềm báo trước cho sự bắt đầu cảm thấy hài lòng đối với chính bản thân mình. Bất cứ khi nào các quan chức Mỹ quyết định đạt đến một số hạng mục thỏa hiệp đối với Trung Quốc, thì giới quan chức Trung Quốc lại luôn nhận định rằng những thỏa hiệp đó chứng minh cho sự suy thoái và yếu kém của nước Mỹ. Cho nên giới quan chức Mỹ phát ngôn rằng, chúng tôi không thể vì thế mà tiến đến thỏa hiệp với Trung Quốc, bởi vì như vậy thì Trung Quốc sẽ ngộ nhận và lầm tưởng rằng đây chính là sự suy thoái và yếu kém. Chỉ cần vẫn còn tồn tại ý tưởng "tổng bằng không", điều này sẽ dẫn đến việc cảm thấy tự hài lòng với bản thân. Chính là vấn đề mà tôi đã đề cập đến trong các bài giảng tọa của mình, tin tưởng rằng bản thân của tính không thể tránh khỏi tồn tại trong các cuộc xung đột lại chính là nhân tố chế ra các cuộc xung đột này. Cũng giống như những điều hai học giả Gary Faye Locke và Vương Tập Tư đã nhắc đến trong bài báo của đất nước họ, sự hiểu biết rõ ràng của giới lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước Trung Quốc đối với các tình thế hiện tại là một vấn đề mang tính chất vô cùng quan trọng thiết yếu.

Chính Kiến CNPoliticsÔng cho rằng Trung Quốc đã tồn tại những ngộ nhận trong cách nhìn nhận về thực lực sức mạnh của đất nước?

JosephNye Tôi cho rằng nếu quay lại quãng thời gian 5 năm trở về trước, Trung Quốc đã sở hữu một vị trí vô cùng tốt cho chính đất nước họ. Năm 2008, nền kinh tế Mỹ đã chịu thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính gây ra, trong khi Trung Quốc thì lại không chịu quá nhiều từ các cuộc ảnh hưởng tác động đó. Chính vì vậy Trung Quốc dường như đã sản sinh và hình thành nên một số ngộ nhận đối với thực lực sức mạnh của quốc gia mình, mặc dù tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc đã cải chính lại những ngộ nhận này tuy nhiên không phải tất cả các thành phần trong giới quan chức đều như vậy, một số giới quan chức thì vẫn luôn tồn tại những ngộ nhận đối với chính họ. Tôi cho rằng, Trung Quốc nên cần thiết phải tiếp tục kiên trì đi theo tư tưởng của Đặng Tiểu Bình trong chính sách ngoại giao "giấu mình chờ thời".

Phần thứ ba, Trung Quốc cần thiết phải có một cơ quan tương tự như "Hội đồng An ninh Quốc gia"

Chính Kiến CNPolitics Có quan điểm nhận định rằng, sự không tin tưởng lẫn nhau tồn tại trong mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ chính là do xuất phát từ một số hành vi của nước Mỹ đã gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi đối với phía Trung Quốc, ví dụ như việc bán vũ khí cho Đài Loan, cách nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào?

JosephNye Mỹ tôn trọng nguyên tắc một đất nước Trung Quốc, đồng nhất quan điểm rằng Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc. Việc bán vũ khí cho Đài Loan không phải là một việc mới mẻ, đã tồn tại từ vài thập kỷ trước đây, chúng tôi tin rằng đó là việc bảo hộ người dân Đài Loan không bị xâm phạm, đồng thời giúp cho họ có đủ dũng khí để đưa ra những quan tâm và yêu cầu của bản thân họ trong quá trình giao lưu trao đổi và đàm phán diễn ra của hai bờ. Vấn đề này xét trên mặt thực tế không hề gây tổn hại căn bản đến mối quan hệ hai bờ, về thực tế, quá trình thương lượng đàm phán giữa hai bờ vẫn đang không ngừng tiếp diễn, đây là vấn đề tốt. Tôi không cho rằng hành động bán vũ khí này gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi của đất nước Trung Quốc, hành động này với mục đích tìm kiếm một biện pháp giải quyết hòa bình trong sự khác biệt về các lợi ích tồn tại.

Chính Kiến CNPolitics Trong những năm thập niên 90 của thế kỷ trước, ông đã từng công tác trong thời kỳ của chính quyền Clinton, ông có thể giảng về cách nhìn nhận của các cơ quan chính phủ Mỹ đối với các vấn đề Trung Quốc như thế nào? Tồn tại những tranh luận như thế nào liên quan đến Trung Quốc?

JosephNye Đối với vấn đề trách nhiệm, mỗi một cơ quan chính phủ đều luôn luôn đứng từ góc độ của mình để nhìn nhận đánh giá các vấn đề, dùng các phương pháp vũ lực để bảo hộ cho quốc gia của mình là điều rất đỗi bình thường, đây là nhiệm vụ của cơ quan Quốc phòng, bộ Ngoại giao sẽ suy xét đến vấn đề làm thế nào để có thể thông qua phương pháp ngoại giao tiến hành giải quyết vấn đề. Nhà Trắng thì lại nỗ lực tổng hợp tất cả lợi ích của các bên, trình bày toàn cảnh mang tính chất hòan chỉnh nhất có thể, Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm cho việc điều phối thực thi. Cho nên các cơ quan khác nhau thì cũng sẽ tồn tại những mặt lợi ích khác nhau và đây là điều hết sức bình thường. Có một vấn đề cần chú ý nhấn mạnh rằng, trong hệ thống chính phủ Mỹ, chúng tôi có Hội đồng An ninh Quốc gia hỗ trợ cho Nhà Trắng có thể phối hợp tổng hòa được ý kiến của tất cả các bên. Theo tôi được biết, Trung Quốc vẫn chưa có một cơ quan chức năng tương tự như thế này, kết quả chính là, việc đưa ra quyết định của một số cơ quan chính phủ của Trung Quốc có thể khiến cho chính những cơ quan chính phủ khác bất ngờ và giật mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không thể nắm bắt và am hiểu được một cách đầy đủ thống nhất. Một số cơ quan chính phủ thuộc các cấp thấp có thể tiến hành điều phối những quyết định không giống với các quyết sách mà các nhà hoạch định thuộc tầng lớp cao cấp nhất đưa ra, điều này có thể dẫn đến việc xảy ra các vấn đề tồn tại.

Chính Kiến CNPoliticsÔng có thể đưa ra một ví dụ chứng minh?

JosephNyeVí dụ như, trong thời gian bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến thăm Trung Quốc vào tháng một năm ngoái, tôi cũng có mặt tại Trung Quốc. Quân đội phía Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đang tiến hành thử nghiệm chuyến bay của các động cơ máy bay chiến đấu tàng hình. Robert Gates và Hồ Cẩm Đào đã xác minh vấn đề này trong cuộc gặp gỡ song phương, lời giải thích sau đó của phía Trung Quốc như sau, đây là một kế hoạch đã lập sẵn từ trước đó, không hề có ý định nhằm vào phía Hoa Kỳ, tuy nhiên đối với cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo quốc gia có liên quan tại thời điểm đó mà nói thì vấn đề này được cho là vô cùng khó xử. Nếu như Trung Quốc cũng có một cơ quan điều phối tương tự như Hội đồng An ninh Quốc gia, thì tình hình đã có thể được kiểm soát hay khống chế tốt hơn.

Phần thứ tư, Trong quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ thực sự không hề đặt ra một mối đe dọa nào với đối phương

Chính Kiến CNPoliticsCó vô số người Trung Quốc cảm thấy khủng hoảng đối với chính sách "Quay trở lại Châu Á" của chính phủ Obama, dựa trên ý tưởng mới này, chính phủ sẽ đưa ra những quyết sách mới ra sao?

JosephNyeTôi cho rằng dùng cụm từ "Quay trở lại" này không phải là tốt, nguyên nhân bởi vì trên thực tế thì nước Mỹ chưa bao giờ rời khỏi khu vực Châu Á. Bản thân Mỹ cũng chính là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ đã coi họ như một thành viên trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương này. Cho nên nói đến việc "Quay trở lại", kỳ thực chính là một cách nói sai lầm. Tôi cho rằng sử dụng cụm từ "Chú trọng lại" càng thích hợp hơn, điều này trên thực tế chính là hàm ý chỉ sự so sánh đối chiếu trọng tâm chú ý của chính quyền Bush đối với các vấn đề Iraq và Afghanistan, còn chính quyền Obama thì hy vọng đặt càng nhiều trọng tâm chú ý đến khu vực Châu Á hơn.

Nếu như khu vực Châu Á vẫn là trung tâm của nền kinh tế thế giới, vậy thì quyết định chính sách của Mỹ đối với hai quốc gia được coi nghèo nhất trên toàn thế giới (Afghanistan và Iraq) vào thập kỷ đầu thế kỷ 21 thực sự là vô cùng ngu ngốc. Cho nên tô nhận định rằng chính sách chú trọng lại khu vực Châu Á và vô cùng chuẩn xác, điều này đều đem lại lợi ích đồng thời cho cả hai nước Trung - Mỹ, ví dụ như trọng tâm chú ý lại hệ thống kinh tế của khu vực Châu Á, như vậy thì hai nước Trung - Mỹ đều có thể đạt được những lợi ích nhất định trong quá trình giao thương kinh tế song phương. Tôi cho rằng, cách sử dụng từ ngữ của chính phủ Obama không được tốt cho lắm, tuy nhiên ý tưởng tổng quan về sự quan tâm chú ý đối với khu vực kinh tế phát triển sôi động nhất toàn thế giới thì lại có ý nghĩa vô cùng .

Hơn nữa, ý nghĩa của chính sách "chú trọng lại khu vực Châu Á" trên thực tế rất phong phú, bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội v.v... Tôi lấy một ví dụ như thế này, trong thời gian nhiệm kỳ của chính phủ Bush, Bộ trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice đương thời đã vắng mặt hai lần trong Diễn đàn Khu vực ASEAN. Động thái này đã bị các quốc gia Châu Á chú ý đến, từ đó họ đã ghi nhận rằng, trọng tâm chú ý của Mỹ không phải đặt tại khu vực Châu Á, mà hoặc là khu vực Afghanistan hoặc là khu vực Iraq. Khi đem ra so sánh đối chiếu với vấn đề này, Hillary thì lại rất quan tâm trong hành trình đi tham gia khi mỗi một Diễn đàn Khu vực Châu Á được tổ chức, điều này chính là một ví dụ chứng minh để giải thích cho khái niệm gọi là "Chú trọng lại".

JosephNyeTrong quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ thực sự không hề đặt ra một mối đe dọa nào với đối phương, một số người đề cập đến những mối đe dọa mang tính chất căn bản kỳ thực cũng không hề tồn tại. Nếu như nhìn nhận lại thế kỷ 20, các quốc gia như Đức, Liên Xô v.v... đã thực sự gây nên những mối đe dọa căn bản đáng kể cho Mỹ, thế nhưng Trung Quốc thì lại không thể.

Có những lúc giữa chúng ta tồn tại những lợi ích không đồng nhất với nhau, tuy nhiên sự khác biệt này lại không hẳn rõ ràng. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ không thể gây ra những đe dọa lớn nào đối với phía Trung Quốc, và trong mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ cũng không hề tồn tại những xung đột lợi ích nghiêm trọng. Đương nhiên là những xung đột nhỏ luôn luôn tồn tại, thế nhưng điều này vô cùng bình thường, câu hỏi đặt ra liệu chúng ta có thể giải quyết các xung đột này một cách ổn thỏa tốt đẹp, tôi cho rằng giữa hai nước Trung - Mỹ chỉ cần duy trì sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thì đáp án sẽ là chắc chắn, giống như những lời viết trong bài báo đăng của hai vị học giả Gary Faye Locke và Vương Tập Tư. Chính vì vậy, một nguyên nhân đầu tiên khiến cho tôi cảm thấy lạc quan chính là những mâu thuẫn xung đột mang tính chất căn bản trong mối quan hệ giữa hai nước Trung - Mỹ là vô cùng hiếm.

Một nguyên nhân khác khiến cho tôi cảm thấy lạc quan nữa chính là, sự phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế giữa hai nước Trung - Mỹ tương đối cao. Có lần người bạn Trung Quốc đã nói với tôi rằng, Mỹ đang âm mưu để tìm cách kiềm chế Trung Quốc, phòng ngừa đối với sự trỗi dậy của đất nước họ. Tôi nói rằng, không, hoàn toàn ngược lại, Clinton trong thập niên những năm 90 đã đưa ra một quyết định vô cùng thận trọng, không phải kiềm chế, mà là tiếp nhận Trung Quốc. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi lại thường xuyên liên tục tiến hành các cuộc trao đổi và giao dịch thương mại mậu dịch với Trung Quốc, đã có 125.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại nước Mỹ. Những điều này không phải là biểu hiện của kìm kẹp hay khống chế. Sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ song phương Trung - Mỹ đều đem lại lợi ích cho hai nước, thông qua đó nói lên một điều rằng chúng tôi hy vọng thông qua hiệp thương và đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột lợi ích, chứ không phải khiến cho các xung đột này leo thang.

Thứ ba, nếu mọi người nhìn vào chủ đề đang được quan tâm chú ý xuất hiện ngay sau thế kỷ 21 này, ví dụ như vấn đề môi trường, vấn đề chủ nghĩa khủng bố quốc gia, hay vấn đề ổn định hệ thống tài chính quốc tế v.v... Bất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào cũng không thể tự mình giải quyết được các vấn đề tồn tại này, mà cần thiết phải tìm đến sự hợp tác cùng với Trung Quốc, với Mỹ hay với các quốc gia khác, cũng đòi hỏi ngày càng nhiều hơn các quyền lực mềm, đặc biệt là năng lực hợp tác và khả năng hấp dẫn.

Joseph Nye, sinh năm 1937, sau khi đạt được học vị nghiên cứu sinh tiến sỹ chuyên ngành chính trị học tại trường đại học Harvard vào năm 1964 đã ở lại trường tiến hành công tác giảng dạy. Ông từng đảm nhiệm chức vụ trợ lý Ngoại trưởng thời kỳ chính quyền Carter, trợ lý bộ trưởng bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về An ninh Quốc tế dưới thời Clinton, là chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia. Sau đó Joseph Nye quay trở lại trường đại học Harvard, đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Hành chính John F. Kennedy (thuộc Đại học Havard), hiện là giáo sư của trường đại học này. Joseph Nye là nhân vật đại diện tiêu biểu cho trường phái chủ nghĩa Tân Tự do trong luận thuyết quan hệ quốc tế, nổi tiếng với danh xưng là người đầu tiên đề xuất nên khái niệm "Quyền lực mềm" (Soft Power). Năm 1990, Joseph Nye đã xuất bản cuốn sách tựa đề "Nhất định lãnh đạo thế giới: những biến đổi trong bản chất quyền lực Mỹ" đồng thời trong năm này cũng đăng bài báo tựa đề "Quyền lực mềm" trên tạp chí "Chính sách Ngoại giao", là người đầu tiên đề xuất và giải thích một cách chi tiết khái niệm "Quyền lực mềm". Khái niệm "Quyền lực mềm" ngay lập tức trở thành một danh từ chuyên dùng với tần suất liên tục trong giai đoạn thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong cuốn sách mới xuất bản năm 2004 với tựa đề "Quyền lực mềm: Các phương tiện để thành công trong nền chính trị thế giới " (Soft Power: The Means to Success in World Politics), Joseph Nye đã tiến hành bổ sung thêm về khái niệm "Quyền lực mềm" đưa ra. Những năm gần đây, Joseph Nye đặt sự quan tâm chú trọng nhiều hơn đối với "quyền lực mềm" của Trung Quốc, đồng thời cuối năm 2005 ông đã đăng bài báo tựa đề "Sự trỗi dậy quyền lực mềm Trung Quốc" trên Nhật báo " The Wall Street Journal". Năm 1973, Joseph Nye và Robert Keohane đã hợp tác cùng viết nên tác phẩm tựa đề "Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau", tạo tiền đề cơ sở cho các nhân vật tiêu biểu đại diện trong luận thuyết của trường phái chủ nghĩa Tân Tự do. Những tác phẩm khác của Joseph Nye còn bao gồm: "Lý giải các cuộc xung đột thế giới: lý luận và lịch sử", "Nghịch lý quyền lực Mỹ" v.v...

Theo Hoàn cầu Thời báo

Người dịch: Đinh Thị Thu

Bản gốc tiếng Trung ” 约瑟夫·奈:中国高估了自己的实力