GS. Jon M. Van Dyke (phải)

Nghĩa vụ phải hợp tác ở các vùng biển nửa kín

Biển Đông là một vùng biển nửa kín được điều chỉnh bởi Phần 9, Công ước Luật Biển của LHQ[2], trong đó Điều 123 quy định rằng các quốc gia ven bờ “nên hợp tác với nhau để thực thi các quyền và nghĩa vụ của họ theo Công ước”. Cụ thể hơn, Công ước hướng dẫn các nước phối hợp quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn lợi sinh vật của biển” và phối hợp các hoạt động của họ liên quan đến việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển” “một cách trực tiếp hoặc thông qua một tổ chức khu vực phù hợp”. Các nước ven bờ Biển đông đã không xây dựng được một tổ chức khu vực hiệu quả và hợp tác trực tiếp về cơ bản cũng không thành công. Cơ quan phối hợp Biển Đông Á (COBSEA) hầu như đã bị vô hiệu hóa và Chương trình Đối tác về Quản lý môi trường cho các vùng biển ở Đông Á (PEMSEA) chỉ đạt được những thành công hết sức khiêm tốn. Không có một tổ chức hiệu quả nào để quản lý các vùng đánh cá chung đã được thành lập.

Các chương trình Biển khu vực của UNEP

Các Chương trình Biển khu vực của UNEP được khởi xướng năm 1974 và hiện tại có đến 13 chương trình khu vực[3], trong đó 6 được điều hành trực tiếp bởi UNEP[4]. UNEP cũng có mối liên hệ đối tác với năm cơ quan môi trường khu vực.[5] Các chương trình này hình thành từ nhận thức rằng các vùng biển có nhiều khác biệt và các hệ sinh thái chung đòi hỏi sự bảo tồn của các cá nhân từ nhiều cách thức khác nhau, nhưng cũng thừa nhận rằng rất nhiều nguồn gốc gây ô nhiễm có tính toàn cầu và đòi hỏi phải có các chuẩn mực và cách tiếp cận thống nhất trên toàn thế giới.[6] Mặc dù một vài trong số các chương trình này thành công, nhưng cũng có nhiều chương trình khác thất bại bởi thiếu quan tâm, tranh chấp chính trị, không có quy định rõ ràng về nhiệm vụ, và hạn chế về nguồn lực tài chính. Mục tiêu của các chương trình này thường bị nghi vấn, bởi vì chúng được thành lập chỉ với một trọng tâm duy nhất trên một lĩnh vực, đó là ô nhiễm, trong khi ngày nay, cái mọi người quan tâm là các chiến lược quản lý tích hợp, đa lĩnh vực về hải dương và các vùng ven biển.[7]

Các chương trình biển khu vực thường bị coi là các tổ chức “nâu” bởi vì trọng tâm của họ chỉ tập trung vào ô nhiễm, đối nghịch với xu hướng tiếp cận “xanh” hiện đại, trong đó xem xét tất cả các khía cạnh của các vùng biển thông qua một hệ thống sinh thái thống nhất. Liệu chúng ta có nên thừa nhận cách tiếp cận mới này là cần thiết cho tất cả các chương trình biển, và cần phải phát triển các tổ chức với cách tiếp cận toàn diện và thống nhất, để xử lý các vấn đề nguồn lực và ô nhiễm, để quản lý một cách phù hợp các vùng biển và ven biển?

COBESEA

Cơ quan phối hợp về các vùng Biển ở Đông Á (COBSEA) đã được thành lập theo Chương trình hành động được thông qua năm 1981 và sửa đổi năm 1994.[8] Trang web của tổ chức này có quan điểm lạc quan rằng: “dù không có công ước khu vực nào được ký kết, nhưng chương trình đã thúc đẩy sự tuân thủ với các hiệp ước môi trường và hoạt động dựa trên thiện chí của các quốc gia thành viên”.[9] Các quốc gia tham gia tổ chức này là Úc, Căm-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Ma-lay-xia, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.[10]

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

GS. Jon M. Van Dyke, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii, Mỹ

Bản gốc tiếng Anh: “Regional Cooperation in the South China Sea”

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: "Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực"  do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.



[1] Jon M. Van Dyke là Giáo sư Luật với danh hiệu Carlsmith Ball Faculty Scholar tại Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii ở Manoa -- jvandyke@hawaii.edu. GS Jon M. Van Dyke cám ơn và ghi nhận sự trợ giúp của Lora L. Nordtvedt Reeve, Khóa 2012, Trường Luật William S. Richardson, Đại học Hawaii ở Manoa.

[2] United Nations Convention on the Law of the Sea, Dec. 10, 1982, Montego Bay, Jamaica, 1833 U.N.T.S. 397, 2 I.L.M. 1261 (1982), entered into force on Nov. 16, 1994.

[3] Black Sea, Wider Caribbean, East Asian Seas-COBSEA, Eastern Africa, South Asian Seas, Persian/Arab Gulf-ROPME Sea Area, Mediterranean, Northeast Pacific, Northwest Pacific-NOWPAP, Red Sea and Gulf of Aden, Southeast Pacific, Pacific-SPREP, and Western Africa.

[4] Wider Caribbean, East Asian Seas, Eastern Africa, Mediterranean, Northwest Pacific-NOWPAP, and Western Africa.

[5] Antarctic, Arctic, Baltic Sea, Caspian Sea, and Northeast Atlantic-OSPAR.

[6] Xem ví dụ trong, J.G.B Derraik, The Pollution of the Marine Environment by Plastic Debris: A Review, 44:9 Marine Pollution Bulletin 842 (Sept. 2002); M.S. Islam and M. Tanaka, Impacts of Pollution on Coastal and Marine Ecosystems including Coastal and Marine Fisheries and Approach for Management: A Review and Synthesis, 48:7-8 Marine Pollution Bulletin 624 (April 2004); and D.A. Holdway, The Acute and Chronic Effects of Wastes Associated with Offshore Oil and Gas Production on Temperate and Tropical Marine Ecological Processes, 44:3 Marine Pollution Bulletin 185 (March 2002).

[7] Xem, e.g., Biliana Cicin-Sain & Robert Knecht, Integrated Coastal and Ocean Management: Concepts and Practices (Island Press, 1998).

[8] UNEP, New Strategic Direction for COBSEA (2008-2012), UNEP EAS/RCU, Coordinating Body for the Seas of E. Asia Secretariat [COBSEA] (23 Jan. 2008), available at http://www.cobsea.org/documents/Meeting_Documents/19COBSEA/New%20Strategic%20Direction%20for%20COBSEA%202008-2012.pdf.

[9] UNEP, http://www.unep.org/regionalseas/programmes/unpro/eastasian/default.asp.

[10] Đảo Đài loan được đưa vào bản đ trong bìa của văn bản quản trị gần đây nhất đ chỉ các quốc gia thành viên, nhưng Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan) không được coi là một thành viên và Đài Loan không được tham gia trực tiếp các chương trình môi trường khu vực.