GS. Evgeny A.Kanaev (thứ hai bên phải)

Biển Đông có truyền thống là một khu vực tập trung và giao thoa các lợi ích chiến lược chủ yếu của các cường quốc có ảnh hưởng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay kịch bản rằng vấn đề này sẽ có vị trí gia tăng trong ưu tiên của các cường quốc và vươn ra phạm vi toàn cầu rất có khả năng xảy ra. 

 

Cùng với những diễn biến này, các cơ chế đối thoại đa phương ở khu vực cũng như cách thức mà họ xử lý vấn đề này sẽ khó có thể đem lại một phản ứng thích đáng trước những thay đổi này. Các xu thế hiện nay cho thấy rằng ngoại giao đa phương có khả năng vận dụng những cách tiếp cận bảo thủ trong khi các nỗ lực trong giai đoạn sau năm 2002 nên hướng đến không phải là thay đổi các tham số giải quyết xung đột mà là tạo ra một môi trường khu vực có lợi cho việc giữ cho các mâu thuẫn thực sự và tiềm tàng trong một trạng thái không bùng nổ.

Với mục đích đó cần tìm hiểu các giải pháp bổ sung vượt ra ngoài các khuôn mẫu trước đó và có ảnh hưởng lên vấn đề này. Một trong những giải pháp đó có thể là một đóng góp tiềm năng mà Liên bang Nga có thể mang lại. 

Bài viết này gồm ba phần. Phần một đánh giá vai trò của vấn đề biển Đông trong trật tự địa chính trị đang diễn tiến ở châu Á-Thái Bình Dương. Phần hai nghiên cứu kỹ về bản chất những nố lực gần đây của ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Phần ba sẽ xem xét các lựa chọn chính sách của Nga về vấn đề này. Phần kết luận sẽ tóm tắt những phân tích trước đó.

 Biển Đông trong địa chính trị Châu Á-Thái Bình Dương

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 với tất cả những khiếm khuyết của nó đã xác lập những tham số pháp lý cho việc giải quyết xung đột trong mối quan hệ giữa các bên liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên sau đó vấn đề này đã vươn đến một tầm mới về chất do trọng tâm của nó đã chuyển từ vấn đề chủ quyền đối với các hòn đảo sang đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Biểu hiện đầu tiên của xu hướng này bắt đầu với vụ việc tàu Impeccable của Mỹ đầu năm 2009. Nó đã dấy lên một vấn đề nhạy cảm, đó là liệu Trung Quốc có bỏ qua cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở biển Đông dù cho là công khai hay bán tín bán nghi. Mặc dù xung đột này đã không có tác động lớn đến quan hệ Mỹ-Trung, triển vọng về những cuộc xung đột lợi ích mới giữa họ trong vùng biển này là khá rõ.

Những phỏng đoán đó đã được củng cố vào đầu năm 2010 khi các nhân vật quân sự hàng đầu của Mỹ bày tỏ quan ngại rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực biển Đông có thể bị Trung Quốc đe dọa. Trong số những nguyên do, có hai lý do cần được nhấn mạnh. Đầu tiên là việc hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn dự đoán ban đầu của Washington. Thứ hai là một sự gia tăng mạnh chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc sẽ dẫn đến một chính sách biển đảo quyết đoán hơn của Bắc Kinh[1].

Đối với Trung Quốc, nước này ban đầu định tránh vướng vào tranh cãi này. Mức tối đa mà nước này đã làm là tuyên bố biển Đông nằm trong “lợi ích cốt lõi” của mình[2]. Điều này không có vẻ gửi đi một thông điệp khiêu khích – Bắc Kinh chỉ nhắc lại những gì đã được nêu ra trong Luật Lãnh hãi và các vùng Tiếp giáp năm 1992. Do đó, lập luận rằng Bắc Kinh chuyển sang một lập trường cứng rắn hơn là khó thuyết phục. Do đó, những tràng chỉ trích gay gắt mà Mỹ đưa ra là một dầu hiệu rõ ràng cho thấy tầm quan trọng lớn lao mà Washington đã gắn cho khu vực này.

Trong hoàn cảnh đó, vấn đề này chắc chắn sẽ được đưa lên hàng đầu trong địa chính trị châu Á-Thái Bình Dương. Điều này đã xảy ra tại phiên họp của ARF tại Hà Nội mùa hè năm 2010. Phát biểu tại đây, Ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến nhiều vấn đề mà đều hết sức đáng chú ý.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây 

GS. Evgeny Kanaev, Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương

IMEMO RAS

Mát-xcơ-va, Nga

 

Bản gốc tiếng Anh “Russia and the South China Sea Issue: In Search of a Pragmatic Approach

Bài tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba: Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011.



[1] Chi tiết, xem bài: Hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á và tác động đối với lợi ích của Mỹ (China’s Activities in Southeast Asia and the Implications for US Interests). Bài điều trần của Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher trước Ủy ban xem xét cá vấn đề kinh tế và an ninh Mỹ-Trung. Các vấn đề an ninh CA-TBD. Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng. 4/2/2010. // http://www.uscc.gov/hearings/2010hearings/written_testimonies/10_02_04_wrt/10_02_04_scher_statement.pdf; và bài phát biểu của Đô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Hải quân Mỹ trước Ủy ban các vấn đề vũ khí của Thượng viện Mỹ về vị thế của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ. 24/03/2010. // http://armed-services.senate.gov/statemnt/2010/03%20March/Willard%2003-26-10.pdf

[2] Xem Wong E. Chinese Military Seeks to Extend Its Naval Power. The New York Times. 23 April 2010. // http://www.nytimes.com/2010/04/24/world/asia/24navy.html