Xin nêu một chủ đề lớn nhất đó chính là việc hiện nay hai bờ đều thừa nhận “nguyên tắc 1 Trung Quốc”, đây là điều đã có từ lâu trong “Nhận thức chung 1992”. Nhưng hai bờ đang đứng trước hiện trạng là chia cắt và cũng đã 60 năm rồi, hai bờ đáng lẽ phải thống nhất từ lâu. Hiện nay các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ đều ủng hộ Trung Quốc hòa bình thống nhất, đại sự này liên quan đến 1 nước Trung Quốc đoàn kết phát triển với chấn hưng dân tộc. Nếu từ bây giờ hai bờ bắt đầu đàm phán về hòa bình thống nhất, giải quyết vấn đề qui về một mối vậy thì vấn đề mà Đài Loan đòi hỏi là “mở rộng tham gia quốc tế” sẽ dễ dàng được giải quyết. Chúng ta biết rằng khuôn khổ lớn cho quan hệ hai bờ hiện nay là “nguyên tắc 1 Trung Quốc”, quan hệ kinh tế thương mại 2 bờ có thể đi sâu phát triển trong khuôn khổ này, quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác cũng có thể đi sâu phát triển trong khuôn khổ này.

Trước tiên là giải quyết vấn đề hai bờ cùng nhau bảo vệ an toàn lãnh thổ, giữ vững lãnh thổ và lãnh hải. Đây là đại sự quan trọng hàng đầu liên quan đến quốc phòng an ninh. Vì an ninh quốc gia của Trung Quốc không được bảo đảm thì đừng nói gì đến phát triển kinh tế thương mại hai bờ và cũng đừng nói gì đến mở rộng tham gia quốc tế của Đài Loan. Lãnh thổ Trung Quốc với hơn 960 vạn km2 bao gồm đảo Đài Loan, tổng chiều dài đường bờ biển đạt hơn 32.000km, điểm cực Nam của lãnh hải đến tận bãi ngầm Tăng Mẫu. Trên đảo Thái Bình trong quần đảo Trường Sa nghe nói có một đội quân của Đài Loan trấn giữ, binh lực ở đó đương nhiên rất mong manh. Phía Đông Bắc đảo Đài Loan, đảo Điếu Ngư gần đây bị Nhật Bản quấy nhiễu. Vùng biển Đông và Đảo Điếu Ngư có chứa tài nguyên dầu khí nên đã bị kẻ địch bên ngoài nhúng tay vào, đòi hỏi hai bờ phải liên hợp cử quân bảo vệ, đây chính là sự việc cấp bách hàng đầu. Hai bờ muốn làm sâu sắc quan hệ thì cần phải lập tức bàn về chủ đề hợp tác quân sự này. Năm 1946, Chính phủ Quốc Dân Đảng cử hải quân ra thu phục Trường Sa, lấy tên kỳ hạm “Thái Bình” đề đặt tên cho đảo này. Hiện nay Đài Loan đang khống chế thực tế đảo Thái Bình, trên đảo có quân đồn trú. Đảo Thái Bình là đảo duy nhất trong quần đảo Trường Sa có nguồn nước ngọt (kể cả đảo Vĩnh Hưng - đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc khống chế cũng không có nguồn nước ngọt trên đảo), đất đai phì nhiêu, khắp đảo đều là dừa, đu đủ và chuối tiêu. Đảo Thái Bình có ưu thế sinh tồn tuyệt đối mà không một đảo nào trong số các đảo tại Nam Hải có thể so sánh được.

Tiếp đến là vấn đề hai bờ cần phải xây dựng cơ chế ứng phó với tình huống khẩn cấp, đây là đại sự quan trọng hàng đầu. Thảm cảnh của Nhật Bản sau cơn tàn phá của trận động đất và sóng thần còn sờ sờ ngay trước mặt, Đài Loan và Đại lục đều là vùng có nguy cao về cơ động đất, Đài Loan còn đứng trước nguy cơ sóng thần...Tất cả những sự tàn phá do thiên tai hay do con người đều cần sự đoàn kết ứng phó của hai bờ. Những người có hiểu biết từ lâu đã kêu gọi hai bờ cần phải nhanh chóng triển khai bàn bạc vấn đề này, hình thành nên cơ chế cùng nhau ứng phó khủng hoảng, triển khai vận hành.

Thứ ba là giao lưu văn hóa, sự qua lại tự do của nhân tài hai bờ cũng là một vấn đề cần cấp bách giải quyết. Còn có nhiều vấn đề bức thiết khác liên quan đến làm sâu sắc hóa quan hệ hai bờ. Hơn nữa, tự do giao lưu nhân tài hai bờ có lợi cho kinh tế thương mại hai bờ phát triển thịnh vượng. Thu hút nhân tài của Đại lục sẽ tiện lợi hơn việc thu hút nhân tài của bất cứ khu vực nào trên thế giới, không có trở ngại về ngôn ngữ và càng đáng tin cậy hơn.

Quan hệ kinh tế thương mại hai bờ cũng cần có sự gắn kết và không thể nằm ngoài các quan hệ xã hội khác của hai bờ. Nếu các vấn đề về an ninh quốc gia nêu trên xảy ra, nếu an ninh của một nước Trung Quốc không được bảo đảm thì Đài Loan cũng không thể chỉ lo cho thân mình được và cũng khó lòng thoát nạn.

Tóm lại, quan hệ hai bờ phát triển đến tình hình hiện nay là sự thúc đẩy của trào lưu thời đại, không gì ngăn cản nổi. Mã Anh Cửu nhận thức được tính quan trọng của sự lệ thuộc vào nhau của hai bờ, huống hồ tính lệ thuộc này là vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với Đài Loan. Người ta khó có thể tưởng tượng nổi cảnh kinh tế Đài Loan rơi xuống vực sâu khi mà Đài Loan xa rời Đại lục hoặc bị một Trần Thủy Biển khác giày vò.

 

Theo China review

 

Đinh Anh (gt)

 

 

 

 

Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết này, không cắt đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.