Tuy vậy, có một số thứ sẽ thay đổi trong những năm tới. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã sẵn sàng để đương đầu với hệ thống quốc tế và các thể chế của nó. Một cảm giác gia tăng xuất phát từ năng lực ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc xử lý các vấn đề quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội mới để Trung Quốc ngày càng dính líu tới các công việc quốc tế. Nhưng một môi trường quốc tế ngày càng phức tạp sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải có những cách tiếp cận thuần thục hơn nếu nó muốn sử dụng ngoại giao và sử dụng quốc lực tổng thể một cách hiệu quả.

Thử thách lớn nhất đối với ban lãnh đạo trong tương lai gần là Trung Quốc sẽ sử lý các tranh chấp liên quan đến lợi ích của Trung Quốc tại Trường Sa với các nước láng giềng như thế nào. Trung Quốc khó có thể từ bỏ chính sách hoà giải của nó hiện nay thông qua các đối thoại song phương và đa phương tìm cách giải quyết các xung đột thông qua các thể chế pháp lý quốc tế bằng việc xem xét các bằng chứng lịch sử liên quan tại Biển Đông và các nơi khác. Trung Quốc coi chính sách này là một cơ hội để chứng minh năng lực lãnh đạo của mình trong việc giải quyết các tranh chấp rộng hơn trong cộng đồng quốc tế.

Về mặt lý thuyết, Trung Quốc giữ quyền giải quyết các tranh chấp này bằng mọi cách mà nó có thể sử dụng, nhưng lý tưởng mà nói, nó sẽ lựa chọn thông qua giải pháp ngoại giao. Việc lãnh đạo mới của Trung Quốc có ngày càng quyết đoán hơn trong các đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ hay không còn phụ thuộc vào việc họ có tính đến hiệu quả và lợi ích thực sự mang lại. Những nhận thức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố quốc tế và trong nước.

Yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm an ninh năng lượng, khoáng sản và nguồn lợi thuỷ sản. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với triển vọng ngày càng tồi tệ liên quan đến an ninh tài nguyên về ngắn hạn và những sức ép như vậy có thể ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại của nó. Giải pháp cơ bản cho Trung Quốc cho vấn đề này là phải tăng một cách có ý nghĩa việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, mục tiêu cuối cùng là đạt được mức độ sử dụng hiện nay của Nhật Bản. Lý tưởng nhất sẽ là Trung Quốc phải cắt việc sử dụng thực tế nguồn năng lượng trong những năm tới. Việc các nhà lãnh đạo mới phải đầu tư cho một chiến lược năng lượng dài hạn là việc làm vô cùng thiết yếu.

Về vấn đề Biển Đông, ban lãnh đạo mới phải đưa ra được một giải pháp tổng thể cho các nước láng giềng ASEAN của Trung Quốc để giải quyết những đòi hỏi riêng rẽ của họ theo một cách thực sự cân đối nhất. Những biện pháp như vậy sẽ bao gồm cả ngoại giao phòng ngừa, cùng quản lý và phát triển những khu vực, nguồn nước và tài nguyên tranh chấp.

Những thách thức và cơ hội khác đối với Trung Quốc sẽ là phải tạo ra được những tiêu chuẩn về an ninh vũ trụ, không gian mạng. Những chính sách đối với những vấn đề này và những vấn để chung toàn cầu của ban lãnh đạo mới sẽ giúp nâng cao năng lực của Trung Quốc nhận thức được tiềm năng của họ để trở thành một siêu cường có trách nhiệm và có năng lực.

Bước vào thập kỷ hai của thế kỷ này, Trung Quốc phải cẩn thận không để cho chính sách đối ngoại của mình bị đặc trưng là sự bất đồng với các nước khác, mà phải đặc trưng bằng việc đưa ra các sáng kiến và tính đồng thuận chung. Thông qua việc tôn trọng vai trò lãnh đạo của các nước trong khu vực, Trung Quốc cần thiết phải đảm bảo được rằng cộng đồng quốc tế tin vào các ý định hoà bình của mình.

Trung Quốc đã tìm cách tăng uy tín của mình đối với các quốc gia khác thông qua quyền lực mềm. Bởi vậy, Trung Quốc phải tuân theo các luật lệ quốc tế khi tham gia để tạo ra cho mình một hình ảnh là một cổ đông có trách nhiệm. Việc này sẽ xua đi những quan ngại về những ý định và mục đích chiến lược của Trung Quốc. Trung Quốc có thể áp dụng tốt nhất sức mạnh mềm của mình thông qua việc thúc đấy sự tăng trưởng và phát triển xã hội của mình. Trung Quốc cũng có thể tăng cường năng lực của mình để có tác động tích cực đến các nước khác bằng cách nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ công dân của mình, và mở rộng hỗ trợ bảo vệ như vậy ở nước ngoài thông qua các diễn đàn và những sứ mệnh quốc tế.

Về quan hệ Trung - Mỹ, bất cứ vấn đề nào cũng là cơ hội và thách thức. Mỹ chưa bao giờ rời châu Á, bằng cách “tái cân bằng lại” Mỹ chỉ đơn giản là nhấn mạnh lợi ích của mình bằng cách tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Á và phối hợp hành động tại đây. Trong khi Mỹ muốn ổn định khu vực này, nhưng những hành động của Mỹ có thể đạt được mục đích đó, nhưng cũng có thể làm mất ổn định khu vực. Tuy vậy, Trung Quốc và Mỹ cùng chia sẽ lợi ích chung trong khu vực là ổn định và Bắc Kinh sẽ hoan nghênh bất cứ một hành động nào của Mỹ đối với mục đích đã tuyên bố.

Trong số các khả năng khác nhau, mối quan hệ thương mại ngày càng cân bằng sẽ tạo ra những tiềm năng lớn cho sự hợp tác của hai nước. Trung Quốc chẳng bao lâu sẽ vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu lớn nhất và sẽ tăng xuất khẩu lên hai lần trong vòng năm năm tới. Cũng trong cùng thời gian, Mỹ cũng sẽ tăng gấp đôi xuất khẩu của mình. Kế hoạch của hai nước sẽ lợi cho cả đôi bên.

Nhiều triển vọng ảm đạm hơn sẽ xuất hiện khi xem xét đến việc xử lý và an ninh của các vấn đề chung toàn cầu thí dụ như khoảng không, khu vực hàng hải và không gian ảo. Những vấn để này rất có thể sẽ thống trị những bất đồng trong việc phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi những chủ để như Đài Loan lại rất ít bị bùng nổ trong thập kỷ tới./.

Theo East asia forum (ngày 8/10)

Vũ Hiền (gt)