24/03/2017
Bất chấp những công nghệ được cải thiện bởi ngành công nghiệp hạt nhân sau sự cố Fukushima, văn hóa an ninh và an toàn hạt nhân giữa các nhà vận hành và quản lý hạt nhân vẫn cần phải được quan tâm hơn nữa.
Nhật Bản vừa kỷ niệm 6 năm ngày xảy ra thảm họa ở nhà máy hạt nhân Fukushima (ngày 11/3/2010). Kể từ sau thảm họa đó, các nhà quan sát đều có chung đánh giá rằng nguy cơ lớn nhất liên quan đến năng lượng hạt nhân không đến từ công nghệ mà từ yếu tố con người. Sự cố Fukushima phải được xem xét là một "thảm họa công nghệ" gây ra không chỉ bởi các yếu tố không lường trước được của thiên tai (như động đất, sóng thần) mà còn phải xem xét đến yếu tố từ lỗi của con người.
Các báo cáo toàn diện về sự cố Fukushima, bao gồm của Quốc hội Nhật Bản và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), đều xem xét đến yếu tố con người đóng vai trò như thế nào trong vụ việc như: thái độ tự mãn của các nhà vận hành về sự an toàn tuyệt đối, thiếu vắng sự điều chỉnh độc lập từ ngành công nghiệp hạt nhân cũng như sự miễn cưỡng thẩm vấn các bên liên quan tới vụ việc...
Sai lầm của con người ảnh hưởng tới văn hóa an toàn-an ninh
Chỉ trích đối với sự phát triển và mở rộng sử dụng công nghệ hạt nhân trong các ứng dụng điện và không cần điện chính là yếu tố sẵn có của "hạ tầng mềm" trong đó bao gồm nguồn nhân lực có trình độ. Trong khi cả hai khái niệm "an toàn hạt nhân" và "an ninh hạt nhân" đều xem xét nguy cơ gây lỗi do sự vô ý của con người thì an ninh hạt nhân nhấn mạnh thêm các hành vi "cố ý" nhằm mục đích phá hoại. Mục tiêu chung của văn hóa an ninh và văn hóa an toàn là nhằm ngăn chặn nguy cơ gây ra bởi các vật liệu hạt nhân. Mục tiêu này dựa trên các nguyên tắc chung như: thái độ nghi vấn và có cách tiếp cận chặt chẽ, thận trọng để ngăn chặn sự tự mãn.
Tuy nhiên, bất chấp những công nghệ được cải thiện bởi ngành công nghiệp hạt nhân sau sự cố Fukushima, văn hóa an ninh và an toàn hạt nhân giữa các nhà vận hành và quản lý hạt nhân vẫn cần phải được quan tâm hơn nữa. Chẳng hạn như các nước sử dụng năng lượng hạt nhân ở Đông Á vẫn chưa tăng cường yếu tố con người và sự tổ chức (vốn cung cấp sự an toàn và an ninh) bao gồm cả mối quan hệ phức tạp giữa họ.
Báo cáo của Cơ quan an toàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNSA) công bố hồi tháng 10/2016 cho thấy đã có 16 sự cố về an toàn hạt nhân xảy ra tại các nhà máy hạt nhân của nước này trong năm 2016 và tất cả đều liên quan đến hướng dẫn hoạt động và sai lầm của nhân viên nhà máy (mặc dù không sự cố nào gây ra sự rò rỉ phóng xạ, phá hoại hoặc gây đe dọa tực tiếp tới an toàn và an ninh công cộng).
Trong khi đó, theo đánh giá của IAEA đối với Cơ quan pháp quy hạt nhân của Nhật Bản (NRA) thì thái độ chất vấn, nghi ngờ của các nhân viên NRA vẫn còn thiếu và đây là một trở ngại cho việc tăng cường văn hóa an toàn trong các cơ sở hạt nhân của Nhật Bản mặc dù đã có những bài học từ nguyên nhân của sự cố Fukushima. Báo cáo của IAEA cũng đưa ra khuyến cáo rằng cần phải có cách tiếp cận toàn diện và bao gồm cả việc phát triển thái độ chất vấn trong quá trình đào tạo các thanh sát viên hạt nhân.
Những ảnh hưởng đối với Đông Nam Á
Các nước Đông Bắc Á được xem là nguồn cung quan trọng còn Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ tiềm năng về công nghệ hạt nhân. Trung Quốc bên cạnh việc phát triển nhanh chóng điện hạt nhân với 36 lò phản ứng đang hoạt động, 21 lò đang được xây dựng và có thể còn nhiều nữa trong tương lai thì nước này cũng thúc đẩy công nghệ hạt nhân của mình ra bên ngoài bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN), công ty sở hữu nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan và đặt trụ sở tại Malaysia để tăng cường hợp tác về năng lượng hạt nhân với các nước thành viên ASEAN. Kể từ năm 2015, CGN đã cùng với Trung tâm ASEAN về năng lượng tổ chức hội thảo về xây dựng năng lực hạt nhân ASEAN-Trung Quốc đồng thời phối hợp đào tạo công nghệ hạt nhân với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển năng lượng hạt nhân của CGN.
Giống như Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã thúc đẩy công nghệ lò phản ứng hạt nhân tới Đông Nam Á. Các cơ quan nguyên tử của Nhật Bản như Cơ quan năng lượng nguyên tử hay Ủy ban năng lượng nguyên tử đã cung cấp các hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho Phillippines, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan nhằm cải thiện khả năng tăng cường an ninh và an toàn hạt nhân của các nước này. Để hợp tác xây dựng năng lực hạt nhân giữa ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản toàn diện hơn thì điều quan trọng là cần phải bổ sung đào tạo kỹ thuật năng lượng hạt nhân với việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là yếu tố con người và tổ chức trong an toàn và an ninh hạt nhân dựa trên những bài học từ ngành công nghiệp hạt nhân của các nước Đông Bắc Á.
Tác giả là Phó Giáo sư Julius Cesar Trajano thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh phi truyền thống thuộc Trường nghiên cứu quốc tế RSIS, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore. Bài viết đăng trên “RSIS”.
Hùng Sơn (gt)
Ba nguy cơ hàng đầu có khả năng xảy ra nhất ở Bắc Mỹ là tấn công mạng, hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và đánh cắp dữ liệu, trong khi ở Mỹ Latinh và Caribbean là nguy cơ thất bại của chính phủ quốc gia, thất nghiệp và bất ổn xã hội.
Giá dầu không có khả năng tăng vọt trở lại mức năm 2008 một lần nữa (140 USD/thùng), công ngệ fracking (khí đá phiến) có thể đắt đỏ nhưng có thể sẽ được dùng vào một thời điểm thích hợp. Điều này là lý do chủ chốt tại sao các chế độ dầu mỏ sẽ không bao giờ một lần nữa có được đòn bẩy mà họ từng có.
Đông Á đối mặt với rất nhiều thách thức. Các nước trong khu vực xung đột về lãnh thổ, tranh cãi về lịch sử, cạnh tranh giành các nguồn tài nguyên đang suy giảm, và tranh chấp về cán cân quyền lực dọc Vành đai Thái Bình Dương. Cùng với đó là sự biến đổi khí hậu đang tới nhanh với chúng ta. Đã đến lúc...
Nếu nguyên nhân trực tiếp của biến động giá dầu vừa qua là việc Saudi Arabia nâng lượng cung chủ yếu vì những mục đích địa chính trị thì hậu quả có thể sẽ không dừng ở địa chính trị mà cả trong tài chính và tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế thế giới.
Mạng tin “Dự báo Thị trường” (Anh) vừa có bài phân tích cho rằng sự trỗi dậy của châu Á, đặc biệt là sức mạnh Trung Quốc, đang kéo Mỹ trở lại khu vực này bằng nhiều động thái quân sự khác nhau. Bài báo kết luận: “Sự trỗi dậy của một châu Á năng động, hội nhập và chi phối trong thế kỷ này là điều không...
(Japan Focus) Construction of dams will have devastating effects on the fish stocks. There will be a series of challenges to the Mekong’s future. There is no existing body able to mandate or control what individual countries choose to do on their sections of the Mekong.