Năm 2003 là một thời kỳ khác biệt. Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh chọn lựa ở Iraq; nước Nga của Vladimir Putin bị xem là một “con hổ giấy”; sự bùng nổ về kinh tế của Trung Quốc ầm vang nhưng không gây đe dọa; Dubai không được ai biết đến; và Mỹ dường như thể sẽ mãi mãi là một nước nhập khẩu dầu.

Nhiều điều đã thay đổi. Nhưng hiện nay, giá dầu đã rớt xuống mức khoảng 30 USD/thùng, điều được nhìn thấy lần cuối vào những ngày sôi nổi của Chính quyền W. Bush đầu tiên.

Trước hết, chúng ta đã tới đây như thế nào?

Còn nhớ sự điên rồ của năm 2008 khi giá dầu đạt mức choáng váng 140 USD/thùng? Trở lại thời điểm đó, các nhà đầu cơ dầu mỏ đã đẩy giá lên cao một cách quá đáng, sau đó chứng kiến nhu cầu “tan biến” khi cuộc Đại suy thoái bắt đầu diễn ra. Nhưng giá dầu đã tăng vì một lý do dễ hiểu: một nền kinh tế thế giới đang phát triển với cái mà nhiều người cho là mức cung dầu mỏ đang giảm bớt đơn giản đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ luôn tăng. Đó quả thực là một điều cơ bản của thị trường.

Nhưng mức giá dầu cao chót vót như vậy cũng đã tạo ra động cơ cho những sự lựa chọn thay thế. Người dân và các chính phủ đã phải chật vật: họ đã tìm đến khí đốt tự nhiên, dầu đá phiến và các công nghệ “xanh”. Lợi ích lớn nhất trong tất cả là kỹ thuật “fracking” (kỹ thuật dùng thủy lực để khai thác đá phiến), kỹ thuật đã cho phép Mỹ bất ngờ trỗi dậy trở lại thành siêu cường dầu mỏ vào năm 2013.

Điều này đã khiến người Ả Rập Saudi và các đồng minh của họ hoảng sợ phần nào. Ả Rập Saudi từng xem dầu mỏ là một thứ vũ khí và do đó đã sử dụng nó để chống lại phương Tây sau cuộc Chiến tranh Arập-Israel năm 1973. Nhưng thay vì khuyến khích phương Tây ruồng bỏ Israel, nước này đã buộc các nước phương Tây, do Mỹ lãnh đạo, tìm kiếm những sự lựa chọn thay thế: hạt nhân, năng lượng mặt trời và gió. Việc này đã khiến người Ả Rập Saudi hoảng sợ, những người hiểu rằng phương Tây có thể, nếu có đủ thời gian và động lực thị trường, tìm kiếm một sự thay thế lâu dài cho dầu mỏ của Arập.

Kể từ đó, Ả Rập Saudi và các đồng minh của nước này trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã thay đổi chính sách dầu mỏ một cách rõ ràng hơn. Dầu mỏ vẫn phải đủ rẻ để phương Tây tiếp tục mua dầu của họ trong khi vẫn cho phép GCC có được tiền mặt để phát triển với một tốc độ chấp nhận được đối với người dân của họ.

Đây là lý do tại sao ngay cả trong Cuộc chiến tàu chở dầu, khi Iraq và Iran bắn phá các tàu chở dầu của nhau, dầu mỏ vẫn rẻ: Ả Rập Saudi đã kiên quyết. Bất chấp những thảm họa như việc Saddam Hussein hủy diệt nền công nghiệp dầu mỏ của Kuwait, Riyadh đã giữ cho giá dầu không tăng và ngăn không cho một kẻ thách thức nắm được quyền kiểm soát.

Cũng đã có những hậu quả gián tiếp thú vị đối với việc này. Dầu giá rẻ đã gây khó khăn cho các kẻ thù của GCC như Liên Xô và Iran; sau cuộc chiến tranh Iran-Iraq, Iran đã duy trì đầu cơ nước ngoài của mình ở mức rất hạn chế, trong khi Liên Xô đã phá sản một phần do họ không thể sử dụng lượng dầu mỏ dự trữ khổng lồ của mình để cân bằng sổ sách kế toán.

Tình trạng này có vẻ tiếp diễn khi lượng dự trữ của Mỹ giảm dần. Nhưng bắt đầu với cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003, giá dầu đã bắt đầu tăng lên đều đặn. Điều này đã xảy đến đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất của Trung Quốc.

Điều này có thể chấp nhận được do người ta cho rằng phương Tây không có sự lựa chọn nào ngoài việc tiếp tục mua dầu mỏ của GCC. Các nước GCC như Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã bắt đầu bắt tay vào các siêu dự án đầy hoang tưởng. Các kho bạc của GCC đã tăng lên. “Bữa tiệc” đã tiếp tục từ năm 2009 đến năm 2014.

Các nhà đầu tư vào ngành dầu mỏ của Mỹ có động cơ thị trường để cuối cùng làm một điều gì đó về sự phụ thuộc gây khó chịu này vào dầu mỏ của Arập. Họ đã khôi phục công nghệ fracking, công nghệ đã được phát triển khoảng từ những năm 1950 nhưng chưa bao giờ thực sự sinh lợi, và đã đẩy nhanh tốc độ. Và phương trình đã đột ngột thay đổi.

Đây là một mối đe dọa chiến lược đối với GCC. Mỹ cuối cùng đã phát triển được một sự lựa chọn thay thế đáng tin cậy; không bị can thiệp, nó sẽ gây tổn hại sâu sắc đến chiến lược năng lượng của Ả Rập Saudi. Nhưng hơn nữa, thế giới đã thay đổi nhiều từ năm 2003. Cơn khát dầu mỏ của Trung Quốc đã chậm lại; Nga và Iran, đều phụ thuộc vào giá dầu cao để thúc đẩy nền kinh tế của họ, đã chống lưng cho nhà độc tài Syria Bashar al-Assad, phần nhiều dẫn đến sự thất vọng của GCC và Mỹ. Và sự phát triển bên trong GCC có nghĩa rằng cần phải có một ngưỡng giá dầu cao hơn nhiều để các chế độ đạt được các mục tiêu ngân sách của họ.

Tuy nhiên, GCC có tiền mặt dự trữ. Khi giá dầu bất ngờ lao dốc trước một sự giảm tốc của Trung Quốc và cuộc cách mạng công nghệ fracking, GCC đã từ chối cắt giảm sản lượng. Việc này đã bắt đầu một chiều hướng đi xuống. Nga, bị bóp nghẹt bởi các biện pháp trừng phạt, cũng đã không thể cắt giảm sản lượng. Venezuela, một nước OPEC chủ chốt khác, có các vấn đề riêng của mình và rất cần bất cứ khoản tiền mặt nào mà chính phủ thiếu khả năng của nước này có thể kiếm được. Giọt nước làm tràn ly mới đây đã xảy đến khi Liên hợp quốc minh oan cho Iran và chế độ trừng phạt được dự kiến sẽ bị bãi bỏ. Sự sụt giá có ý nghĩa nhiều hơn trong những hoàn cảnh như vậy.

Vậy ai là những người chiến thắng và những kẻ thua cuộc ở đây?

Những người chiến thắng hầu hết là phương Tây. Ngay cả Na Uy, nước có lượng dự trự dầu mỏ lớn, cũng sẽ vượt qua được cơn giông bão: người Na Uy nhiều năm trước đã quyết định cất trữ tiền mặt có thêm của họ thay vì phung phí tiền bạc. Trong khi cá nhân các tổ chức sử dụng công nghệ fracking sẽ phá sản, phương Tây nói chung sẽ có được năng lượng với giá rẻ hơn và sẽ sẵn sàng sử dụng công nghệ fracking bị xếp xó nếu giá dầu tăng vọt một lần nữa. Trong khi đó phương Tây với tư cách như một nền văn hóa đã chuyển hướng sang năng lượng “xanh” hơn: không khí sạch hơn là một động lực để khuyến khích những người trẻ tuổi phương Tây tránh đút tiền vào túi của các chế độ như Ả Rập Saudi.

Trong khi đó, những kẻ thua cuộc hầu hết là các nhà sản xuất dầu mỏ đều bần tiện, nhưng với các mức độ khác nhau

Nước Nga của Putin có một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và đa dạng hơn Liên Xô trước đây, do vậy giá dầu thấp không có khả năng gây tai họa. Nhưng giá dầu thấp sẽ là một nguyên nhân gây căng thẳng mà sẽ gây tổn hại cho những tham vọng của ông qua thời gian. Việc không có tiền từ dầu mỏ sẽ khiến cho chủ nghĩa thân hữu của Putin trở nên trắng trợn hơn và khó mua chuộc hơn; nó có thể phá vỡ các nền tảng cho khế ước xã hội của Putin, cho phép những kẻ thách thức có được đòn bẩy chống lại ông. Nó cũng có thể khiến cho Putin trở nên liều lĩnh hơn: nếu ông không đạt được điều gì ở trong nước, ông sẽ chuyển hướng ra bên ngoài để giành được những thắng lợi rẻ mạt. Những nạn nhân của ông có thể gồm Ukraine, Gruzia và Trung Á.

Venezuela đang tiến gần đến các mức bần cùng: giá dầu bị hạ thấp sẽ chỉ đẩy nhanh điều đó. Phe đối lập của Venezuela đã nắm quyền trong các cơ quan lập pháp, nhưng Caracas có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn theo kiểu Hy Lạp trong những năm tới khi những người kế nhiệm của Hugo Chávez tranh đấu với các kẻ thù của ông. Tin tốt là tất cả những điều này vẫn yên bình đáng kể và giá dầu thấp có khả năng sẽ chỉ làm suy yếu tư tưởng ủng hộ Chavez. Tin xấu là Tổng thống Nicolás Maduro, cũng giống như Putin, có động cơ để kích động rắc rối ở nước ngoài nhằm cứu lấy bản thân ông ta.

Iran không hoàn toàn ở trong tình cảnh khốn cùng, sau khi đã bị bóp nghẹt bởi nhiều năm bị trừng phạt, nhưng sự phục hồi từ chế độ trừng phạt sẽ không nhanh như nhiều người Iran hy vọng. Điều này cũng có thể dẫn đến phản tác dụng, mặc dù đủ dễ dàng để thấy nó đang “thiêu đốt” cả phe theo chủ nghĩa tự do lẫn phe bảo thủ: phe theo chủ nghĩa tự do sẽ bị đổ lỗi bởi họ đã ký kết thỏa thuận hạt nhân này và cho đến giờ đã không đem lại sự thịnh vượng nhanh chóng nào trong khi phe bảo thủ sẽ phải chịu sự khinh miệt nào đó vì đã rước lấy các biện pháp trừng phạt. Một nhà nước Iran lung lay có khả năng xảy ra; dường như có khả năng họ sẽ chịu ít rủi ro hơn ở nước ngoài với những sự chia rẽ ở trong nước quá rõ ràng.

Ả Rập Saudi khó có thể ở trong tình trạng tốt đẹp: nợ xã hội của nước này rất lớn và người Ả Rập Saudi không quen với việc bị nói không, đặc biệt không phải bởi chính phủ cư xử nuông chiều của họ. Sau khi bắt đầu với một cuộc chiến ở Yemen và quyết định nỗ lực phá dầu mỏ fracking, các phí tổn đang tăng lên: Riyadh có thể cạn sạch tiền chỉ trong 4 năm. Có rất nhiều mánh khóe tài chính khác thường mà Ả Rập Saudi có thể sử dụng: nước này có thể chất đống nợ, cắt giảm tiền trợ cấp, hủy bỏ các dự án và chỉ làm giả các con số, nhưng không điều nào trong số các hành động này sẽ tăng cường sự ổn định của họ. Họ thậm chí còn đề ra ý tưởng bán cổ phần trong thứ không được đụng chạm đến của Ả Rập Saudi, AARMCO, công ty dầu mỏ do nhà nước sở hữu, mặc dù điều đó có khả năng có tác dụng như thế nào trong thực tế chỉ đơn thuần cho phép các lãnh tụ Hồi giáo vốn rất giàu có của Ả Rập Saudi mua cổ phần thay vì mang đến các nhà đầu tư nước ngoài mới.

Ít nhất Ả Rập Saudi phần nào kiểm soát được số phận của mình; nếu nước này cắt giảm sản lượng, nó có thể đẩy giá dầu lên cao một lần nữa. Nhưng Quốc vương Salman và chế độ của ông dường như đã quyết tâm gây tổn hại cho công nghệ fracking trước khi họ làm như vậy. Điều này cũng cho phép chế độ quân chủ bắt tay vào cải cách xã hội hết sức cần thiết, sa thải các nhân viên chính phủ yếu kém, trục xuất lao động nước ngoài và nỗ lực hiện đại nguồn vốn nhân lực của nước này. Nhưng quá trình đó sẽ không được nhiều người ủng hộ.

Vậy đó là sự kết thúc của chứng hoang tưởng tự đại của kẻ chuyên quyền dầu mỏ: nhìn chung, rút cục là tốt

Giá dầu không có khả năng tăng vọt trở lại các mức của năm 2008 một lần nữa. Công nghệ fracking có thể trở nên đắt đỏ, nhưng các công ty dầu mỏ luôn có thể cất giữ nó và chờ đợi những ngày tươi đẹp hơn. Điều này là lý do chủ chốt tại sao các chế độ dầu mỏ sẽ không bao giờ một lần nữa có được đòn bẩy mà họ từng có. Một sự lựa chọn thay thế lâu bền đang tồn tại và sẽ chỉ trở nên tốt hơn.

Nó có khả năng tiết chế các chế độ bằng cách kiềm chế sức mạnh mà họ có. Nhưng tình trạng hỗn loạn lớn hơn cũng có thể xảy ra trong tương lai khi các nhà lãnh đạo chi phí phóng tay để làm người ta xao lãng đi các nền kinh tế ảm đạm và cải cách xã hội thất bại. Nước Nga của Putin đã cho thấy xu hướng như vậy; trong số các nhà nước dầu mỏ, Moskva sẽ vẫn là bên phải chờ đợi tình trạng bạo lực hơn nữa.
Nhưng đây thực sự là một thời đại mới. Dầu mỏ sẽ vẫn có vai trò quan trọng, nhưng không còn có tính chất quyết định như nó đã từng. Riyadh và những người khác có thể trở nên luyến tiếc về những ngày tươi đẹp hơn, và hy vọng họ có thể vượt qua được sự thay đổi.

Theo Geopolitics Made Super

Trần Quang (gt)