Bản PDF tại đây

 

Động thái của các quốc gia

+ Việt Nam:

Việt Nam phản ứng về việc Indonesia đánh chìm tàu cá. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết ngày 20/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm gửi phía Indonesia về việc này và yêu cầu phía Indonesia khi xử lý các ngư dân Việt Nam vi phạm lãnh hải của Indonesia cần phải phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, cùng là thành viên của ASEAN và trên tinh thần đối xử nhân đạo với các ngư dân, Về phía Việt Nam, chúng tôi luôn lưu ý và hướng dẫn các ngư dân tuân thủ nghiêm các quy định của các quốc gia, không xâm phạm vùng biển nước ngoài trái phép. Trong cuộc họp báo hôm 24/8, ông Lê Hải Bình tuyên bố việc Đài Loan xây dựng ngọn hải đăng trên đảo Ba Bình là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

+ Philippines:

Không quân Philippines tiếp nhận 10 trực thăng quân sự mới. Ngày 17/8, không quân Philippines đã chính thức tiếp nhận 8 chiếc máy bay trực thăng lưỡng dụng Bell-412EP mua từ Canada và 2 phiên bản tấn công của dòng trực thăng AgustaWestland AW-109E do một công ty Anh-Ấn sản xuất tại căn cứ không quân Villamor thuộc thành phố Pasay. Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận, phát ngôn viên không quân Philippines Đại tá Enrico Canaya cho hay, “Các máy bay này đóng các vai trò khác nhau. Máy bay chiến đấu Bell có thể sử dụng cho mục đích cứu hộ và đối phó thảm họa các khu vực khác nhau của đất nước. Trong khi trực thăng AW109 phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ và trinh sát trên không.”

+ Malaysia:

Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này. Phát biểu trước báo giới bên lề một hội nghị, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Malaysia ông Shahidan Kassim tuyên bố nước này sẽ tiếp tục gửi kháng nghị ngoại giao về việc tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển gần đảo Beting Patinggi Ali thuộc bang Sarawak. Nhiều tàu của Trung Quốc đã hiện diện ở vùng biển của Malaysia hơn hai năm qua. Theo ông Shahidan, Malaysia chưa nhận được bất cứ tuyên bố chính thức nào từ Trung Quốc và Bắc Kinh nói rằng đảo Beting Patinggi Ali thuộc về nước này nằm cách Trung Quốc 400.000km.

Malaysia dự định đặt tên các đảo ở Biển Đông. Bộ Khảo sát và Bản đồ Malaysia cùng Trung tâm Thủy văn cho hay nước này có 879 đảo, tuy nhiên có 535 đảo đá chưa có tên. Malaysia sẽ đặt tên và cấp giấy chứng nhận cho 535 hòn đảo này để tạo cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền và việc quản lý các nguồn tài nguyên ở đó. Các quy định cụ thể về vấn đề này được nêu trong “Hướng dẫn Kế hoạch và Phát triển các Đảo, Công viên trên biển.

+ Indonesia:

Indonesia đánh chìm 34 tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép. Ngày 18/8, Indonesia đã đánh chìm 34 tàu thuyền nước ngoài bị tạm giữ trước đó do đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của nước này, trong đó có tàu của Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Việc đánh chìm các tàu cá nói trên chủ yếu được tiến hành tại ba căn cứ hải quân là Tarempa (tỉnh Batam), Rinai (tỉnh Riau Islands) và Tarakan (tỉnh Bắc Kalimantan). Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia bà Susi Pudjiastuti nêu rõ: Nhiều tàu cá nước ngoài bị đánh chìm trong những tháng gần đây. Chúng tôi muốn mọi người nhận thức rõ biển là tương lai của đất nước.

+ Mỹ:

Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines tăng cường sức mạnh quốc phòng. Phát biểu trước các phóng viên tại buổi lễ Philippines đưa vào hoạt động 10 máy bay trực thăng mới hôm 17/8, Đại sứ Mỹ tại Philippines ông Philip Goldberg cho biết quan điểm của Mỹ rất rõ ràng, đó là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp pháp lý, hòa bình và ngoại giao. Đó là lý do tại sao Mỹ ủng hộ vụ kiện của Philippines tán thành Bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN. Ông Goldberg cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Philippines mua trang thiết bị hiện đại, trong đó có hai máy bay chở hàng Lockheed C-130 để bổ sung cho lực lượng không quân.

Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Lầu Năm Góc hôm 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: “Máy bay và tàu thuyền Mỹ sẽ tiếp tục bay và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi có quyền làm điều đó và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.” Theo ông Carter, Mỹ không chỉ tích cực trong các hoạt động đơn phương mà còn đẩy mạnh hoạt động đa phương với các nước khác ở Biển Đông cũng như các khu vực khác ở Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ thực sự quan ngại về cách hành xử của Trung Quốc và kêu gọi tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, dừng các hành động nạo vét, ngừng hoạt động quân sự hóa trên biển, không chỉ tạm thời mà vĩnh viễn.

Quan hệ các nước

Việt Nam - Singapore tiến hành tham khảo chính trị. Ngày 17/8, Bí thư trường trực Bộ Ngoại giao Singapore, ông Chee Wee Kiong cùng Thứ trưởng Lê Hoài Trung đồng chủ trì phiên Tham khảo Chính trị lần thứ 9 và giao lưu hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Singapore lần thứ 5. Trong các cuộc tham khảo, hai bên nhất trí các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Về hợp tác trong ASEAN và vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN khác xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực và trong cấu trúc khu vực đang định hình; nhất trí ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề quan trọng ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông và cần sớm đạt được COC ở Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Nga - Trung Quốc tiến hành tập trận chung. Theo thông báo của quân đội Nga, từ ngày 21-28/8, Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận chung trên không và trên biển ở Biển Nhật Bản, ngoài khơi thành phố cảng Vladivosktok. Hai nước huy động tổng cộng 22 tàu, khoảng 20 máy bay quân sự và trên 500 lính thủy đánh bộ tham gia cuộc tập trận, với nội dung diễn tập đổ bộ từ trên không vào một địa điểm quân sự của Nga. Hồi tháng Năm vừa qua, Nga và Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên tại Biển Đen và Địa Trung Hải.

Ấn Độ - Mỹ sẽ tiến hành tập trận chung. Từ ngày 9-23/9, Ấn Độ và Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận chung mang mật danh Yudh Abhyas, tại căn cứ Lewis McChord của Mỹ. Yudh Abhyas là cuộc tập trận thứ 11 trong cơ chế tập trận Yudh Abhyas bắt đầu từ năm 2004 theo chương trình đối tác Thái Bình Dương của quân đội Mỹ. Mục đích các tập trận chung này là tạo nền tảng cho binh sỹ hai nước chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động quân sự trong địa hình thành thị. 

Phân tích và đánh giá

Philippines có nên theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông?” của Sean Mirski

Vụ kiện mang nhiều ý nghĩa đối với tất cả các bên. Với Philippines, nước này muốn khẳng định rằng “luật pháp sẽ chiến thắng sức mạnh”. Tuy nhiên, vụ kiện cũng có thể không được diễn ra nếu như tòa tuyên bố không đủ thẩm quyền.

Nếu vậy, thì đó sẽ là một sai lầm. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã tạo ra các cuộc tranh luận pháp lý nhằm bác bỏ thẩm quyền của tòa, nhưng các luận điệu đều không thuyết phục và cần phải bác bỏ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng và làm xấu đi hình ảnh luật pháp, mà còn tước đi công cụ gần như cuối cùng của Manila và các quốc gia yêu sách nhỏ hơn sử dụng để chống lại tham vọng của Trung Quốc.

Dù căng thẳng Biển Đông đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng vụ khủng hoảng Bãi cạn Scaborough dường như mang tính quyết định thúc đẩy Philippines sử dụng đến công cụ pháp lý. Philippines đưa ra bốn quan điểm chính: thứ nhất, yêu sách của Trung Quốc quá rộng lớn, vượt quá quy định cho phép của UNCLOS; thứ hai, Trung Quốc đã định nghĩa không đúng về đảo nhằm tạo điều kiện cho phép Trung Quốc kiểm soát các vùng biển; thứ ba, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là trái ngược với những gì mà nước này cam kết tuân thủ UNCLOS; cuối cùng, Manila cáo buộc Trung Quốc phá hủy môi trường tự nhiên thông qua hoạt động đánh bắt và khai thác không bền vững ở Biển Đông.

Quan điểm lập luận của Trung Quốc. Để phản bác, phía Trung Quốc cho rằng, tòa trọng tài không có đủ thẩm quyền theo quy định của UNCLOS. Để chứng minh, Trung Quốc cho rằng, cốt lõi của vấn đề Biển Đông là tranh chấp lãnh thổ và do đó, theo UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền đối với vấn đề này. Tòa án chỉ có thẩm quyền đối với các vấn đề về luật biển hay các vấn đề liên quan đến hoạt động của các quốc gia trong các vùng biển. Dù khiếu kiện của Manila là phù hợp khi chỉ dẫn đến vấn đề “luật biển” nhưng Trung Quốc lại cho rằng, các quyền và yêu sách biển thường không thể xác định nếu như trước đó không có phán quyết về vấn đề lãnh thổ, một vấn đề rõ ràng không thuộc thẩm quyền của tòa. Quan điểm này được Trung Quốc nêu rất rõ ràng trong “Tuyên bố Lập trường” của Trung Quốc vào tháng 12/2014.

Tuy nhiên, có hai lập luân để chứng minh cho quan điểm đúng đắn của Philippines. Thứ nhất, Philippines khẳng định rằng, giả sử Trung Quốc có chủ quyền đối với tất cả các tực thể ở Biển Đông, theo quy định của UNCLOS Trung Quốc cũng không có quyền kiểm soát toàn bộ vùng biển này. Thứ hai, hoạt động cải tạo của Trung Quốc rõ ràng là trái với luật pháp cho dù các thực thể đó thuộc về Trung Quốc bởi hoạt động này đá phá hủy môi trường xung quanh.

Rất khó đ dự đoán bước tiếp theo của vụ kiện dù tòa án có đưa ra phán quyết như thế nào. Nhưng với Philippines và các quốc gia nhỏ, luật pháp quốc tế là công cụ cuối cùng mà họ sử dụng để chống lại Trung Quốc. Nếu không sử dụng được công cụ đó, Philippines có lẽ sẽ ngày càng rơi vào những giải pháp tuyệt vọng.

Chính sách ngoại giao của Mỹ và Biển Đông” của Scott Devary

Một vài tháng gần đây, dư luận thế giới kinh ngạc trước những hình hảnh về hoạt động cải tạo đảo và nỗ lực quân sự hoá khổng lồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong những mâu thuẫn lớn hơn giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, cụ thể là cách diễn giải và tuân thủ luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Theo UNCLOS, lãnh hải là vùng biển không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia ven biển, và mở rộng 200 hải lý đối với EEZ. Công ước cũng quy định rằng, các thực thể đảo có thể thiết lập đường cơ sở phải nổi trên mặt nước ở mức thuỷ triều thấp mới được xem xét để hưởng lãnh hải và EEZ. Tuy nhiên, rất khó k vọng vào việc Trung Quốc sẽ tuân thủ UNCLOS, nhất là khi họ đã hoàn toàn bỏ qua nó khi lập luận về quyền lịch sử và khoảng cách để củng cố cho yêu sách của mình.

Trong 60 năm qua, Trung Quốc đã chuẩn bị tập trung cho một cuộc xung đột về hải quân ở khu vực. Rõ ràng là Trung Quốc sẽ triển khai các biện pháp quân sự như một giải pháp cuối cùng trước những ảnh hưởng đến từ sức mạnh cứng của phương Tây. Trên quan điểm ngoại giao, hành động quân sự trực tiếp của Mỹ chính là điều mà Trung Quốc kỳ vọng. Do đó, lợi ích của Mỹ trước tiên là phải khuyến khích Trung Quốc hành xử có trách nhiệm.

Các phương thức truyền thống nhằm giải quyết xung đột không đủ khả năng giải quyết triệt để vấn đề, nhất là khi Mỹ từ chối ký kết UNCLOS, thì lựa chọn khả thi nhất tiếp theo là cam kết đa phương giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ nhằm giải quyết các vấn đề về tranh chấp vùng biển. Cam kết phải có bản chất hướng tới sự phát triển và quan trọng là quá trình thiết lập cũng như các giới hạn phải do các quốc gia ven biển xây dựng. Ngoài ra, phải xây dựng một uỷ ban đa phương được trang bị các công cụ thực thi để quản lý hệ sinh thái, khai thác năng lượng và hoạt động đánh bắt ở Biển Đông.

Kịch bản xảy ra xung đột về quyền khai thác dầu và tài nguyên là điều hoàn toàn có thể xảy ra.  Mỹ cần tìm kiếm các kênh ngoại giao giúp kiềm chế các bên tranh chấp Biển Đông đồng thời thiết lập một cơ chế giải quyết triệt để vấn đề.

ASEAN, Trung Quốc Tìm Kiếm Mô Hình Hợp Tác Mới” của Kavi Chongkittavorn

Nhiều tuần nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kiên trì bày tỏ quan điểm của Trung Quốc xoay quanh tranh chấp Biển Đông và tiến độ soạn thảo COC cho khu vực cùng với ASEAN. Ông cũng liên tục nhắc lại các sáng kiến mới của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hợp tác ASEAN-Trung Quốc để chào mừng kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác vào 2016.

Thông điệp quan trọng nhất mà Vương Nghị gửi gắm tới Hội nghị Bộ trưởng năm nay đó là lần đầu tiên nhắc đến tự do không phận trên Biển Đông. Ông đưa ra danh sách các việc Trung Quốc cần làm với khu vực cùng một đề xuất 10 điểm khác. một số đề xuất không hề mới nhưng chủ yếu nhằm hướng tới xây dựng lòng tin, trấn an ASEAN về các ý định tương lai của Trung Quốc.

Hai bên nhất trí bước vào giai đoạn hai của quá trình tham vấn COC với các kế hoạch đưra ra bản danh sách thứ hai về các điểm chung, thành lập nhóm các Nhân sĩ (Chuyên gia (Eminent Persons and Experts Group), hai đường dây nóng phục vụ tìm kiếm cứu nạn và các biện pháp phòng ngừa trong những tình huống khẩn cấp. 

Trung Quốc cũng bày tỏ lại ý định ký kết Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) sớm nhất có thể. Trước đây, Trung Quốc đã từng bày tỏ ý định gia nhập Hiệp ước nhưng ASEAN đã tỏ ra ngần ngại trước sự nhiệt tình của Trung Quốc do những bất ổn xoay quanh tranh chấp Biển Đông.

Về sáng kiến Hiệp ước Láng giềng Hữu hảo, Hữu nghị và Hợp tác, Trung Quốc gợi ý xây dựng nhóm làm việc nhằm thảo luận các đề xuất nhưng phía ASEAN vẫn còn khá lưỡng lự. Thay vào đó, các Bộ trưởng ASEAN giao cho Indonesia tổng hợp tất cả các đề xuất của Nga, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc vào một văn bản để tiếp tục thảo luận về cơ chế an ninh khu vực.

Tại thời điểm này, trong khi ASEAN muốn tập trung vào tiến trình COC thì Trung Quốc lại muốn song song triển khai cả lộ trình COC và hiệp định đã đề xuất với ASEAN. Rõ ràng, trong bối cảnh thiếu sự đồng thuận đối với rất nhiều đề xuất khác nhau từ phía Trung Quốc, các quốc gia có lẽ đang tạm triển khai các ý tưởng của riêng họ, đặc biệt xoay quanh các hiệp định đã được đề xuất.

Mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc đang chạm tới ngã rẽ khi mà lòng tin và tình bằng hữu không còn hiện diện mạnh mẽ. Cả hai hiện đang phải đối phặt với sức ép từ bên trong và bên ngoài và nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc thừa nhận rằng họ đang tìm kiếm một mô hình mới giúp tăng cường hợp tác và giải quyết xung đột mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể làm được điều này hay không.

Cách thức giảm thiểu xung đột vũ trang ở Biển Đông” của Akanksha Mittal

Chúng ta đều biết rằng Mỹ sẽ can dự trong tình huống xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông. Như vậy, có phương thức nào để ngăn ngừa xung đột xảy ra ở Biển Đông?

Các biện pháp ngăn ngừa

1. Tăng cường quan hệ song phương Mỹ - Trung

Tăng cường hợp tác hải quân và các biện pháp an toàn hoạt động. Hai bên có thể thực hiện các bin pháp: (i) thiết lập các cơ chế liên lạc thích hợp nhằm giảm căng thẳng trong các tình huống được xem là khủng hoảng; (ii) thiết lâp một đường dây nóng khác ở cấp độ tác chiến nhằm giải quyết tình huống khẩn cấp trên biển; (iii) thực hiện các cuộc tập trận chung thường kỳ nhằm tăng cường năng lực cho cả hai quốc gia trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và chống cướp biển.

2. Tăng cường năng lực cho các quốc gia khu vực

Thúc đẩy và tăng cường năng lực của các quốc gia như Philippines và Việt Nam có thể giúp ngăn chặn Trung Quốc thực hiện các hành vi mang tính vũ lực.

Cơ chế giải quyết: (i) Mỹ có thể kêu gọi cả Tòa án Quốc tế về Luật biển và Tòa án Công lý Quốc tế can thiệp hoặc kêu gọi một bên hòa giải; (ii) Thực hiện theo đề xuất của tác giả Mark Valencia trong cuốn “Chia sẻ tài nguyên ở Biển Đông”.

3. Khuyến khích các biện pháp phòng ngừa rủi ro khu vực

Hiện đã có một số cơ chế phòng ngừa rủi ro nhưng hầu như không được tận dụng. Do đó cần phải khuyến khích và tăng cường sử dụng, cụ thể: (i) Tuyên bố Ứng xử giữa Các bên ở Biển Đông (DOC); (ii) Hội thảo Hải quân Tây Thái Bình Dương, một hội thảo cả Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đều là các thành viên; (iii) Những quy tắc về hoạt động trên không của  Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế và Quy tắc của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về Phòng ngừa Va chạm trên Biển (COLREGS); (iv) Hải quân khu vực có thể cùng hợp tác về bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu khoa học biển; (v) Thiết lập Cơ chế mới như Diễn đàn Cảnh sát Biển ở Biển Đông cùng với Diễn đàn Cảnh sát biển Bắc Thái Bình Dương để chia sẻ thông tin.

4. Ủng hộ Hợp tác Đa phương/Phát triển chung: (i) phát triển chung về nguồn tài nguyên dầu mỏ giữa Việt Nam và Trung Quốc; (ii) Thành lập một ủy ban nghề cá chung nhằm bảo vệ nguồn cá.

Các biện pháp giảm thiểu

Nếu như các biện pháp trên không hiệu quả, có thể thực hiện hai lựa chọn sau:

1. Mở đường giảm xung đột. Nếu như các cơ chế thông tin phù hợp với các thỏa thuận chính trị, tình huống khủng hoảng gần giống chiến tranh có thể được ngăn chặn. Hai bên cần xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác.

2. Giảm thiểu khủng hoảng khu vực với Trung Quốc. Mỹ và các nước P5+1 có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt ngoại giao và kinh tế thay vì cử lực lượng hải quân và không quân tới khu vực, tránh làm tăng thêm thái độ thù địch của Trung Quốc.

Với cường độ, tốc độ và quy mô cải tạo đảo của Trung Quốc như hiện nay, cần phải nhìn nhận đúng đắn  vấn đề này sẽ đi đến đâu để có biện pháp đối phó hữu hiệu.

Mối nguy hiểm từ những điểm tương đồng lịch sử: Biển Đông và Tuyến phòng thủ Maginot” của Dean Cheng

Tuyến phòng thủ Magiot có nguồn gốc từ Pháp, với mục đích sơ khai là nhằm đối phó với các sức ép kinh tế, khi mà quân nhân Pháp thiệt mạng nặng nề trong Thế chiến thứ hai, buộc chính sách quân sự Pháp phải điều chỉnh. Việc xây dựng vành đai kiên cố sẽ cho phép Pháp giữ chân được kẻ thù lâu nhất có thể, giúp trì hoãn trong lúc huy động sức dân, nhằm tối đa hoá hiệu quả quân nhân được đào tạo.

Tuy nhiên, Pháp vẫn thất bại do nhiều nguyên nhân, bao gồm: một nền kinh tế yếu ớt, quân lực hạn chế, tổ chức công nghiệp nghèo nàn, một học thuyết chắp vá, một chiến lược tồi tệ và một sự phối kết hợp lỏng lẻo giữa các đồng minh, trong khi tuyến phòng thủ Maginot cũng không thể giúp gì được.

Ngày nay, liệu Trung Quốc có đang phải gánh chịu các vấn đề tương tự như Pháp trong những năm 1940? Liệu công cuộc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông có là ý tưởng tồi tệ và có chung số phận với tuyến phòng thủ Maginot?

Bất chấp sự phát triển chậm lại của nền kinh tế thị trường cổ phiếu đầy biến động, nền kinh tế và công nghiệp của Trung Quốc không hề yếu ớt và cũng không chịu sức ép dân số như Pháp những năm 1940. Bên cạnh đó, Trung Quốc không hề yếu kém trong nghiên cứu và phát triển, hay khả năng sản xuất vũ khí mới. Ngân sách cho quốc phòng công khai 2015 là 145 tỷ USD, trong đó chi phí cho xây dựng tại Biển Đông chiếm một tỷ lệ lớn. Công cuộc hiện đại hoá nhanh chóng PLA cũng chứng minh được năng lực của họ.

Về sức mạnh phòng thủ, các đảo nhân tạo này không hề giống Maginot, chúng giống như các chốt cảm biến bên ngoài cho lục địa Trung Hoa, đưa ra các cảnh báo sớm về một cuộc tấn công và buộc kẻ thù phải triển khai lực lượng trước khi xác định mục tiêu, và ngay cả bản thân các đảo cũng được bảo vệ chặt chẽ bởi lớp phòng thủ như mìn, tàu ngầm và các cuộc tấn công chớp nhoáng. Do đó, các lực lượng triển khai trên các đảo này có thể ngăn chặn khả năng tiếp cận của Mỹ đối với lục địa. Bên cạnh đó là khả năng phục kích, giữ chân và làm suy yếu đáng kể hải quân Mỹ.

Về ý nghĩa chính trị, các đảo nhân tạo này cũng tương đồng với mục đích chính trị ban đầu mà tuyến phòng thủ Maginot đề ra. Pháp kỳ vọng ngăn chặn Đức gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện bằng cách trì hoãn khả năng tiến công của Đức để Pháp huy động lực lượng, phối hợp với Anh, Bỉ. Bằng cách này, Maginot giống như một phương tiện quân sự để hướng tới một mục đích chính trị. Còn Trung Quốc hy vọng rằng nếu các đảo nhân tạo của họ có khả năng phá huỷ, trì hoãn, và tận dụng các lợi thế khiến kẻ thù cân nhắc trước khi lựa chọn thách thức Trung Quốc./.