Động thái của các quốc gia

+ Trung Quốc:

Trung Quốc ngang nhiên khánh thành rạp chiếu phim Hoàng Sa. Trung Quốc khai trương rạp chiếu phim tại cái gọi là thành phốTam Satrên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Rạp chiếu phim Ân Long Tam Sa đã trình chiếu bộ phim Sự bất tử của Giao Ngọc Lã (The Eternity of Jiao Yulu) cho hơn 200 cư dân và binh sỹ ngay trong ngày đầu mở cửa. Tân Hoa Xã cho biết rạp chiếu phim này sẽ chiếu ít nhất một lần mỗi ngày cho dân cư Trung Quốc sinh sống trái phép trên đảo.

+ Malaysia:

Malaysia bắt giữ ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trái phép. Cơ quan thực thi pháp luật biển Malaysia (MMEA) bang Kelantan đã bắt giữ 2 tàu và 40 ngư dân Việt Nam vì đánh bắt trái phép trong vùng biển của Malaysia ngày 20/7. Giám đốc MMEA Kelantan ông Nurul Hizam Zakaria cho biết các ngư dân này trong đ tuổi từ 14 đến 55, bị bắt giữ tại 2 địa điểm khác nhau. Vụ việc đang được điều tra theo luật thủy sản 1985.

+ Mỹ:

Mỹ kêu gọi các bên tránh hành động khiêu khích trên biển. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc máy bay ném bom Tây An H-6 (Xian H-6) của Trung Quốc nhiều lần bay qua eo biển Bashi nằm giữa Philippines và Đài Loan và eo biển Miyako của Nhật Bản vào tuần trước, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis hôm 17/7 cho hay: “Chúng tôi kêu gọi các bên trong khu vực, tại Biển Đông và biển Hoa Đông, hãy kiềm chế, tránh những hành động khiêu khích và tôn trọng chủ quyền của mỗi nước trong các hoạt động của mình.”

+ Úc:

Úc phản đối Trung Quốc quân sự hóa   Biển Đông. Phát biểu tại một Hội nghị New Delhi ngày 18/7, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố Úc phản đối Bắc Kinh cải tạo đảo và quân sự hóa các thực thể Biển Đông. Bà Bishop khẳng định tự do hàng hải phải được đảm bảo, đồng thời kêu gọi tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS năm 1982, coi Công ước này như một cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Quan hệ các nước

Hải quân Mỹ giám sát tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan. Tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của Mỹ cùng một số tàu chiến Đài Loan đã giám sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan. Báo China Times cho rằng, hiếm khi tàu hải quân của Mỹ tiến vào eo biển Đài Loan, điều đó khiến cho động thái này mang một ý nghĩa lớn về mặt quân sự và chính trị. Ngoài tàu khu trục, Hải quân Mỹ cũng đã triển khai một tàu ngầm hạt nhân tới vùng biển gần Đài Loan đ thu thập tin tình báo.

Ấn Đ nhấn mạnh cần duy trì tự do lưu thông Biển Đông. Ngoại trưởng Ấn Đ Sushma Swaraj hôm 20/7 tuyên bố, “Theo quan điểm của chúng tôi, tự do hàng hải và hàng không, và hoạt động thương mại không bị cản trở Biển Đông.” Theo bà Swaraj, “Trung Quốc xây dựng nhiều bến cảng và cơ sở gần biên giới biển của Ấn Đ. Nhưng nói rằng Ấn Đ bị bao vây là không đúng. Ấn Đ ý thức về an ninh của mình. Không thế lực nào có thể bao vây hay dồn ép Ấn Đ.”

Việt Nam - Campuchia cam kết tăng cường hợp tác. Nhận lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 20-22/7. Tuyên bố chung nhân chuyến thăm có đoạn: “Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982. Hai bên cam kết làm việc chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC ở Biển Đông và sớm đạt được COC. 

Phân tích và đánh giá

Tại sao Indonesia đổi tên vùng biển ở Biển Đông?” của Prashanth Parameswaran

Thứ Sáu vừa qua (14/7), Indonesia đưa ra tuyên bố đổi tên vùng biển giàu tài nguyên xung quanh Quần đảo Natuna, khu vực cuối phía nam Biển Đông, thành Biển Bắc Natuna. Động thái này nằm trong việc công bố bản đồ quốc gia, phản ánh quyết tâm của quốc gia Đông Nam Á này trong việc bảo vệ các yêu sách của mình, dù có thể gây ra các thách thức mới.

Mặc dù Indonesia không phải là một bên tranh chấp trực tiếp trên Biển Đông, nhưng rất quan tâm đến Biển Đông, đặc biệt là khi yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc chồng lấn tới vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna.

Từ những năm 1990, lập trường  của Indonesia với tranh chấp Biển Đông tập trung duy trì thế cân bằng – hưởng ứng Trung Quốc sử dụng biện pháp ngoại giao trong giải quyết tranh chấp, kiềm chế Trung Quốc và các nước bằng các thể chế khu vực, đồng thời theo đuổi các biện pháp an ninh, luật pháp và kinh tế để bảo vệ lợi ích của mình.

Từ khi Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo lên nắm quyền đã chứng kiến những thay đổi, từ các vụ tranh chấp với tàu Trung Quốc đến việc nâng cấp trang bị ở Quần đảo Natuna, thậm chí là chuyến thăm trực tiếp của ông Jokowi tới khu vực này. Dù vậy, các tiếp cận tổng thể của Indonesia về cơ bản vẫn không thay đổi.

Indonesia khẳng định sẵn sàng hành động quyết đoán hơn để bảo vệ lập trường nhất quán của mình, không công nhận yêu sách chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau khi đăng ký tên gọi mới này với Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO), các hành động của Indonesia sẽ được đảm bảo là phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, làm rõ ranh giới giữa các nước Đông Nam Á giúp cho việc phân định tài nguyên dầu và khí dễ dàng hơn, cũng như đảm bảo tính pháp lý của các hành động mà các nước có thể thực hiện để củng cố các tuyên bố của mình, kể cả tiến hành tuần tra trên biển.

Mặc dù động thái pháp lý này là đáng chú ý, nhưng tính hiệu quả của nó vẫn cần được xem xét. Giống như phán quyết vừa qua của Tòa trọng tài, những quyết định pháp lý đơn thuần không thể ngăn cản các động thái của Trung Quốc, trừ khi kết hợp với những bước tiến về chính trị và quân sự ở các khu vực khác.

Tuy nhiên, Indonesia cũng phải đối mặt với một số vấn đề. Mặc dù có nền tảng pháp lý vững chắn, nhưng năng lực quân sự của quốc gia này tương đối hạn chế. Ngoài ra, cũng giống như các nước Đông Nam Á khác, chính phủ của ông Jokowi gặp phải khó khăn trong việc cân bằng hợp tác với Trung Quốc, khi mà lợi ích và khác biệt cùng song hành với nhau.

Việc đưa ra một loạt các lý do cho bản đồ mới, chứ không chỉ đề cập đến Quần đảo Natuna, có ý nghĩa lớn về mặt ngoại giao. Đồng thời, chính quyền ông Jokowi cũng đạt được bước tiến trong việc nhấn mạnh đến vấn đề biên giới như một ưu tiên hàng đầu, gắn với tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, cần nhìn nhận và đánh giá vấn đề bao quát hơn, thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc và Biển Đông như trước đây.

Biển Đông sau 7 năm của Michael McDevitt

Tháng này 7 năm trước tại ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra tuyên bố công khai, và đối với Trung Quốc là rất đáng ngạc nhiên, về việc Mỹ can dự vào tranh chấp Biển Đông.

Dù mục tiêu của Clinton là cho thấy rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông là mối quan tâm của Mỹ, khuyến khích Trung Quốc hành động theo luật pháp, ngừng cải tạo và quân sự hóa các đảo và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, nhưng Washington không có tác động thực tế nào (thiếu việc sử dụng vũ lực hoặc các hình phạt về thương mại hoặc kinh tế - những hành động mà Washington không muốn sử dụng).

Bắc Kinh đã tiến hành một kế hoạch dài hạn để đạt được những quyền và lợi ích mà nước này yêu sách. Trung Quốc đã chiếm các đảo, đá và thực thể ở Biển Đông bằng cách kết hợp sử dụng vũ lực, cưỡng chế và chiếm đóng. Bây giờ với ba sân bay lớn mới xây dựng, Trung Quốc có thể thường xuyên thực hiện giám sát trên không đối với các tuyến đường biển của mình cũng như với rất nhiều tuyến khác của Đông Nam Á.

Vậy, sau 7 năm, chúng ta đang ở đâu? Chính sách của Mỹ nhằm kiềm chế hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đạt được những gì và con đường tiếp theo là gì?

Thứ nhất, Mỹ đã đóng vai trò gián tiếp nhưng quan trọng ủng hộ Manila kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài.

Thứ hai, không có lợi ích quan trọng nào của Mỹ bị tổn hại. Hải quân và không quân Mỹ vẫn hoạt động ở những khu vực mà luật quốc tế cho phép: một dấu hiệu quan trọng của quan tâm chính sách quốc gia và ngăn chặn quân sự mà nhiều quốc gia nên áp dụng.

Thứ ba, Hiệp định Tương trợ Quốc phòng (MDT) với Manila còn hiệu lực và Trung Quốc không có ý định kiểm chứng nó bằng máu của người Philippines. Hà Nội đang mua sắm thêm nhiều vũ khí quân sự hơn để khiến Bắc Kinh phải cân nhắc trước khi ép Hà Nội rời khỏi Trường Sa.

Hơn nữa, sau phán quyết của Tòa trọng tài, Bắc Kinh phải bám vào ý đồ cơ hội trắng trợn của Tổng thống Philippines Duterte, đó là giữ thể diện cho Bắc Kinh để đổi lấy các khoản hỗ trợ. Việc Duterte vẫn dựa vào MDT cho thấy quan hệ an ninh tích cực với Washington vẫn có giá trị ở Đông Nam Á.

Tóm lại, dù Bắc Kinh vẫn theo đuổi mục tiêu kiếm soát toàn bộ Trường Sa nhưng tiến độ đã bị trì hoãn. Dù cán cân quân sự ở Trường Sa đã thay đổi vĩnh viễn theo hướng có lợi cho mình, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với việc làm sao để đánh bật các bên yêu sách khác ra khỏi Trường Sa mà không gây chiến tranh.

Chính sách của Mỹ đã thu hút sự chú ý quốc tế vào Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ và lo ngại về hành vi tương lai của Trung Quốc. Với rất ít hành động cụ thể mà Washington đã thực hiện, đây có lẽ là kết quả tốt nhất đạt được một cách hòa bình. Chính quyền Trump nên tiếp tục duy trì mối quan tâm đến tranh chấp Biển Đông giống như các lợi ích và vấn đề quan trọng khác mà Washington có với Bắc Kinh.

Đề phòng trước ảo tưởng về hòa dịu trên Biển Đông của Prashanth Parameswaran

Một năm sau phán quyết của Tòa trọng tài, khu vực Biển Đông có vẻ đang ở giai đoạn hòa dịu nhưng thực tế bất cứ sự hòa dịu nào cũng là ảo tưởng và có rất ít dấu hiệu kéo dài.

Ảo tưởng về hòa dịu này là do nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là cuộc bầu cử của Duterte, ít nhất đến giờ, khiến Manila từ bên tranh chấp quyết đoán nhất ở Biển Đông thành kẻ chậm chạp, coi nhẹ vấn đề Biển Đông và phán quyết.

Dù Duterte thường được coi là nhân tố chính trong việc thay đổi môi trường chiến lược ở Biển Đông, nhưng những nước khác cũng phải chịu trách nhiệm hoặc hưởng lợi từ vấn đề này. Trung Quốc đã đùa giỡn với dự thảo khung COC và ngăn cản nỗ lực của những bên không tranh chấp can dự.

Cuộc bầu cử của Trump cũng dẫn đến ảo tưởng hòa dịu ở Biển Đông. Những thay đổi lớn ban đầu cho thấy sự đồng thuận ngầm của Mỹ và Trung hạ thấp vấn đề Biển Đông để hợp tác trong vấn đề Triều Tiên.

Nhưng một cái nhìn sâu hơn cho thấy mọi hòa dịu ở Biển Đông chỉ là ảo tưởng. Thứ nhất, dù những hành vi gây bất ổn chính không xuất hiện, căng thẳng vẫn leo thang và ở một số nơi đã bùng phát.

Ngay cả khi Trung Quốc tham gia đàm phán với ASEAN về dự thảo khung COC, Bắc Kinh vẫn không ngừng xây dựng cơ sở quân sự và các công trình lưỡng dụng ở Trường Sa.

Các nước ASEAN hiểu rõ thực tế này và đang có những bước đi lặng lẽ, đôi khi công khai bảo vệ yêu sách của mình ngay cả khi đang đàm phán với Bắc Kinh, ví dụ Indonesia đặt tên Biển Bắc Natuna, xung đột Trung - Việt về khai thác năng lượng, Malaysia tuyên bố cứng rắn và thực thi chặt chẽ việc chống xâm lấn biển ngay khi đang đàm phán với Bắc Kinh về OBOR.

Trong khi đó, Mỹ và các nước ngoài khu vực không bỏ rơi Biển Đông. Hoạt động của Mỹ trên Biển Đông vẫn diễn ra và trong một số trường hợp còn được đẩy mạnh. Các chủ thể có ảnh hưởng như Nhật, Ấn Độ, Úc tiếp tục hàng loạt biện pháp hỗ trợ những nước Đông Nam Á.

Thứ hai, có lý do cho thấy căng thẳng ngầm có thể bùng phát dù sớm hay muộn để kết thúc thời kì ảo tưởng hòa dịu này.

Cách hành xử của Trung Quốc trong vài năm qua ở Biển Đông cho thấy thời gian hòa dịu ngắn nào cũng chỉ là chiến thuật tạm thời chứ không phải là tư duy lại chiến thuật.

Các nước ASEAN cũng không có vẻ sẽ từ bỏ nỗ lực đơn phương để bảo vệ yêu sách của mình. Thông báo công khai của một quan chức năng lượng Philippines vào tuần trước cho rằng việc khoan dầu khí ở Bãi Cỏ Rong có thể khôi phục trước cuối năm nay - động thái phù hợp với phán quyết của tòa nhưng có thể chọc giận Bắc Kinh.

Ở Mỹ, so với năm 2009, vấn đề Biển Đông hiện nay được nhiều người coi là bài kiểm tra độ tín nhiệm và nghiên cứu tình huống của Mỹ về cách Trung Quốc trỗi dậy ứng xử với láng giềng. Nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi và Trung Quốc thực hiện nhiều hành động khiêu khích, không loại trừ khả năng Mỹ áp đặt các biện pháp về cái giá phải trả lớn hơn.

“Bắc Kinh nghiêm túc xem xét phán quyết Biển Đông” của Bill Hayton

Bắc Kinh không công nhận và không tuân thủ phán quyết năm 2016 của PCA; đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển phía bắc của Biển Đông và tiếp tục chiếm đóng và quân sự hóa Bãi Vành Khăn.

Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy chính quyền Trung Quốc, bất chấp lời tuyên bố của mình, đã thay đổi hành vi. Tháng 10/2016, Bắc Kinh cho phép các tàu Philippines đánh bắt trở lại tại Bãi Scarborough, tuy vẫn có một tàu tuần tra Trung Quốc chặn ở lối vào. Đáng kể hơn, Trung Quốc tránh khai thác dầu khí trái quy định của UNCLOS. Mặc dù phán quyết năm 2016 chỉ ràng buộc Trung Quốc và Philippines, hành vi của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng thay đổi. Sau lần đưa giàn khoan vào vùng Việt Nam tuyên bố chủ quyền năm 2014, các giàn khoan của Trung Quốc đều ở vùng an toàn, tránh gây hại.

Các nhà chức trách Trung Quốc dường như không chấp nhận phán quyết, tiếp tục chặn và đe dọa tàu cá Philippines ở Trường Sa. Trong một sự cố nghiêm trọng hơn, một tàu được cho là thuộc Cảnh sát Biển Trung Quốc vào ngày 27/3 đã nổ súng vào một tàu cá Philippines gần Đá Gaven.

Có dấu hiệu rõ ràng từ cả lời nói và hành động của Trung Quốc rằng nước này đã lặng lẽ thay đổi lập trường pháp lý chung ở Biển Đông. Nhà nghiên cứu Úc Andrew Chubb lưu ý rằng một bài báo Trung Quốc tháng 7/2016 đã đưa ra cái nhìn mới. Bài viết của các nhà lý luận pháp luật Đảng Cộng sản đã giải thích yêu sách chủ quyền của Trung Quốc có ba phần: yêu sách đối với tất cả các đá và rạn san hô trong đường chữ U; yêu sách về “quyền lịch sử” đối với tất cả vùng biển bên trong đường được vẽ xung quanh các nhóm đảo “gần kề nhau” (các nhóm nhỏ các thực thể trong quần đảo Trường Sa); và yêu sách quyền không độc quyền đánh bắt ở các địa điểm truyền thống mà ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt.

Yêu sách đối với tất cả các đá và các rạn san hô rõ ràng là tranh chấp với các bên yêu sách khác, nhưng ít nhất được khẳng định trong khuôn khổ của luật quốc tế thông dụng. Tuy nhiên, với hầu hết các nhà quan sát ngoài Trung Quốc, hai phần yêu sách sau vi phạm UNCLOS.

Lập trường mới của Trung Quốc là bước đi quan trọng nhằm tuân thủ UNCLOS và phán quyết. Đáng lưu ý, nó loại bỏ cơ sở để Trung Quốc phản đối các nước khác đánh bắt và khoan dầu ở Biển Đông. Việt Nam tận dụng điều này, cho phép Talisman Việt Nam khai thác dầu trong EEZ của mình.

Tháng 5, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông Tập Cận Bình cảnh báo sẽ có “chiến tranh” nếu chính phủ Manila cho phép khai thác ở Bãi Cỏ Rong. Mối đe dọa này vi phạm cả phán quyết và định nghĩa yêu sách mới của Trung Quốc. Duterte có thể cân nhắc tại sao Việt Nam sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong khi mình thì không.

Nhìn chung, Trung Quốc cố gắng đưa ra viễn cảnh về trật tự khu vực hợp lý (như chủ sở hữu hợp pháp của mọi đá và rạn san hô bên trong đường chữ U) trong các quy tắc quốc tế thông dụng. Vẫn còn cả quãng đường để Trung Quốc tuân thủ hoàn toàn nhưng rõ ràng không cố ý vi phạm.

Điều xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc liệu Philippines, các nước trong khu vực và trên thế giới quan tâm đến luật pháp quốc tế có thể làm gì để khu vực tiến tới giải quyết hòa bình các tranh chấp.

“Làm thế nào để thực thi phán quyết PCA của Frank E. Lobrigo

Phán quyết PCA là một bước ngoặt khi đặt ra một tiền lệ pháp lịch sử trong luật quốc tế với tuyên bố rằng quyền lịch sử không tồn tại trong Hiến pháp của Đại dương hoặc UNCLOS. Điều đó có nghĩa Trung Quốc không thể yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ bề rộng của Biển Đông dựa trên quyền lịch sử dưới cái gọi là “đường chín đoạn”.

Không giống như phán quyết trong nước, phán quyết của một toà án quốc tế rất khó được thực thi bởi vì tòa không có bộ máy chấp pháp. Khả năng tốt nhất là các quốc gia có thể viện đến Liên hợp quốc, cơ quan có thể chỉ đạo Hội đồng Bảo an thực thi quyết định. Nhưng Trung Quốc là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và có quyền phủ quyết, việc thực thi phán quyết của PCA thông qua Hội đồng Bảo an là vô nghĩa.

Phán quyết có thể được thực thi bằng cách có ý nghĩa hơn - thực hiện đầy đủ các quyền chủ quyền của Philippines trong EEZ của nước này ở Biển Đông và xa hơn là thực hiện các quyền chủ quyền đối với Thềm lục địa Mở rộng (ECS). Việc Philippines thực hiện quyền chủ quyền ở EEZ và ECS là hoàn toàn đúng đắn theo phán quyết PCA và UNCLOS.

Hiến pháp năm 1987 giới hạn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của người dân Philippines, nhưng không cấm việc thăm dò do nhà nước bảo trợ.

Trung Quốc và Philippines có thể tiến hành thăm dò chung trong EEZ của Philippines nếu Trung Quốc thừa nhận quyền chủ quyền của Philippines đối với EEZ của nước này. Kịch bản này là sự liều lĩnh dại dột đối với Trung Quốc vì đó là sự chấp nhận phán quyết của PCA. Do đó, Trung Quốc phải áp thuế lên thăm dò chung; một đề xuất không thể chấp nhận được đối với Philippines vì như vậy nước này sẽ dâng EEZ của mình cho Trung Quốc.

Phương thức hợp lý để Philippines thực thi quyền chủ quyền đối với EEZ của mình là tiến hành thăm dò chung với Mỹ và Nhật Bản. Mỹ có công nghệ biển sâu để thăm dò và quân sự có thể bảo vệ Philippines; trong khi Nhật Bản có nguồn tài chính để huy động vốn cho việc thăm dò, và nhu cầu về khí đốt tự nhiên.

Trung Quốc sẽ không tiến hành chiến tranh với Philippines nếu nước này thực hiện thăm dò chung, một hoạt động nhà nước hợp pháp. Nếu không, Trung Quốc sẽ đọ sức với cả thế giới vì Hiến chương Liên Hợp Quốc cấm chiến tranh xâm lược./.