Các tranh chấp gần đây tại Biển Đông và Biển Hoa Đông đang làm cho tình hình Châu Á nóng lên, làm các nước trong khu vực cảnh giác và e ngại, tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Ba giai đoạn hình thành và quản lý tranh chấp trên Biển Đông

Lịch sử tranh chấp tại Biển Đông có thể chia làm ba giai đoạn gắn liền với những hướng giải quyết đã được đưa ra.

Giai đoạn một - tranh chấp chủ quyền trên các đảo đá trong lịch sử cho đến năm 1958.

Giai đoạn hai - tranh chấp lãnh thổ mở rộng và liên kết chặt chẽ với tranh chấp vùng biển do sự định hình và phát triển của luật biển quốc tế từ 1958 đen 2009.

Giai đoạn ba - quản lý và giải quyết tranh chấp biển đảo bằng biện pháp hòa bình và cách tiếp cận khu vực - từ 2009 trở đi.

Giai đoạn một - Tranh chấp chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông, tập trung chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng không phải không có những chủ thể tranh chấp khác. Sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn thám sát Hoàng Sa năm 1909 được coi là mở đầu tranh chấp trên Biển Đông, vào thời điểm Việt Nam mất độc lập và Pháp chưa thật sự sẵn sàng cho việc bảo vệ danh nghĩa chủ quyển kế thừa từ các hoạt động thực sự, liên tục và hòa bình của đội Hoàng Sa do Nhà Nguyễn (Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn) thành lập từ thế kỷ 17. Tranh chấp tiếp tục leo thang với các Công hàm của Phái đoàn Ngoại giao Trung Quốc tại Paris năm 1932: “Tây Sa tạo thành cực Nam của lãnh thổ Trung Quổcw,[2] và những năm tiếp theo: “Nam Sa là điểm tận cùng phía Nam của lãnh thổ Trung Quốc”. Trung Quốc tuyên bố danh nghĩa chủ quyền trên các đảo dựa trên quyền phát hiện, hoạt động đánh bắt và đặt tên của ngư dân Trung Quốc ngược lại lịch sử đến thời Hán Vũ Đế thế kỷ 2 trước Công nguyên. Nhật, Anh, Pháp đều đã từng tuyên bố có chủ quyền trên Trường Sa và đều lần lượt tuyên bố từ bỏ theo những cách khác nhau. Năm 1939Anh từ bỏ yêu sách chủ quyeefn Trường Sa khi nhận thấy việc ủng hộ tuyên bố của các tư nhân Anh là không phù hợp   với luật quốc tế và cho rằng việc bảo vệ Trường Sa trước hết thuộc quyền hạn của Chính phủ Pháp.[3]  Với Hiệp ước Vịnh Hạ Long năm 1949, Pháp chuyên giao chủ quyền trên Nam Kỳ trong đó có Trường Sa mà Pháp đã tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933 cho Quốc gia Việt Nam.[4]  Ba Hội nghị Cairo năm 1943, Postdam năm 1945 và San Francisco năm 1951 đã góp phần trục xuất Nhật Bản khỏi các lãnh thổ mà nước này chiếm được bằng vũ lực và lòng tham, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa.

Trong cả giai đoạn này đã không có một cuộc đàm phán hòa bình nào giữa các bên tranh chấp cho dù đã có những đề xuất hiếm hoi đưa tranh chấp ra trước Trọng tài quốc tế. Không có bất cứ tuyên bố yêu sách nào về các vùng biển dù ở Cairo, Postdam hay San Francisco. Đường chữ U liền đoạn, rồi 11 đoạn và sau cùng 9 đoạn của Trung Hoa Dân Quốc, hay tuyên bố của Trần Văn Hữu, Chu Ân Lai năm 1951 đều không có câu chữ nào về yêu sách các vùng biển hay vùng nước lịch sử.

Điều này cũng dễ hiểu vì lúc đó các quốc gia xung quanh Biển Đông quan tâm nhiều hơn đến giành độc lập, bảo vệ chủ quyền trên lãnh thổ và các đảo hơn là các quyền lợi đại dương. Các khái niệm vùng biển du nhập từ Phương Tây chỉ dừng lại từ 3 hải lý lãnh hải cho đến 20 km vùng đánh cá. Hội nghị Hòa bình San Francisco năm 1951 là cố gắng quốc tế duy nhất về giải quyết vấn đề chủ quyền: Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với các đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratlys (Trường Sa).[5]Tuy nhiên quy định chưa có địa chỉ này đã được các bên giải thích khác nhau và làm nảy sinh tình thế tranh chấp: Trung Hoa Dân Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa; Pháp và Việt Nam Cộng hòa chiếm phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa; Philippines nhảy vào tranh chấp Trường Sa với lập luận theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951, quần đảo Trường Sa, trừ bảy đảo Pháp nêu tên trong Công báo năm 1933là đất vô chủ và là đối tượng phát hiện của Thomas Cloma. Như vậy giai đoạn này được đặc trưng bằng tranh chấp chủ quyền trên các đảo, đá hầu như chưa có người sinh sống thường xuyên và không có đời sống kinh tế riêng trừ phân chim. Các đảo, đá chỉ có ý nghĩa nhất định về địa chiến lược.

Giai đoạn hai - Tranh chấp chủ quyền đảo gắn liền với sự phát triển của luật biển quốc tế và khả năng phát hiện được những mỏ dầu có thể khai thác được nằm dưới đáy biển của hai quần đảo. Từ các Công ước Geneva năm 1958 đến Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) có hiệu lực từ năm 1994, luật biển quốc tế cho phép các quốc gia ven biển có quyền mở rộng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Thời hạn cuối cùng cho các đòi hỏi thềm lục địa mở rộng là 13/5/2009. Các nước lần lượt ra tuyên bố về vùng biển trên cơ sở Công ước 1982. Việt Nam tuyên bố các vùng biển lãnh hải 12 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa ngày 12/5/1977 và đường cơ sở ngày 12/11/1982. Trung Quốc - Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 25/2/1992, Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 26/6/1998, quy định về hệ thống đường cơ sở ngày 15/6/1996. Philippines đưa ra giới hạn vùng Kalayaan nằm ngoài ranh giới Hiệp ước Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898 qua Sắc lệnh N°1596 ngày 11/6/1978 nhằm cụ thể yêu sách chủ quyền các đảo trong giới hạn đó.

Ngày 11/6/1979Philippines ra Sắc lệnh N°1599 về vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Ngày 10/3/2009 Philippines chính thức thông qua Luật cộng hòa RA 9522 xác định đường cơ sở và quản lý quần đảo Trường Sa và Bãi cạn Scarborough theo “quy chế đảo”. Malaysia và Brunei đưa ra cách tiếp cận mới lấy luật biển làm cơ sở yêu sách chủ quyền các đảo. Năm 1966, Malaysia thông qua Luật về thềm lục địa; tháng 12/1979 ra bản đồ thể hiện ranh giới lãnh hải và cho rằng các đảo nằm trong vùng thềmn lục địa đã tuyên bố thuộc chủ quyền của Malaysia. Năm 1993, Brunei tuyên bố ranh giới thêm lục địa 200 hải lý và cho rằng Đá Louisa nằm trên thềm lục địa đó sẽ thuộc Brunei. Đài Loan tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngày 8/10/1979, công bố Luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trung Hoa Dân Quốc ngày 30/12/1992, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp Trung Hoa Dân Quốc ngày 2/1/1993 và Tuyên bố đường cơ sở ngày 10/2/1996.[6]

Các nước tranh chấp đều đã thể hiện quan điểm của mình về việc mở rộng thềm lục địa ngoài 200 hải lý qua ba cách tiếp cận khác nhau. Malaysia và Việt Nam trình ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) của Liên Hợp Quốc hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa ngày 6/5/2009.[7]  Việt Nam trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực Bắc (VNM) ngày 7/5/2009.[8]  Theo hai quốc gia, việc trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa là việc thực hiện hợp pháp các nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCLOS 1982hoàn toàn phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982 cũng như các Quy tắc thủ tục của CLCS; các ranh giới này đều hoàn toàn nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở đất liền của hai nước và nằm ngoài các ranh giới thềm lục địa đã được thỏa thuận với các nước liên quan; các hồ sơ trình này không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp. Trung Quốc và Philippines phản đối vì cho rằng các ranh giới ngoài thềm lục địa này có thể ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền của các đảo và yêu cầu CLCS không xem xét.[9]  Đặc biệt, trong phản đối ngày 7/5/2009 của mình, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức hóa đường yêu sách chữ U khi đòi hỏi tất cả vùng nước và các địa vật nằm trong đường này thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, hồ sơ của Malaysia và Việt Nam đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông.[10]  Brunei và Trung Quốc đều trình CLCS hồ sơ Thông tin ban đầu. Thông tin ban đầu của Trung Quốc ngày 11/5/2009 không đề cập đến Biển Đông.[11]  Thông tin ban đầu của Brunei ngày 12/5/2009 thông báo hồ sơ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Brunei sẽ thể hiện thềm lục địa mở rộng kéo dài tự nhiên từ đất liền qua Vùng nguy hiểm (Dangerous Grounds - Spratly Islands) tới rìa đáy đại dương của Biển Đông nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiểu rộng lãnh hải Brunei.[12].

Giai đoạn này thể hiện rõ vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực vẫn là một biện pháp được tính đến để giải quyết tranh chấp mặc dù Hiến chương Liên Hợp Quốc đã nghiêm cấm. Sau mỗi lần vũ lực được sử dụng năm 1974, 1988, 1995 là làn sóng tích cực chiếm đóng các đá, bãi không người ở của các quốc gia tranh chấp. Đã có những nỗ lực phân định biển như thỏa thuận thềm lục địa Indonesia - Malaysia năm 1969, phân định biển Malaysia - Thái Lan năm 1974, phần định biển Việt Nam - Thái Lan năm 1997Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000thềm lục địa Việt Nam - Indonesia năm 2003phân định biển Brunei - Malaysia năm 2009 hay khai thác chung Việt Nam - Malaysia năm 1992, Thái Lan -Malaysia năm 1979. Đã có nhiều giải pháp được các học giả và các hội thảo quốc tế đề nghị như công thức Nam Cực, công thức Biển Bắc, bánh donutcộng quản, cho đến sử dụng Tòa án và Trọng tài quốc tế nhưng đều không khả thi.[13]  Đã có những đàm phán song phương Việt Nam - Trung Quốc về vấn để trên biển, Philippines - Trung Quốc về Quy tắc ứng xử và khảo sát địa chấn, đàm phán Việt Nam - Philippines về tổ chức khảo sát nghiên cứu khoa học chung (JOMSRE-SCS). Đã có những đàm phán đa phương như Tuyên bố Trung Quốc và ASEAN về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, hay Thỏa thuận giữa ba công ty dầu khí Philippines, Trung Quốc và Việt Nam khảo sát địa chấn tại khu vực xác định ở Biển Đông năm 2005. Tuy nhiên những nổ lực này chưa đủ để gây dựng lòng tin giữa các bên.

….

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Nguyễn Hồng Thao Phó Giáo sư chuyên ngành Luật quốc tế tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông lấy bằng Cử nhân tại Học viện Hải quân Bacu, Liên Xô cũ và lấy bằng Tiến sĩ Luật Biển tại Đại học Paris I, Panteon-Sorbonne. Ông Thao nghiên cứu về vấn đề Luật biển, quan hệ quốc tế và tranh chấp Biển Đông, trong đó cuốn sách “Việt Nam và các tranh chấp trên Biển Đông” của ông đã được trao tặng giải thưởng quốc tế INDEMER năm 2000 của Viện Luật Kinh tế biển Công ước Monaco cho các tác phẩm luật viết bằng tiếng Pháp giai đoạn 1996-2000. Ngoài ra các tác phẩm của ông được đăng tải trên nhiều báo quốc tế và Việt Nam, như Ocean Development & International Law, Asian Journal of International Law, Contemporary Southeast Asia, có thể kể đến như “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc dưới góc nhìn luật pháp quốc tế” (nghiencuubiendong, 2010), “Bản hướng dẫn DOC và áp lực độ nóng Biển Đông” (tuanvietnam, 2011), “Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (Tạp chí East Asia and International Law, 2013); “Sự thật ai là kẻ xâm lược lớn nhất ở Việt Nam” (The Diplomat, 2015) và nhiều ấn phẩm khác.

Bài viết thuộc bản quyền Nghiên cứu Biển Đông. Đề nghị chỉ được dẫn đường link bài viết, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập.



[1]    Bài viết được hoàn thiện dựa trên tham luận trình bày tại Hội thảo quốc tế ỉần thứ hai về Biển Đông wBiển Đông: Tãng cường hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, ngày 10-12/11/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh.

[2]       Nguyen Hong Thao, Le Vietnam etses differends maritimes dans ỉa mer de Bien Dong (Mer de Chine MeridionaỉeX Institut du droit Economique de la mer, Pedone, 2004, tr. 232.

[3] Marston Gv Abandonment of territorial claims the cases of Bouvet and Spratly Islands”, British Yearbook of International Law BYIL 1986, LVII, tr. 335; Charles Rousseau, “Chine, France, Japon - Le differend concernant lappartenance des lies Spratly et paracels”, Revue Generale du Droit International Public, Paris, No 3, tháng 7-9/1972, tr. 828.

[4] Nguyen Hong Thao, Le Vietnam etses differends maritimes dans la mer de Bien Dong (Mer de Chine Meridionale), Institut du droit Economique de la mer, Pedone, 2004tr. 242.

[5]     Kỷ yếu tại Conference for the Conclusion and Signature of the Peace Treaty with Japan, Washington DC, Department of State 1951tr. 119

[6] Kuan-Hsiung Wang, “The ROCs Maritime claims and Practices with special Reference to the South China Sea”, Ocean Development & International Law, 41:237-252,2010, tr. 243.

[7] Hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia gửi lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) theo như Điều 76, đoạn 8, UNCLOS tại khu vực phía Nam Biển Đông, Bản tóm tắt chính thức, xem tại http://un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm

, truy cập ngày 13/5/2009. (Từ đây sẽ gọi là Hồ sơ chung Malaysia – Việt Nam)

[8] Hồ sơ vể ranh giới ngoài thêm lục địa của Việt Nam gửi lên ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) theo như Điều 76đoạn 8, UNCLOS tại khu vực phía Bâc Biển Đông (VNM), bản tóm tât chính thức; xem tại http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions— files/submission_vnm_37_2009.htm truy cập ngày 13/5/2009.

[9] Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hợp Qụốc, Công hàm số N.000819, New York ngày4/8/2009, tham chiếu tới Hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam ngày 6/5/2009 gửi lên ủy ban Ranh giới ngoài thểm lục địa liên quan tới giới hạn ngoại thểm lục địa vượt quá 200 hải lý, xem tại http//www.un.org/Depts/los/clcs_new/clcs_37_2009_los_phl. htm, truy cập ngày 13/5/2009.

[10] Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên HỢp Qụốc, Công hàm số CML17/2009, New York ngày 7/5/2009 tham chiếu tới Hồ sơ chung củã Malaysia và Việt Nam ngày 6/5/2009 gửi lên ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa liên quan tới giới hạn ngoại thềm lục địâ vượt quá 200 hải lý, xem tại http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submis- sions_fìles/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf, truy cập ngày 13/5/2009.

[11] Thông tin ban đẩu gửi lên ủy ban Ranh giới ngoài thểm lục địa vể giới hạn ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của Trung Quốc, ngày 11/5/2009, xem tại http://www.un.org/ Depts/los/clcsnew/submissions_fìles/preliminary/ chn2009preliminarỵinformation_ english.pd, truy cập ngày 2/5/2010.

[12] Thông tin ban đầu vể hổ trình liên quan tới giới hạn ngoài thểm lục địa của Brunei Da­russalam gửi tới ủy ban Ranh giới ngoài thểm lục địa, xem tại http://www.un.org/Depts/ los/clcs_new/.../brn2009preliminaryinformation.pdf; truy cập ngày 2/5/2010.

[13] Nguyen Hong Thao and Ramses Amer, “A New Legal Arrangement for the South China Sea?^ Ocean Development & International Law (AmericanX 2009, Vol. N.40 4, tr. 333 - 349.