1. Trung Quốc dùng phương thức hòa bình để thực hiện trỗi dậy là không dễ gì thay đổi. 

Hiện cư dân mạng hô hào dùng giải pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế, thực hiện thống nhất tổ quốc, việc này là không nên, bởi lẽ nếu Trung Quốc sa vào cuộc chiến tranh với Mỹ, chắc chắn sẽ mất đi cơ hội trỗi dậy, một lượng lớn tài nguyên của Trung Quốc sẽ bị tiêu hao lãng phí vào cuộc chiến. Lấy Nga sáp nhập Ucraina làm ví dụ, hành động không cân nhắc kỹ lưỡng của Nga đã khiến Nga phải trả giá lớn về kinh tế và chính trị, cho đến nay vẫn chưa lấy lại được cân bằng. Tuy rất muốn Trung Quốc viện trợ, nhưng Nga lại không nói ra, trong khi đó, Trung Quốc cũng không muốn đắc tội với phương Tây.

2. Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài, tận dụng sự mâu thuẫn giữa các nước để tạo lợi ích lớn nhất cho đất nước

Khi Nga bị phương Tây cấm vận, Trung Quốc bày tỏ phản đối, mặt được là trong thời gian diễn ra Hội nghị Cao cấp Xây dựng Niềm tin Châu Á năm 2014, bản thỏa thuận về dầu mỏ Trung-Nga để kéo dài đã lâu đã được ký kết một cách thuận lợi; Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Argentina về chủ trương đối với đảo Malvinas, đồng thời cam kết bán máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo đất đối không cho Argentina, đổi lại phía Argentina đồng ý cho Trung Quốc xây dựng trạm quan trắc vệ tinh và căn cứ hải quân ở phía Nam của Argentina; Cảng Gwadar (Pakistan) sẽ là bến đỗ cho tàu hải quân Trung Quốc; Trong thời gian Tổng Bí thư Tập Cận Bình thăm Venezuela, phía Venezuela đề xuất vay tiền, đương nhiên phía Trung Quốc biết khả năng thanh toán của nước này, nên đã đề xuất xây dựng căn cứ quân sự ở nước này, phía Venezuela cuối cùng đã đồng ý; nước Cộng hòa Gibuti không có tài nguyên, đã chủ động đề nghị Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân và cho Trung Quốc thuê ở nước này…

3. Về chiến lược Biển Đông  

Gió to sóng lớn ở Hoa Đông, đối lập nhau gay gắt ở đảo Điếu Ngư (Senkaku), nhưng đó không phải là trọng điểm hàng đầu trong chiến lược biển của Trung Quốc, hiện Trung Quốc có đủ sức mạnh để đối đầu với Nhật ở Hoa Đông. Trọng điểm hàng đầu thực sự chính là Biển Đông, sau khi Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo, Trung Quốc cải tạo Biển Đông, bắt đầu thể hiện thái độ cứng rắn.

Việc Trung Quốc lấp biển tạo đảo cũng khiến dư luận hết sức chú ý, hiện tổng diện tích đảo được tạo đã có khoảng 6 km2. Có đảo xây dựng đường băng cho máy bay chỉ dài gần 4000 m, có đảo hiện đã bắt đầu là bến đỗ của hạm tàu loại lớn. Mỗi đảo cải tạo hết khoảng 5 tỷ USD, như vậy là 6 đảo đã tiêu khoảng trên 180 tỷ NDT, đợi đến khi những đảo này đã hình thành và đưa vào sử dụng, Trung Quốc có khả năng khống chế được Biển Đông, khi đó có thể sẽ có bước nhảy vọt về chất.

4. Trung Quốc có khả năng hủy diệt được nước Mỹ

Điều đáng chú ý là quân đội Trung Quốc không đề cập tới cam kết liên quan tới sử dụng vũ khí hạt nhân, tức là tuyệt đối không sử dụng trước vũ khí hạt nhân, cũng không sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa vũ khí hạt nhân đối với những nước và khu vực không có vũ khí hạt nhân. Lập trường này của Trung Quốc khiến Mỹ tỏ ra bất an. Hiện Trung Quốc có năng lực thực sự hủy diệt nước Mỹ, bởi vậy Mỹ chỉ có thể gây những chuyện nhỏ với Trung Quốc, chứ không dám tuyên chiến toàn diện với Trung Quốc. Ngày nay, năng lực khống chế cục diện thế giới của Mỹ đang giảm đi, tình hình kinh tế trong nước của Mỹ không lạc quan, thiếu công ăn việc làm cũng diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng ảm đạm của nước Mỹ quả thật không bình thường.Trong khi đó, Trung Quốc lại có cái ô bảo hộ hạt nhân thiết thực, việc này nên cảm ơn thế hệ tiền bối mà người đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

5. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên rất hạn chế

Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên liệu có bay đến Mỹ thì tạm thời chưa đề cập đến, nhưng vũ khí hạt nhân của nước này và phần lớn thiết bị hạt nhân của Triều Tiên lại được bố trí ở biên giới Trung-Triều, tạo ra mối đe dọa thực tế đối với Trung Quốc. Mỗi khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa hoặc vệ tinh thì phía Trung Quốc lại lập tức cử nhiều nhân lực để giám sát chặt chẽ, đề phòng tên lửa của Triều Tiên lạc vào Trung Quốc. Bởi lẽ mục đích lớn nhất của Triều Tiên chính là tạo ảnh hưởng, còn việc tên lửa liệu có thể bay hay không, liệu có đưa được vào quỹ đạo hay không thì hầu như Triều Tiên không quan tâm, đây cũng là việc khiến cho quân đội Trung Quốc bực bội nhất. Trong khi Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-Hee sợ đắc tội với Nga và Trung Quốc, đã từ chối việc Mỹ bố trí hệ thống phòng ngự tên lửa đạn đạo ở Hàn Quốc, trong khi đó, Kim Jong-un lại có động tác mới, đó là phóng vệ tinh. Việc này khiến Mỹ lại lấy cớ để gây sức ép đối với Hàn Quốc yêu cầu Hàn Quốc xem xét lại vấn đề bố trí hệ thống phòng ngự. Kim Jong-un có ý đồ dùng sâm cao li để đổi lại máy bay chiến đấu tiên tiến nhưng đều bị từ chối. Bởi vậy trong lúc tức giận, Kim Jong-un từ chối tới Nga tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Chiến tranh thế giới thứ 2. Triều Tiên cũng không hài lòng về việc Trung Quốc kiên trì chủ trương vô hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nên cũng không nghe theo các kiến nghị từ phía Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc chỉ còn cách ngừng cung cấp dầu thô cho Triều Tiên, mục đích là răn đe tiểu quốc tùy tiện làm theo ý mình này, để cho Triều Tiên ngoan ngoãn quay về bên Trung Quốc.

6. Trung Quốc đang dự trữ một lượng lớn dầu thô

Trung Quốc tận dụng cơ hội quý báu khi giá dầu trên thế giới giảm mạnh để nhập khẩu lượng lớn dầu thô từ các nơi trên thế giới.

7. Trung Quốc tăng cường công tác chống tham nhũng

Trung ương Đảng khóa mới là tập thể lãnh đạo cầu thị, làm việc thiết thực hiệu quả, trong thời gian chưa đến 3 năm cầm quyền đã làm được rất nhiều việc, khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc từ một “Đảng ngôn luận” trở thành “Đảng hành động”, ngày càng có ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Giáo sư Mã Tuấn, Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Bài viết được đăng trên Military News.

Hoàng Lan (gt)