Bản tin tuần Biển Đông (ngày 13.4-19.4.2024)
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
TIÊU ĐIỂM
TIN TỨC
THỰC ĐỊA
Ngày 14/04, Nhật báo The Manila Times đưa tin một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã theo sát một tàu nghiên cứu hàng hải và một tàu hộ tống của cảnh sát biển Philippines. Theo hình ảnh vệ tinh theo dõi tàu của SeaLight, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn hai tàu của Philippines trong nhiều giờ tại vị trí cách bờ biển Philippines 35 hải lý trên ranh giới của đường 9 đoạn.
Máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ P-8A Poseidon bay qua eo biển Đài Loan - lần đầu tiên trong 2024
Ngày 17/04, Hạm đội 7 của Mỹ cho biết máy bay trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã bay qua không phận quốc tế trên eo biển Đài Loan. Việc máy bay đi qua eo biển Đài Loan phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền và tự do hàng hải của các quốc gia và thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn - Thái tự do và rộng mở. Trước đó, trong năm 2023, Mỹ đã năm lần điều máy bay trinh sát bay qua eo biển Đài Loan.
AN NINH - QUỐC PHÒNG
Ngày 13/04, Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin Viện nghiên cứu thiết bị động cơ điện hàng hải Vũ Hán Trung Quốc đã phát triển vòi rồng “thông minh” do AI điều khiển, có thể tự động xác định mục tiêu và điều chỉnh công suất cũng như quỹ đạo phản lực dựa trên phản hồi thời gian thực từ camera quang điện; có thể bắn trúng mục tiêu với sai số chỉ hai mét trong điều kiện khắc nghiệt.
Ngày 15/04, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trả lời báo chí, cho biết Mỹ và Philippines đang xem xét mở rộng tư cách thành viên Tập trận Balikatan song phương hằng năm, kết nạp thêm Nhật Bản. Tổng thống Marcos cho rằng sự tham gia của Nhật Bản vào Tập trận Balikatan sẽ giúp tăng cường sự hợp tác, khả năng điều phối và làm việc cùng nhau giữa ba nước, từ đó tối đa hoá nguồn lực để duy trì hoà bình và ổn định. Tổng thống Marcos cũng nhấn mạnh rằng tăng cường hợp tác quân sự giữa ba nước không nhằm vào bên thứ ba và chỉ nhằm mục tiêu duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông. Tổng thống Philippines cũng trấn an người dân không nên lo ngại về chiến tranh và phủ nhận suy đoán về việc Mỹ, Nhật Bản và Philippines lập liên minh để chuẩn bị cho chiến tranh.
Tập trận Balikatan diễn ra hằng năm giữa Mỹ và Philippines nhằm nâng cao năng lực, tương tác giữa quân đội hai nước. Nhật Bản và Úc đang tham gia với tư cách là quan sát viên. Tuyên bố trên được đưa ra sau thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Philippines hôm 11/04.
Ngày 15/04, Quân đội Hoa Kỳ cho biết họ đã điều hệ thống bệ phóng có khả năng bắn tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa SM-6 tới khu vực Bắc Luzon của Philippines để tham gia cuộc tập trận quân sự chung Salaknib 2024.
Việc triển khai này có tính lịch sử, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc nâng cao khả năng tương tác, khả năng sẵn sàng và khả năng phòng thủ phối hợp giữa Lực lượng Quân đội Hoa Kỳ với Lực lượng Vũ trang Philippines.
Quân đội Mỹ hiện có quyền tiếp cận 5 địa điểm khác nhau trên đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất của quần đảo Philippines. Với tầm bắn của tên lửa Tomahawk và SM-6 này, các hệ thống này có thể là thách thức đối với các căn cứ quân sự trên các đảo trên Biển Đông và phía Nam Trung Quốc.
Ngày 17/04, Bộ Quốc phòng Úc công bố Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2024, cụ thể:
Ngày 19/04, Trang The Print đưa tin Ấn Độ chuyển giao bộ bệ phóng và tên lửa BrahMos đầu tiên do Philippines đặt hàng. Việc chuyển giao diễn ra sau khi Ấn Độ hoàn thành xây dựng kho chứa tại một trong những hòn đảo của Philippines theo thỏa thuận trị giá 374,96 triệu USD được Ấn Độ và Philippines ký vào tháng 01/2022. Đây là đơn đặt hàng xuất khẩu quốc tế có giá trị cao đầu tiên mà Cơ quan Quốc phòng Không gian (The Defence Space Agency) thuộc Lực lượng Vũ trang Ấn Độ nhận được, đánh dấu một bước ngoặt đối với mục tiêu mở rộng dấu ấn quốc tế của quốc phòng Ấn Độ.
CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO
Ngày 10/04, Hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) cho biết, bên cạnh Nhật Bản, các thành viên AUKUS đang xem xét bổ sung một loạt các đối tác khác có thể mang lại “sức mạnh đặc biệt” cho Trụ cột II của AUKUS (hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao), bao gồm Hàn Quốc, Canada và New Zealand. Trong đó, các đối tác bổ sung sẽ chỉ được tham gia khi có sự đồng thuận hoàn toàn từ các thành viên AUKUS và thông qua quá trình tham vấn kéo dài vài tháng.
Nhận xét trên được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng các nước AUKUS đưa ra tuyên bố chung cho biết Nhật Bản là đối tác cho các dự án hợp tác Trụ cột II của AUKUS.
Ngày 12/04, Mỹ và Philippines tổ chức Đối thoại 3+3 lần đầu tiên, tập trung thảo luận việc tăng cường hợp giữa hai nước tác để giải quyết thách thức chung, bao gồm “các hành vi quấy nhiễu liên tục” của Trung Quốc đối với Philippines ở Biển Đông. Mỹ nhắc lại cam kết bảo vệ Philippines theo Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) và quyết tâm hỗ trợ Philippines hiện đại hóa quân đội.
Ngày 12/04, NPN BNG TQ Mao Ninh trả lời báo chí về Thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Philippines, cụ thể:
Ngày 15/04, Trang tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa tin Dương Đào (Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ-Châu Đại Dương) hội đàm với các quan chức ngoại giao Mỹ bao gồm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Nicholas Burns, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink và Giám đốc cấp cao phụ trách Trung Quốc và Đài Loan thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Sarah Beran. Hai bên trao đổi “chân thành, sâu sắc và mang tính xây dựng” về việc thúc đẩy hợp tác đối thoại trong các lĩnh vực và quản lý thỏa đáng các bất đồng; trao đổi ý kiến đối với các vấn đề quốc tế như Trung Đông, Ukraine và hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc bày tỏ lập trường nghiêm khắc với việc Mỹ đang thúc đẩy chiến lượng Ấn - Thái nhắm vào Trung Quốc, đưa ra các phát ngôn sai lầm liên quan đến Trung Quốc, đặc biệt là thúc đẩy nhóm nhỏ Mỹ - Nhật - Philippines và khuấy động tình hình Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc yêu cầu Mỹ không tạo thế trận đối kháng, phá hoại hòa bình ổn định khu vực.
Trung Quốc nêu rõ lập trường trên các vấn đề Đài Loan, thương mại, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân; yêu cầu Mỹ chấm dứt: (i) can dự chính trị nội bộ Trung Quốc, (ii) cản trở sự phát triển của Trung Quốc, (iii) cấm vận vô lý đối với doanh nghiệp Trung Quốc, (iv) gây sức ép với thương mại và khoa học công nghệ Trung Quốc.
Ngày 15/04, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Balakrishnan có chuyến thăm làm việc tại Philippines, gặp Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và Ngoại trưởng Enrique Manalo. Trong chuyến thăm hai bên đã thảo luận về:
Ngày 16/04, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị sẽ đến thăm Indonesia, Campuchia và Papua New Guinea từ 18 - 23/04. Trong chuyến thăm kéo dài sáu ngày, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ tham gia cơ chế hợp tác đối thoại cấp cao với Indonesia và tham dự cuộc họp của Ủy ban điều phối liên chính phủ Trung Quốc - Campuchia.
Với quan hệ song phương phát triển mạnh thời gian qua, người phát ngôn BNG Trung Quốc gọi ba nước là “bạn tốt và đối tác tốt” dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển, cụ thể:
Ngày 16/04, Chủ tịch Hạ viện Philippines Martin Romualdez đã có phát biểu tại Hạ viện chúc mừng thành công của Tổng thống Marcos đạt được tại Thượng đỉnh lịch sử Mỹ, Nhật Bản và Philippines tại Washington hôm 11/04.
Chủ tịch Hạ viện Martin Romualdez thay mặt toàn bộ Hạ viện chúc mừng Tổng thống Marcos, cho rằng Tổng thống Philippines đã có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử với Mỹ và Nhật Bản, thu được các kết quả vô cùng quan trọng, là thắng lợi cho ngoại giao Philippines. Kết quả đạt được như trong thượng đỉnh gồm: (i) cam kết ba nước giúp tăng cường đảm bảo an ninh biển cho Philippines; (ii) bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Philippines; và (iii) nâng cao đời sống của người dân Philippines. Ông cũng nhấn mạnh cuộc họp cũng thể hiện ba nước cam kết thúc đẩy tôn trọng luật pháp, đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, yếu tố then chốt duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Ngày 16/04, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân điện đàm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, cho rằng: (i) lĩnh vực quân sự đảm bảo việc thực hiện nhận thức chung giữa nguyên thủ hai nước, góp phần ổn định đà phát triển của quan hệ song phương, ngăn ngừa phát sinh nguy cơ lớn; (ii) Quân đội hai nước cần tìm kiếm con đường cùng chung sống hòa bình, lấy ổn định làm trọng tâm, lấy lòng tin làm nguyên tắc cơ sở để giao lưu; (iii) Trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, xây dựng quan hệ song phương không xung đột và không đối đầu, triển khai hợp tác thiết thực, từng bước tích lũy lòng tin, làm nền tảng cho quan hệ phát triển và ổn định; (iv) Đài Loan là cốt lõi trong các lợi ích sống còn của Trung Quốc, do đó không thể bị tổn hại. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường cảnh giác với các hoạt động nhằm chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc; (v) Trước mắt, tổng thể tình hình Biển Đông đang ổn định, các nước khu vực có mong muốn và năng lực giải quyết vấn đề; (vi) Mỹ cần nhận thức rõ lập trường kiên định của Trung Quốc, tôn trọng thực chất chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Biển Đông, lấy hành động thực tế để duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quan hệ ổn định của quân đội hai nước.
Từ ngày 18-20/04, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã có chuyến thăm Manila và có hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Một số nội dung quan trọng trong Tuyên bố chung của hai bên gồm có:
Cũng trong ngày 18/04, phát biểu với báo giới Manila trước cuộc gặp, Tổng thống Philippines và Thủ tướng New Zealand bày tỏ “quan ngại về hành vi nguy hiểm với các tàu ở Biển Đông” và mong muốn “sẽ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, giảm leo thang căng thẳng, đảm bảo tất cả các bên thực sự tôn trọng luật pháp quốc tế”.
GÓC NHÌN QUỐC TẾ
Ngày 10/04, Vương Thắng, Hạ Tiên Thanh (Viện Nam Hải) đăng bài bình luận về tiểu đa phương Mỹ - Nhật - Philippines trên Thời báo Hoàn Cầu, cho rằng Mỹ - Nhật lôi kéo Philippines nhằm tăng cường vị thế của Philippines trong chiến lược đối với Đài Loan của Mỹ. Quần đảo Batanes của Philippines chỉ cách bờ biển phía nam của Đài Loan khoảng 100 km, Đảo Yonaguni của Nhật Bản cũng chỉ cách Đài Loan khoảng 100 km. Vì vậy, bất kỳ chiến lược răn đe nào do Mỹ dẫn đầu liên quan đến Đài Loan và được Philippines, Nhật Bản ủng hộ thì sẽ có cơ hội chiến thắng cao hơn.
Bài bình luận cũng cho rằng các điều ước phòng vệ giữa Mỹ - Nhật, Mỹ - Philippines đều là sản phẩm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ đến diễn tập, trinh sát, thu thập tình báo và lập liên minh tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc mới thực sự đe dọa Trung Quốc. Trong khi đó, Philippines nhận được hỗ trợ từ Mỹ về cảnh sát biển, tuần tra chung, tăng cường năng lực nhận thức biển và có nguy cơ kéo khu vực vào nguy cơ xung đột an ninh. Ngoài ra, Mỹ còn muốn thành lập tiểu đa phương về thương mại: (i) Lôi kéo Philippines vào liên minh chip bán dẫn, (ii) Hỗ trợ 1 tỷ USD cho khoa học Philippines, (iii) Hợp tác phát triển an ninh mạng lưới 5G.
Ngày 13/04, Đĩnh Đạc (Viện Nam Hải) đăng bài bình luận trên Thời báo Hoàn cầu, cho rằng hợp tác Mỹ - Nhật - Philippines đang thu hẹp không gian hòa bình ổn định tại Biển Đông, cụ thể:
Ngày 13/04, Vương Thắng, Hạ Tiên Thanh (Viện Nam Hải) đăng bình luận trên thời báo Hoàn Cầu, cho rằng Mỹ - Nhật - Philippines đang nỗ lực đẩy Châu Á - Thái Bình Dương vào đối đầu nguy hiểm, cụ thể:
Chee Yik-wai: ASEAN cần đóng vai trò hòa giải tích cực trong cạnh tranh Mỹ - Trung thay vì thể hiện vai trò trung tâm một cách thụ động
Ngày 14/04, Chee Yik-wai có bài bình luận trên Nhật báo Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) về vai trò của ASEAN trước cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại khu vực. Tác giả cho biết để giữ cho khu vực Đông Nam Á an toàn và thịnh vượng, việc yêu cầu Mỹ và Trung Quốc tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN là chưa đủ, ASEAN cần thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong việc hòa giải những khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc và giảm bớt căng thẳng tại khu vực.
Ngày 14/04, tại Hội thảo Quốc tế Yenching, các diễn giả đã chia sẻ một số cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề khí hậu và công nghệ:
CSIS-AMTI: Hai tàu hải quân Trung Quốc hiện diện tại căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trong vòng bốn tháng
Ngày 18/4, CSIS-AMTI đưa tin các hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu chiến Trung Quốc có mặt tại căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trong suốt hơn bốn tháng kể từ khi cập cảng ngày 3/12/2023 đến nay.
Trước đó vào tháng 1/2024, theo một số phương tiện truyền thông, các tàu Trung Quốc đã rời căn cứ Hải quân Ream. Tuy nhiên, trên thực tế, hình ảnh vệ tinh của CSIS-AMTI chỉ ra, bến cảng chỉ trống trong hai khoảng thời gian ngắn là từ ngày 15 - 18/1 và ngày 29 - 30/3.
CSIS-AMTI cũng lưu ý, ngoài hai tàu Trung Quốc, không có bất kỳ tàu nào khác hiện diện ở khu vực này, kể cả tàu Campuchia. Chuyến thăm gần đây của 2 tàu khu trục Nhật Bản đã được chuyển đến cảng tự trị Sihanoukville thay vì Ream. Theo CSIS-AMTI, các tàu của PLAN đang được quyền tiếp cận "mở rộng và độc quyền" (extended and exclusive access) tại căn cứ Ream. Sự hiện diện quân sự thường trực của Trung Quốc tại Ream đặt ra nhiều mối quan ngại cho Mỹ và nhiều quốc gia khu vực rằng căn cứ quân sự Ream sẽ được sử dụng thành tài sản quân sự của Trung Quốc.
Nhận xét của CSIS:
Bản PDF tại đây
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.
Tổng hợp tin tức nổi bật và đánh giá đa chiều về tình hình Biển Đông trong tuần.