22(3).jpg

Năm nay, ASEAN tròn 50 tuổi. Nếu ASEAN là con người, đây sẽ là giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên. Từ khi thành lập đến khi mở rộng, ASEAN đã phát triển đáng kể. Qua nhiều năm, cách thức ngoại giao linh hoạt, mềm mại, ưu tiên các nguyên tắc và không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN từ từ nhường chỗ cho việc gia tăng thể chế, luật pháp và tái diễn giải ý nghĩa của chính sách không can thiệp. Việc hình thành Hiến chương ASEAN, thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền và sự ra mắt Cộng đồng ASEAN, chẳng hạn là không thể hình dung được 50 năm trước, khi quan hệ giữa các thành viên sáng lập ASEAN đang căng thẳng. Không có mục tiêu cuối cùng và tất cả đều chứa khiếm khuyết nhưng chúng vẫn đại diện cho sự tiến bộ.

Thành tựu lớn nhất của ASEAN, cho đến nay, là ngăn chặn xung đột xảy ra trong khu vực. Nhưng, thật khó đ chứng minh thành công dựa trên giả thiết ngược lại và ASEAN đã phải vật lộn với những thách thức ngoài ngưỡng chịu đựng của khu vực. Cả hai nhóm ủng hộ và hoài nghi đều muốn thấy nhiều hơn vai trò của ASEAN nếu như nó đáp ứng được tham vọng lấy con người làm định hướng và trung tâm và nếu nó thực hiện hiệu quả việc quản lý tranh chấp quyền lực trong khu vực.

Đã có một số chuyển biến tích cực về các vấn đ mang tính chính trị. Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) đ trao đổi về tình hình bạo lực tại bang Rakhine, Myanmar tại Yangon trước kỳ nghỉ lễ tháng 12/2016 là đáng khích lệ. Các Bộ trưởng đã trao đổi thẳng thắn về quan điểm và đ xuất đ giảm bớt tình trạng khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và kéo dài của cộng đồng người Rohingya. Nhưng, không có bước tiến cụ thể nào xuất hiện và người ta tự hỏi liệu áp lực chỉ tạm thời giảm bớt trước khi làn sóng di cư bất thường qua biên giới tiếp tục.

Căng thẳng cũng đã hạ nhiệt Biển Đông sau khi quan hệ Philippines với Trung Quốc được cải thiện dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte. Thực tế Philippines chỉ đơn giản là làm những gì mà nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã và đang làm là cân bằng quyền lực và đánh cược rủi ro. Đây là phiên bản tái cân bằng của Philippines; việc rời xa phụ thuộc vào Mỹ hướng tới một chính sách đối ngoại độc lập hơn.

Các điểm khác cần lưu ý là Biển Đông không phải chỉ là vấn đ giữa Philippines và Trung Quốc. Mà đó còn là tranh chấp giữa ba bên khác trong khu vực Đông Nam Á và nhân tố Đài Loan. Đây là tranh chấp đa phương cần được xử lý và giải quyết đa phương. Đây là một trong những lý do một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính ràng buộc đang được đàm phán giữa Trung Quốc với ASEAN mặc dù chỉ có bốn quốc gia thành viên ASEAN là các bên trực tiếp liên quan đến tranh chấp. Có kỳ vọng về một thỏa thuận khung cho COC sẽ được ký kết trong năm 2017, nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 của ASEAN. Đây là một bước đi mang tính xây dựng.

Tuy nhiên, đ rõ ràng, các thỏa thuận khung sẽ nhường chỗ cho một COC hoàn chỉnh và sẽ có được nó sau 15 năm kể từ khi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên Biển Đông (DOC) được ký kết tạm thời.

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy cảnh quan khu vực tranh chấp đã thay đổi mạnh và các bên yêu sách tiếp tục thay đổi mà hoàn toàn không quan tâm tới các nguyên tắc đ ra trong DOC. Tốc đ và quy mô xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc là rất lớn nhưng việc cải tạo công trình của một số nước khác cũng vi phạm nguyên tắc DOC vềtự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gây leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao các bên yêu sách khác phải tiếp tục kiềm chế cải tạo các thực thể mà mình chiếm đóng.

Bạo lực xã hội, di cư bất thường và tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục nằm trong danh sách những thách thức của ASEAN trong năm 2017. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực, cũng như các vấn đ có từ 20 năm, cũng sẽ đòi hỏi sự lưu tâm. Những vấn đ này là của ASEAN và có ý nghĩa đáng kể với chính ASEAN.

Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng của những thách thức cơ bản hơn mà ASEAN đã vật lộn nhiều năm nay và sẽ tiếp tục phải như vậy trong năm 2017. Nó xoay quanh câu hỏi về việc liệu ASEAN có thể giữ đoàn kết khi lợi ích quốc gia và khu vực bất đồng và liệu 10 quốc gia thành viên ASEAN rất khác biệt có thể quản lý hiệu quả mối quan hệ với các nước láng giềng giàu mạnh và có ảnh hưởng hơn khi họ đều có lợi ích riêng trong khu vực.

Năm 2017 cũng vậy, ASEAN phải đối mặt với khá nhiều bất định trong mối quan hệ với đối tác quan trọng nhất - Mỹ. Những nhà quan sát thấy rất ít sự xuất hiện của ASEAN và khu vực từ chính quyền Trump ngoài chiến dịch ngoại vi và phát biểu trên Twitter về các hoạt động của Trung Quốc Biển Đông. Vì vậy, rất khó biết có thể trông đợi gì về chính sách đối với khu vực Đông Nam Á, cam kết đa phương trong khu vực và vị trí của ASEAN trong khuôn khổ chính sách của Mỹ.

Tuy vậy điều rõ ràng là ASEAN sẽ tiếp tục như đã từng trong quá khứ, hợp tác với tất cả các đối tác đối thoại của mình bất kể nó có nằm trong danh sách ưu tiên của họ hay không. Mạng lưới phức tạp các vấn đ của ASEAN và những tác động xuyên biên giới của chúng sẽ ít ảnh hưởng tới hợp tác. Nhưng, khi các mảnh ghép này di chuyển trên bảng địa chính trị của khu vực, ASEAN sẽ phải đối đầu với một số câu hỏi khó về bản thân và vị trí của nó trong trò chơi quyền lực lớn hơn này. Không có gì hoài nghi về việc ASEAN đã đi được một chặng đường dài. Tuy nhiên, hiện giờ không còn là năm 1967 và đ công dân các thành viên ASEAN cũng như các nước khác coi trọng, ASEAN sẽ phải phát triển, thậm chí là về cấu trúc với tốc đ nhanh hơn nhiều so với trước đây. Trong khi đó, ASEAN chỉ đơn giản là không đ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên./.

Tác giả là nhà nghiên cứu Elina Noor, Giám đốc Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh, Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Malaysia. Bài viết đăng trên trangISIS”.

Hương Trà (gt)