....

C. Đôi điều suy ngẫm

Dựa vào luận điểm và bằng chứng được mà các bên yêu sách đưa ra cùng các quy tắc chung của luật quốc tế có liên quan tới việc thụ đắc lãnh thổ, có thể thấy Việt Nam rõ ràng có các yêu sách thuyết phục hơn đối với các đảoở Biển Đông.

Quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa được minh chứng trên cả khía cạnh lịch sử và luật pháp. Vào đầu thế kỷ 18, Việt Nam đã thể hiện rõ ý định khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này thông qua việc thành lập một hải đội do nhà nước chu cấp để khai thác và quản lý tài nguyên ở Quần đảo Hoàng Sa. Chủ trương này thể hiện rõ ràng quaviệc sáp nhậpcác đảo và các hành động mang tính biểu tượng về chủ quyền vào đầu thế kỷ 19, tiếp nối bằng việc quản lý hòa bình, hữu hiệu và liên tục quần đảo này của các triều đại kế tiếp của nhà Nguyễn cho đến tận thời kỳ Pháp thuộc. Pháp tiếp tục quản lý hữu hiệu quần đảo này thay mặt cho Việt Nam, sở hữu và chiếm đóng hữu hiệu Quần đảo Hoàng Sa vào những năm 1930. Sau đó, Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến khi rút quân khỏi Đông Dương vào năm 1956. Sau khi Pháp rút quân, miền Nam Việt Nam (sau này là Việt Nam thống nhất) đã quản lý hữu hiệu quần đảovà không ngừng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép một phần của quần đảo năm 1956 và toàn bộ quần đảo vào năm 1974.

Mặt khác, Trung Quốc mới chỉ thể hiện chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa tính từ năm 1909, 2 thế kỷ sau khi Việt Nam thiết lập danh nghĩa hợp pháp và hữu hiệu đối với quần đảo này. Hơn thế nữa, việc Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đảo Phú Lâmvào năm 1956 và chiếm đóng toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực năm 1974 rõ ràng vi phạm Điều 2(4) Hiến chương Liên Hợp Quốc, và do đó không tạo ra danh nghĩa pháp lý rõ ràng đối với Quần đảo Hoàng Sa.

Còn đối với quần đảo Trường Sa, Pháp đã sáp nhập quần đảo nàylà lãnh thổ vô chủ (terra nullius) vào những năm 1930 - vào thời điểm đó,chiếm đóng bằng vũ lực là hình thức hợp phápđể giành đượcchủ quyền lãnh thổ. Nước Anh đã từng kiểm soát một vài khu vực thuộc quần đảo Trường Sa và những năm 1800, và đã từ bỏ các yêu sách sau khi Pháp tiến hànhsáp nhập và chiếm hữu hữu hiệu, vì vậy danh nghĩa của Pháp đối với quần đảo Trường Sa đã được hình thành một cách đầy đủ và hợp pháp. Danh nghĩa của Pháp đối với quần đảo này đã được chuyển lại cho miền Nam Việt Nam vào những năm 1950 và chính phủ miền Nam Việt Nam (sau này là nước Việt Nam thống nhất) đã kiểm soát quần đảo một cách hữu hiệu và hòa bình cho đến khi quân đội Trung Hoa Dân Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp Đảo Ba Bình (Itu Aba) vào năm 1956 và Cộng hòa Nhân dân Trung hoa dùng vũ lựcchiếm đóng bất hợp pháp một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988.

Việc Trung Hoa Dân Quốc chiếm đóng Đảo Ba Bình (Itu Aba) vào năm 1946 và 1956, và sự xâm lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Trường Sa năm 1988 đã vi phạm Điều 2(4) Hiến chương Liên Hợp Quốc và do vậy Trung Quốc hay Đài Loan, không thể được hưởng một danh nghĩa rõ ràng đối với Quần đảo Trường Sa. Việcà Trung Quốc đã phản đối chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa từ năm 1951 đến 1988cũng không thể tạo ra một danh nghĩa rõ ràng cho Trung Quốc doPháp đã trao lại những quyền hợp pháp cho Việt Nam. Ngược lại, yêu sách của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa không dựa trên nền tảng pháp lý nào được quy định trong luật pháp quốc tế.

Mặc dù yêu sách của Trung Quốc đối với Bãi ngầm Macclesfield và Bãi cạn Scarborough không bị Việt Nam phản đối và không được thảo luận chi tiết trong bài viết này, nhưng chúng ta cũng cần được lưu ý rằng hiệu lực yêu sách chủ quyền của Trung Quốc (hay Đài Loan) đối với các thực thể cũng đáng nghi vấn.

Bãi ngầm Macclesfield và các bãi cạn xung quanh nó không thuộc lãnh hải của bất cứ một quốc gia nào và hoàn toàn ngập nước, ngay cả khi thủy triều ở mứcthấp. Vì vậy, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể yêu sách các thực thể này. Dù tòa ICJ đã tuyên bố rằng luật pháp quốc tế “không đề cập đến vấn đề liệu bãi cạn lúc chìm lúc nổi có thể được coi là“vùng lãnh thổ” và không có tập quán pháp nàothừa nhận hoặc loại trừ một cách rõ ràng việc chiếm hữu các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, thì một số ít quy tắc trong luật biển quốc tế điều chỉnh bãi cạn lúc chìm lúc nổi cũng không đủ để khẳng định giả thiết chung rằng bãi cạn lúc nổi lúc chìm là lãnh thổ theo nghĩa giống như các đảo.[1]Hơn nữa, Tòa lưu ý rằng không có tranh cãi về việcđảo tạo ra đất liềnđảo là đối tượng điều chỉnhcủa các quy định và nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ; [tuy nhiên,] khác biệt về hiệu lực mà luật biển áp dụng đối với đảo và bãi cạn lúc chìm lúc nổi là đáng kể.”[2]Do đó,Tòa kết luận“khi không cócác quy định vànguyên tắc pháp lýkhác, từ quan điểmcủa việc thụ đắcchủ quyền,bãi cạn lúc chìm lúc nổikhông thểđược coi hoàn toàn giống nhưcác đảohoặclãnh thổđất khác.”[3]

Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng nước này đã phát hiện Bãi cạn Scarborough và đã quản lý hữu hiệu bãi cạn này trong hàng trăm năm cũng thiếu thuyết phục như yêu sách của nước này đối với Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được đề cập trong bài viết. Hoàn toàn không có một bằng chứng độc lập nào chứng thực việc Trung Quốc đã phát hiện và chiếm hữu hữu hiệu bãi cạn, nằm cách Bãi ngầm Macclesfield 170 hải lý về phía Đông và cách bờ biển của Trung Quốc hơn 470 hải lý.[4] Bên cạnh đó, lập trường của Trung Quốc cho rằng Bãi cạn Scarborough gắn với Bãi ngầm Macclesfield là không thể chấp nhận được - hầu hết các chuyên gia cho rằng bãi cạn không thể là một phần của bãi ngầm xét từ góc độ địa lý.[5]

Yêu sách của Philippines đối với Bãi cạn Scarborough có thể bắt nguồn từ các hoạt động của Tây Ban Nha và Mỹ tại vùng biển này từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.[6] Bãi cạn này lần đầu tiên được tàu tàu khu trục Santa Lucia của Tây Ban Nha, hoạt độngtại Philippines, khảo sát vào tháng 4/1880 và kết quả khảo sát được công bố tại một bản đồ hàng hải năm 1808.[7] Các tài liệu mà Văn phòng Thủy văn Tây Ban Nha lưu giữ (Anuario de la Dirrectión de Hidrografía, año 4, número 56, 1866) cũng miêu tả các hoạt động tìm kiến và cứu nạn do các đơn vị Hải quân Tây Ban Nha đóng quân tại Phillipines tiến hành nhằmhỗ trợ các thủy thủ gặp nạn ở bãi cạn, trách nhiệm này được chuyển lại cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ khi Mỹ chiếm đóng Philippines sau Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ.[8] Các hoạt động này diễn ra mà không vấp phải sự phản đối hay đồng thuận của Trung Quốc. Manila đã tuyên bố chiếm đóng hữu hiệu bãi cạn này sau khi giành được độc lập từ Mỹ vào năm 1946 và tiếp đó là xây dựng và vận hành một ngọn hải đăng trên bãi cạn vào năm 1965.[9] Trong nhiều năm, chính quyền Philippines cũng tiến hành nhiều hoạt động khảo sát, nghiên cứu khoa học và thủy văn ở các vùng nước xung quanh, sử dụng khu vực này làm nơi diễn tập quân sự và thực hiện quyền tài phán đối với buôn lậu và đánh bắt bất hợp pháp. Tất cả các hoạt động này để chứng minh chủ quyền lãnh thổ của Philippines đối với bãi ngầm trên.[10]

 

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Đại tá Raul (Pete) Pedrozo, Hải quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu). Nguyên Giáo sư Luật quốc tế, Đại học Hải chiến Hoa Kỳ, Cố vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Trợ lý Đặc biệt của Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách về Chính sách. Quan điểm trong bài viết này không phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ, hay Hải quân Mỹ. Bài viết được đăng lần đầu trên trang Center for Naval Analyses (CNA).

Nhóm dịch giả: Đinh Tuấn Anh, Nguyễn Thùy Anh, Đỗ Mạnh Hoàng, Vũ Tú Linh, Trần Hà My, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Tiến Thịnh, Vũ Quang Tiệp

Hiệu đính: Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Minh Ngọc

 



[1]Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain, Merits, Judgment, báo cáo của I.C.J. 2001, tr. 40, tr. 101103; theo Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore), Judgment, Báo cáo của I.C.J. 2008, tr. 12, tr. 99101.

[2] Nt.

[3] Nt.

[4] Tên gọi Trung Sa (Zhongsha Islands) có tên gọi Tiếng Anh là Bãi ngầm Macclesfield (Macclesfield Bank), và bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal) không thuộc nhóm này. Tuy nhiên, theo quan điểm của người Trung Quốc, quần đảo Trung Sa (Zhonghsa Qundao) không chỉ giới hạn tới bãi ngầm Macclesfield, mà còn bao gồm bãi cạn Scarborough và các bãi cạn khác. Nt.

[5] R. Beckman, chú thích 7 ở trên; theo Z. Keyuan, chú thích 9 ở trên.

[6] F. Bonnet, chú thích 223 ở trên.

[7] Nt, tr. 89; theo D. Hancox và V. Prescott, chú thích 535 ở trên, tr. 24.

[8] Nt.

[9] R. Beckman, chú thích 7 ở trên; theo Z. Keyuan, chú thích 9 ở trên, tr. 74.

[10] Nt.