Tiếp nối đà từ các giai đoạn trước, Chính quyền Biden tiếp tục tăng cường hợp tác chiến lược với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Kể từ khi cầm quyền, Chính quyền Biden tiếp tục thúc đẩy các bước đi trong quan hệ chiến lược với khu vực trên nhiều lĩnh vực, cho thấy việc Mỹ tăng hợp tác chiến lược với khu vực có thể là một xu hướng dài hạn. Tuy nhiên, các bước đi này cũng tạo ra những quan ngại...
Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.
Khi Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng, nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu đây có phải là sự khởi đầu giúp hàn gắn quan hệ Mỹ - Trung hay Tổng thống Biden sẽ tiếp tục chính sách can dự với Trung Quốc như thời Obama khi Ông là Phó Tổng thống?
Truyền thông Trung Quốc gần đây đăng bài viết tựa đề “Chiến lược mơ hồ hay chiến lược rõ ràng: Thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ về vấn đề Đài Loan” của tác giả Chen Feng, biên tập viên báo Người Quan sát. Bài báo kết luận, chính sách mơ hồ về vấn đề Đài Loan không phải do Mỹ chủ động lựa chọn, mà là sự lựa chọn bất đắc dĩ.
Khi cạnh tranh Mỹ - Trung trở nên căng thằng, có thể sẽ xảy ra những cuộc chiến ủy nhiệm ở những mức độ khác nhau trên khắp châu Á.
Trung Quốc đang làm tốt hơn và nhiều hơn Mỹ trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Đông Nam Á, dù chính quyền Biden giành được nhiều thiện chí của các nước trong khu vực. Hai cuốn sách xuất bản gần đây là “Dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc” của tác giả Sebastian Strangio và “Dưới cái bóng của Bắc Kinh: Thách thức từ Trung Quốc đối với Đông Nam Á” của tác giả Murray Hiebert có điểm...
Ngày 12/3/2021, nhóm Bộ Tứ (Quad) gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ lần đầu tiên tổ chức cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến, được đánh giá là bước tiến quan trọng trong tiến trình thể chế hóa. Những đánh giá sơ bộ cho thấy tiến trình tăng cường hợp tác trong Quad có thể có các tác động tích cực đối với Biển Đông.
Trong gần hai năm trở lại cầm quyền tại Malaysia từ tháng 5/2018 - 3/2020, Thủ tướng Mahathir Mohamad (sau đây gọi là Chính quyền Mahathir 2.0) đã thổi luồng gió mới vào chính sách Biển Đông của Malaysia. Khác với cách tiếp cận “thầm lặng” của chính quyền tiền nhiệm, Thủ tướng Mahathir và chính quyền của ông đã áp dụng cách tiếp cận mạnh, cứng rắn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và...
Ngày 3-5/5/2021, nhóm các nước phát triển G7 đã tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao tại Anh cùng khách mời là đại diện từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi và Brunei. So sánh với các Tuyên bố gần đây, Tuyên bố chung của các Bộ trưởng G7 năm nay có nhiều nét đáng chú ý.
"Núp bóng" dưới tấm bình phong “tàu cá dân sự” hay cái “mác” là “dân thường”, lực lượng dân binh biển của Trung Quốc “tha hồ” quấy rối hoặc đe dọa các tàu dân sự, tàu quân sự của nước ngoài; kết hợp với hải quân, cảnh sát biển để hình thành các thế trận “nhiều lớp” nhằm giúp Trung Quốc thực thi yêu sách trái phép của nước này trên Biển Đông.