Nhật Bản đã cực lực phản đối việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, trong đó bao gồm cả không phận bên trên quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khéo léo lợi dụng tuyên bố đơn phương về ADIZ của Bắc Kinh để khẳng định các chuyến bay quân sự của Nhật Bản không bị trừng phạt giống như Mỹ, một yếu tố then chốt trong những tham vọng của Nhật Bản là hành động như bá chủ khu vực trên vùng biển Đông Á. Tất nhiên, đó là điều khiến Trung Quốc không hài lòng, nhưng nó cũng có thể làm mất lòng Mỹ, nước coi hành động đó là một sự thể hiện khát vọng khác của Nhật Bản đối với vị thế cường quốc bình đẳng độc lập - và không phải là một đồng minh dễ sai khiến - trong "chính sách xoay trục Châu Á" của Mỹ. 

Tuy nhiên, Thủ tướng Abe, hoặc là một phần trong chiến lược khuấy động các vùng biển, hoặc là một sự bột phát tình cảm chủ nghĩa dân tộc của nhà lãnh đạo này, đã thực sự cho thấy sự mưu mẹo hơn Trung Quốc với lời kêu gọi chưa từng có, theo đó ông Abe kêu gọi các hãng hàng không dân sự của Nhật Bản không tuân thủ yêu sách của Trung Quốc về việc thông báo kế hoạch bay trước khi vào ADIZ mà Bắc Kinh vừa tuyên bố thiết lập. Về vấn đề các chuyến bay dân sự, Chính quyền Abe đã rũ bỏ sự nhún nhường trong một thời gian dài và “mời” Mỹ cùng Trung Quốc chứng kiến điều đó. 

Bất cứ ai có nghi ngờ gì về đặc điểm cực đoan trong các tuyên bố của Nhật Bản về việc không bị trừng phạt trong vùng ADIZ tự tuyên bố của Trung Quốc - và mối đe dọa mà nó gây ra đối với sự ổn định khu vực và đặc quyền đặc lợi của Mỹ ở châu Á - sẽ được khuyên xem xét bản thuyết trình chi tiết trên Powerpoint do Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) chuẩn bị vì lợi ích của các phi công dân sự khi bay vào ADIZ của Mỹ: FAA chỉ rõ rằng ADIZ của Canada hoặc Mỹ ("một ranh giới phòng thủ quốc gia trước các vụ xâm nhập không phận") cần phải được tất cả mọi người tôn trọng. Bất kỳ máy bay nào muốn bay vào hoặc bay qua ranh giới đó phải thông báo lịch trình bay trước khi vượt qua ADIZ. Trong khi tiếp cận và bay qua ADIZ phía Bắc của Mỹ, máy bay phải có một radar thu phát tín hiệu hoạt động và duy trì liên lạc vô tuyến hai chiều. Ngoài ra còn cần một thiết bị đo độ cao để có thể chất vấn từ xa và phải có một mã số thu phát tín hiệu 15 phút trước khi bay vào ADIZ. Hãy nói rằng bạn xâm nhập ADIZ nhưng không muốn tuân thủ các quy định. Khi đó, lực lượng kiểm soát không lưu của Canada hoặc Mỹ sẽ nghĩ rằng bạn có ý đồ không tốt. Trên vùng biển Caribbean, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang buôn bán ma túy. Còn nếu bạn đang bay về phía Washington thì có lẽ bạn là một kẻ khủng bố. Điều gì sẽ xảy ra? Trạm kiểm soát không lưu (ATC) đầu tiên liên lạc qua đài phát thanh của bạn - đã được yêu cầu bật sẵn. Nếu bạn nghe thấy ai đó trên đài phát thanh của mình nói về "phi công chưa biết tên" thì người trả lời tốt nhất chính là bạn. 

Ngược lại, bất kỳ máy bay nào bay trong các vùng này mà không được phép có thể bị coi là một mối đe dọa và bị đối xử như máy bay địch, có khả năng bị các máy bay chiến đấu chặn lại. Một vụ điều động máy bay chiến đấu xuất kích được xác định là "một nhiệm vụ tốn kém và nguy hiểm". Bản thuyết trình sau đó đã đi được thảo luận về những cách thức để tuân theo các tín hiệu từ một máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ can thiệp ngăn chặn, và máy bay bị chặn phải hạ cánh tại một sân bay gần đó nếu cần thiết. Đừng nên nói rằng “các anh yêu cầu tôi hạ cánh tại sân bay này, nhưng rất tiếc tôi không thể" và nhìn chung là nên tránh để bị bắn hạ. Một khi đặc điểm chính xác của một ADIZ đối với một nước quan tâm đến an ninh không phận của mình cần được làm rõ, hy vọng rằng sự liều lĩnh trong tuyên bố củaThủ tướng Abe rằng máy bay dân sự của Nhật Bản nên phớt lờ ADIZ của Trung Quốc nên được làm rõ. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đơn phương tuyên bố một Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông bao gồm cả không phận bên trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông Abe tuyên bố sẽ phớt lờ vùng ADIZ này, và Chính phủ Nhật Bản đã nhận được sự đồng thuận của các hãng hàng không dân dụng trong nước rằng họ cũng sẽ phớt lờ nó (mặc dù trước đó họ đã thông báo lịch trình bay với Trung Quốc để đáp ứng các yêu cầu mới của Bắc Kinh về ADIZ). 

Các ADIZ được thiết lập để phục vụ việc cảnh báo sớm phòng không và không liên quan đến các tuyên bố chủ quyền, và có thể tuyên bố thiết lập một ADIZ trên vùng biển quốc tế. Về mặt kỹ thuật, vấn đề bay trên vùng trời quần đảo Senkaku và trong giới hạn 12 hải lý của quần đảo này là một vấn đề về chủ quyền chứ không phải là vấn ADIZ. Bằng cách mở rộng ADIZ vượt ra ngoài quần đảo Senkaku, Trung Quốc không nhất thiết phải hạn chế quyền của Nhật Bản bay về phía quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, nó có thể khiến Nhật Bản cảm thấy khó chịu khi liên lạc với lực lượng phòng không Trung Quốc trên đường tới quần đảo Senkaku (tự do hàng không). Mỹ đã sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản - với cái giá là sự trung thành trước sau như một và là cái giá hợp lý - để đảm bảo rằng Nhật Bản không phải thông báo cho Trung Quốc lịch trình của các máy bay chiến đấu của Tokyo ở biển Hoa Đông. Chắc chắn sẽ có phản đối và các tuyên bố nhất định rằng trường hợp ngoại lệ "máy bay bay song song" ADIZ đã được chứng minh khi Taylor Fravel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đăng một số chỉ dẫn từ cuốn sổ tay của Hải quân Mỹ nói rằng các ADIZ nước ngoài có thể bị phớt lờ chừng nào việc bay vào không phận nước ngoài không phải là một vấn đề. 

Tuy nhiên, hầu hết mọi người dường như không đọc các quy định thực tế, trong đó nêu rằng chính sách quân sự của Mỹ không nói gì tới hướng bay và tất cả những điều liên quan đến sự trừng phạt của Mỹ. Không quân Mỹ, theo quyết định riêng của mình, sẽ không phối hợp với một ADIZ nước ngoài nếu họ không có "ý định" xâm nhập không phận nước ngoài. Nói cách khác, trong quá trình bay một máy bay quân sự Mỹ có thể xác định rằng nếu duy trì bay như vậy sẽ dẫn đến việc xâm nhập không phận quốc gia. Nhưng nếu như phi công không "có ý định" xâm nhập không phận nước ngoài, thì không có vấn đề gì khi hướng bay là song song hoặc trực tiếp hướng tới vùng không phận quốc gia của nước ngoài. Vị thế của Mỹ dường như có tất cả mọi thứ để đưa ra những tuyên bố mang tính chất truyền thống rằng máy bay quân sự của nước này có đặc quyền để bay đến bất cứ nơi nào và theo bất kỳ hướng nào trong ADIZ của các nước (Mỹ khẳng định điều này bằng cách điều 2 máy bay B-52 bay từ Guam vào ADIZ của Trung Quốc ngay sau khi được Bắc Kinh tuyên bố thiết lập) và không có quá nhiều việc phải làm với toàn bộ vấn đề “song song”. Chắc chắn không thể nói rằng những gì áp dụng đối với Mỹ cũng có thể áp dụng cho toàn cầu, hoặc các quy định đường bay quốc tế cho phép tất cả mọi máy bay bay song song với bờ biển thuộc ADIZ của một nước nào đó. Như đã nói ở trên, đối với máy bay dân sự bay trong không phận xung quanh Mỹ và Canada, FAA không chấp nhận lời biện hộ rằng "Tôi chỉ tình cờ bay song song với bờ biển thuộc ADIZ của bạn". 

Từ bản thuyết trình bằng Powerpoint đã được đề cập ở trên: Ngoài các trường hợp được ATC cho phép, không ai có thể điều khiển máy bay bay vào bên trong hoặc bay qua ADIZ, trừ khi đã thông báo lịch trình bay với một cơ quan hàng không thích hợp. (Điều 14, khoản 99.11(a) trong Quy định về kiểm soát chuyến bay). Và chúng ta có thể nói rằng nếu điều đó không áp dụng cho các máy bay dân sự, Mỹ sẽ không giữ thái độ nhã nhặn đối với hành động bay song song của máy bay quân sự nước ngoài vào “ranh giới phòng thủ quốc gia đối với các vụ xâm nhập không phận" và khi đó máy bay quân sự nước ngoài phải đưa ra quyết định bay theo hướng khác trong một khoảng thời gian nhất định, nếu không muốn bị bắn hạ. Nếu thông tin "Nhật Bản có quyền phớt lờ ADIZ vì máy bay của nước này không trên đường hướng vào không phận quốc gia của Trung Quốc" được làm sáng tỏ, thì điều còn lại là Thủ tướng Abe đang đòi hỏi một về các đặc quyền bay của Nhật Bản, thậm chí còn vượt lên trên cả những đặc quyền mà Mỹ đang có được. Đó là bởi vì Nhật Bản cũng đang tuyên bố một đặc quyền phớt lờ ADIZ tương tự giống như quân đội Mỹ, không chỉ cho máy bay quân sự, mà còn cho cả các máy bay dân sự của Nhật Bản. 

Đây là một vấn đề lớn. Mỹ có thể rất không hài lòng với việc Thủ tướng Abe đang lợi dụng sự ồn ào về ADIZ của Trung Quốc để đòi hỏi quyền không bị trừng phạt cho các máy bay quân sự của nước này giống như quân đội Mỹ đã được hưởng theo truyền thống. Sau tất cả, quân đội Mỹ tuyên bố quyền bay tới bất kỳ đâu và tàu thuyền của nước này có thể đi tới bất kỳ nơi nào (chỉ tuân theo những giới hạn chặt chẽ đối với các hoạt động trong vùng lãnh hải và không phận nước ngoài, nghĩa là trong giới hạn 12 hải lý). Bằng cách này, Mỹ đang nhắc nhở rằng các tàu chiến thậm chí có thể tiến vào vùng giới hạn của một quốc gia khác miễn là với mục đích "quá cảnh vô hại" bởi vì họ là người bảo vệ an ninh và tự do hàng hải toàn cầu, vv... Đây không phải là một chức năng đặc biệt được trao cho Nhật Bản. Việc không bị trừng phạt thực sự trong các hoạt động quân sự không phải là một đặc quyền áp dụng với cả hai bên đối ứng hay phổ quát, bởi một siêu cường chỉ thực hiện điều đó như một sự thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với dân tộc, song không có nghĩa là những nước khác - đó là Nhật Bản - có thể làm được điều đó. Nếu Chính quyền Barack Obama có bất kỳ hy vọng nào về việc dẫn dắt thay vì phản ứng với các sáng kiến an ninh khu vực ở Đông Á, thì tốt hơn là hãy hy vọng rằng "chính sách xoay trục" của Mỹ không được xác định là "sự toàn quyền hành động đối với các máy bay chiến đấu của Nhật Bản". 

Đối với việc các hãng hàng không dân sự không tuân theo ADIZ, ngày 27/11, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo các hãng hàng không Mỹ không làm bất cứ điều gì dại dột. Bộ này nêu rõ: “Chính phủ Mỹ nhìn chung hy vọng rằng các hãng hàng không Mỹ hiện đang có hoạt động quốc tế sẽ hoạt động theo các thông báo đối với các hãng hàng không do các quốc gia ban bố. Việc chúng tôi muốn các hãng hàng không Mỹ tuân theo các thông báo đối với các hãng hàng không không có nghĩa là Chính phủ Mỹ chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc về các hoạt động của máy bay trong ADIZ mà Bắc Kinh mới tuyên bố”. Tuy nhiên, dường như các hãng hàng không còn lại trên thế giới đã quyết định sẽ thông báo cho Trung Quốc khi bay vào ADIZ. Đó không phải là một điều thực sự vui vẻ đối với Chính phủ Nhật Bản, nước đã công khai kêu gọi trên các hãng hàng không dân sự của họ như ANA và hãng hàng không Nhật Bản (Japan Airlines) đảo ngược quyết định tuân thủ ADIZ của Trung Quốc và bay vào khu vực này mà không thông báo lịch trình bay cho nhà chức trách Trung Quốc. Để giúp các độc giả khó nắm bắt những điều được các quan chức Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm thúc đẩy mưu lược của Chính quyền Abe đối với Trung Quốc, tôi sẽ đưa ra bức tranh quanh co đầy quyết tâm này mà hãng tin Reuters không tiện phân tích: Đó là: “Tuy nhiên, (Thủ tướng Abe) cũng khẳng định rằng Mỹ đã không khuyến cáo các hãng hàng không của họ tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc trong việc thông báo trước lịch trình bay khi máy bay của họ bay vào Vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ)”. 

Trong bản tin của hãng tin Kyodo có dẫn lời ông Abe rằng: “Chúng tôi đã xác nhận thông qua các kênh ngoại giao rằng Chính phủ Mỹ đã không yêu cầu các hãng hàng không thương mại phải thông báo kế hoạch bay”. Và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera còn khẳng định các nước đồng minh đang theo sát bước chân của Nhật Bản. Theo Reuters, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình NHK, ông Onodera nói: "Tôi tin rằng Chính phủ Mỹ giữ lập trường tương tự như Chính phủ Nhật Bản". Với chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Nhật Bản, tôi hy vọng một phần trong chương trình nghị sự của ông Joe Biden là hỏi xem Thủ tướng Abe có hay không một kế hoạch B cho những gì sẽ xảy ra nếu như Trung Quốc quyết định yêu cầu máy bay của hãng hàng không ANA đang bay đến Bắc Kinh phải chuyển hướng tới Thiên Tân và các hành khách hạng thương gia người Trung Quốc của các hãng hàng không Nhật Bản phải mòn mỏi qua đêm ở đó. 

Tuy nhiên, Chính quyền Obama cũng sẽ phải trả lời một câu hỏi nghiêm trọng hơn nhiều: liệu tầm nhìn của Mỹ đối với "chính sách xoay trục Châu Á" có liên quan đến việc cho phép các máy bay quân sự của Nhật Bản hoàn toàn không bị trừng phạt ở khu vực Đông Á, điều mà Mỹ coi là đặc quyền của họ trên toàn thế giới?

Theo Atimes 

Nhật Linh (gt)