Sau ba thập niên hòa bình, ổn định, châu Á – Thái Bình Dương đang nỗ lực để giảm bớt những căng thẳng và xung đột trong khu vực quan trọng này. Tuy nhiên, thất bại của siêu cường Mỹ thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam cho thấy chính phủ nước này có lý do để lo lắng về hòa bình. Trong tương lai gần, các lực lượng quân sự Mỹ vẫn có một vai trò quan trọng ở châu Á. Những câu hỏi cho các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta là sứ mệnh ở châu Á là gì, cần những lực lượng nào và chúng sẽ chiến đấu bên cạnh các đồng minh như thế nào?

 

Trung Quốc có thể sớm có khả năng thiết lập ưu thế trên không trong khu vực và tấn công bất cứ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

 

Sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của các “con hổ châu Á”- Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây hơn là Trung Quốc - không phải ngẫu nhiên mà có. Mặc dù chịu sức ép chính trị trong nước, Các tổng thống Mỹ đã quyết định thời gian và một lần nữa tiếp tục việc triển khai lực lượng quân sự đáng kể trong khu vực. Sự hiện diện quân sự này, gọi theo nhiều cách khác nhau như là “chiếc ô an ninh” hay “Ôxy” tạo điều kiện cho các thành phần ưu tú của châu Á tiến hành các chính sách dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế và các mối quan hệ tương đối hòa bình. Nếu không có sự đảm bào của Mỹ, các nước châu Á này rất rễ bị cuốn vào những cuộc chạy đua vũ trang tốn kém - thậm chí là chiến tranh - và nhiều nước sẽ cố để sở hữu được vũ khí hạt nhân. Chính việc triển khai lực lượng tiền tuyến của Mỹ và mạng lưới các đồng minh của nước này đã giúp châu Á ổn định và thịnh vượng trong 30 năm qua.

 

Nhưng nay, có một số diễn biến đang đe dọa sự ổn định khu vực.

 

Thứ nhất, Bắc Triều Tiên có những tên lửa thông thường có thể phá hủy Seoul và gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhật Bản. Nước này cũng có một kho vũ khí hạt nhân. Hơn nữa chế độ độc tài Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ bất cứ lúc nào: để lại cho Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc vừa phải tranh nhau tìm kiếm và đảm bảo an toàn cho số vũ khí hủy diệt hàng loạt này vừa phải ổn định tình hình đất nước. Các nước đồng minh và Trung Quốc có những quan niệm rất khác nhau về an ninh trên bán đảo Triều Tiên. S theo đuổi những mục tiêu riêng của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng chính là chỗ khó của vấn đề.

 

Thứ hai, Đông Nam Á phải gánh chịu hậu quả của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Quân đội Mỹ có thể được kêu gọi giúp đỡ đáp trả những cuộc tấn công khủng bố-- như họ đã từng làm, một cách nhẹ nhàng, trong hầu hết một thập niên qua ở Philipines.

 

Và sau cùng là Trung Quốc, nước có khả năng phá vỡ hòa bình, ổn định của châu Á – Thái Bình Dương nhiều nhất. Trung Quốc đã chuyển đổi tiềm lực kinh tế của nước này thành kho quân sự một cách ấn tượng với cường độ ngày càng tăng. Lực lượng pháo thủ thứ hai với tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của nước này đang tạo ra mối đe dọa đặc biệt với Hoa Kỳ và ưu thế của không quân đồng minh trong “chuỗi đảo thứ nhất” (Nhật Bản, Đài Loan và Philipines). Tên lửa của Trung Quốc có thể gây thiệt hại nặng nề và ngăn chặn các máy bay cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản -- căn cứ quan trọng nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương. Thế hệ pháo thủ thứ hai đang cải tiến một loại tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền. Trung Quốc sẽ sớm có khả năng thiết lập ưu thế không quân trong khu vực và tấn công bất kỳ con tàu nào đến từ Tây Thái Bình Dương.

 

Trung Quốc đang phát triển một hạm đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và năng lượng hạt nhân. Loại tàu chạy dầu diesel này có thể lặn dưới biển lâu hơn và mang theo những kho vũ khí đủ để gây sức ép phong tỏa Đài Loan và đe dọa các tàu nổi trên mặt nước trong và xung quanh vùng ven biển Trung Quốc. Với một căn cứ mới trên đảo Hải Nam, lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận biển Đông và eo biển Malacca. Sự thiếu tin tưởng lịch sử trong quan hệ Trung - Ấn và việc buôn bán năng lượng của Mỹ phụ thuộc vào Ấn Độ Dương cho thấy khả năng Trung Quốc sẽ gây tổn hại ở những chỗ quan trọng nhất tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một diễn biến chiến lược quan trọng.

 

Một số chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc phát triển những khả năng đó không có nghĩa là nước này sẽ dùng chúng để đe dọa Mỹ và các nước đồng minh. Điều này cũng logic với Ấn độ, nước này đang bắt đầu tiến hành một chương trình hiện đại hóa quân sự. Đơn giản đây chỉ là điều mà cường quốc làm. Nhưng bản chất của cường quốc đang trỗi dậy mới là vấn đề đáng lo ngại. Nhng ai thỏa mãn với nhận định “tất cả các cường quốc đều làm điều đó” nên xem xét nhng tuyên bố của những người theo chính sách thù hằn của Trung Quốc, những hoạt động quốc tế phức tạp và động lực bên trong nước này.

 

Thậm chí khi chính quyền Đài Loan đã từ bỏ việc tuyên bố độc lập, Trung Quốc vẫn không từ bỏ quyền sử dụng vũ lực chống lại hòn đảo này. Nước này vẫn không ngừng xây dựng lực lượng quân sự vượt qua eo biển, một hành động được cho là để “ngăn chặn Đài Loan độc lập”.

 

Hải quân Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện thường xuyên tại các vùng nước tranh chấp trong biển Đông và biển Hoa Đông. Người Ấn độ cảm thấy họ bị bao vây bởi mạng lưới các phương tiện hàng hải Trung Quốc. Các tàu của hải quân Mỹ thì bị các tàu của Trung Quốc quẫy nhiễu trong khi đang làm nhiệm vụ một cách hợp pháp trong vùng biển quốc tế. Việc giới quân sự Trung Quốc muốn mở rộng kiểm soát vùng biển xung quanh nước này và ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận những vùng nước nói trên chính là lý do để tái khẳng định sự đảm bảo hòa bình cho các đồng minh của chúng ta ở châu Á trong 30 năm qua.

 

Bắc Kinh đã bắt đầu tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự nước này sau chiến tranh lạnh-khoảng thời gian hòa bình và an ninh duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nước này đã không lựa chọn tập trung vào phòng vệ đất nước, những mối đe dọa khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân hay những chương trình bình thường khác giúp Trung Quốc tiếp tục phát triển hòa bình trong khi đề phòng các cuộc tấn công có thể xảy ra. Đây là điều mà phần còn lại của thế giới đã và đang làm. Ngay cả sau những vụ tấn công ngày 11/9, tất cả các quốc gia không theo đạo Hồi đều bị đe dọa, Trung Quốc vẫn không thay đổi thái độ, góp phần vào nỗ lực toàn cầu để tiêu diệt những nơi ẩn náu an toàn của bọn khủng bố. Hơn thế, họ vẫn tiếp tục đầu tư vào khả năng phô trương sức mạnh.

 

Quyết định này được chỉ đạo bởi một ý niện sâu xa rằng Trung Quốc phải sửa chữa những sai lầm trong quá kh và hồi phục sau “ một thế kỷ nhục nhã” Cần phải tái tuyên bố chủ quyền với Đài Loan. Nhật Bản đã trở nên suy yếu và sự tiếp cận vùng ngoại vi Trung Quốc của Hoa Kỳ đã bị ngăn chặn. Tuy nhiên Trung Quốc có thể chịu nhục đối với Hoa Kỳ để đảm bảo môi trường an toàn cho thương mại. Theo quan điểm của nhng lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc quá khích trong chính quyền Trung Quốc thì các nước còn lại của châu Á phải chấp nhận vị trí xứng đáng, đứng đầu của nước này trong hệ thống thứ bậc chính trị châu Á.

 

Tóm lại, Trung Quốc đã tìm cách phá hỏng các mục tiêu cơ bản nhất của chúng ta ở châu Á: duy trì trật tự chính trị để tạo ra một nhóm các nền kinh tế thị trường tự do và dân chủ nhất trong khu vực, đảm bảo rằng các quốc gia này tiếp tục phát triển tự do, không bị bất cứ cường quốc nào thống trị.

 

Chúng ta đã đáp lạị một cách nhã nhặn trước sự hao mòn lợi thế quân sự của chúng ta ở châu Á. Trong những năm Clinton nắm quyền, chúng ta đã nâng tầm quan hệ với Nhật Bản và bắt đầu hội đàm với Ân độ. Chính điều đó đã dẫn đến những đột phá chiến lược trong chính quyền sau đó. Dưới thời tổng thống Bush, chúng ta cũng đã di chuyển các căn cứ hàng hải và hàng không vũ trụ đến Thái Bình Dương. Tuy nhiên, không có bước đi quan trọng nào được tiến hành theo hướng xây dựng một sự ngăn chặn mạnh mẽ hơn trong Thái Bình Dương để làm giảm sự ngoan cố của Trung Quốc.

 

Có nhiều ví dụ về sự sơ xuất của người Mỹ trong vấn đề này. Chương trình tàu ngầm tấn công của chúng ta không ổn định.-với với số lượng đang bị thu hẹp. Chúng ta dừng lại chương trình không quân chiến thuật - F 22- chương trình có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất để chống lại hệ thống phòng không tối tân của Trung Quốc. Chúng ta chưa làm những việc cơ bản để củng cố và đảm bảo an toàn hoặc đa dạng hóa những căn cứ trên bộ hiện tại của chúng ta. Các kế hoạch tàu nổi trên mặt nước của chúng ta đang bị thu hẹp và không khả quan lắm cho chiến tranh dưới nước. Hệ thống phòng thủ hứa hẹn nhất của chúng ta để đối phó với tên lửa Trung Quốc-  năng lượng trực tiếp - thì lại không được tài trợ ứng đúng mức. Đội tàu trở dầu cần thiết để tiếp nhiên liệu cho các máy bay tấn công - trong một khu vực với các tuyến hậu cần rất dài- đã trở nên xuống cấp và cũ. Các chương trình mới và hứa hẹn khác thì đang trong giai đoạn thử nghiệm --như các máy bay không người lái hạ cánh trên căn cứ hải quân và các vũ khí tấn công tầm xa –nhẽ ra phải được đầu tư từ một thập kỷ trước.

 

Ngoài ra, chúng ta chỉ có lời nói dầu môi trong các mối quan hệ đối tác. Những nước đồng minh của chúng ta là các nền kinh tế và quân sự tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc, và Ấn Độ thực sự có nhu cầu nhập khẩu hệ thống trang thiết bị công nghệ cao. Chúng ta chưa có các bước đi cơ bản nhằm cải cách việc kiểm soát xuất khẩu để có thể bán vũ khí dễ dàng hơn cho các đồng minh này và sau đó huấn luyện họ trên các hệ thống đó. (Một hậu quả đặc biệt tai hại là người Pháp hoặc người Nga có thể sẽ bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, mặc dù một ngày nào đó nhiều khả năng phi công của chúng ta cũng chiến đấu cùng phi công  các nước này) Tất cả các quốc gia này đều đang đầu tư vào tàu ngầm, tàu nổi chống ngầm, tên lửa hành trình, và máy bay chiến thuật, các phương tiện có thể tham gia vào những cuộc tấn công trên biển. Chúng ta đang bỏ lỡ một cơ hội chiến lược để xây dựng một mạng lưới các đồng minh rộng khắp khu vực xung quanh mối quan tâm chung về an ninh.

 

Yêu cầu chiến lược đòi hỏi chúng ta, trong thời gian ngắn, phải đầu tư nhiều hơn cho quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương trên một trình tự giải quyết, cũng như tư duy chiến lược sáng tạo về việc xây dựng liên minh với các quốc gia đang tự tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Việc đầu tư thích đáng vào không quân, hải quân và hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ rất tốn kém. Nhưng chi phí đó không là gì so với cái giá mà chúng ta sẽ phải trả nếu khu vực - đã có một thời gian dài hòa bình, ổn định và thịnh vượng - này rơi vào tình trạng hỗn loạn hay xung đột

 

Dan Blumenthal là  thành viên tại Viện Kinh doanh Hoa Kỳ.

Người dịch Nguyễn Văn Bình