21/04/2016
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 trở nên đáng nhớ và nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc nước Mỹ từ năm 2017 sẽ trở lại với chính sách đối ngoại độc lập, cứng rắn, theo chủ nghĩa truyền thống nhất kể từ thời Tổng thống George Bush (cha).
Trong tất cả những điều khác thường nổi lên tại các mùa tranh cử Tổng thống Mỹ, không điều gì nhận được sự chú ý và được đưa tin nhiều như "hiện tượng" Donald Trump của đảng Cộng hòa. Các nhà phân tích trên toàn thế giới đang tìm câu trả lời về việc ông Trump có phải là dấu hiệu cho thấy sự đi xuống của xã hội Mỹ, một sự tưởng tượng do ảo giác truyền hình, một người theo chủ nghĩa phát xít kiểu mới hay là một chàng hề thiếu kinh nghiệm. Tất nhiên ông Trump không phải là một trong những điều đó mà hội tụ tất cả những điều đó. Tuy nhiên, điều khó hiểu là ông Trump đang nhận được sự ủng hộ của một số đông người dân Mỹ sẵn sàng bỏ phiếu đặt ông vào vị trí quyền lực nhất trên thế giới. Người Mỹ cũng không thể bảo vệ và giải thích cho những người bạn ở nước ngoài về thực tế này, bởi điều đó thừa nhận sự thất bại của xã hội, nền kinh tế, hệ thống giáo dục và của giới lãnh đạo Mỹ trong giải quyết các thách thức trong nhiều thập kỷ.
Khả năng giành chiến thắng của vị Thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ đã ngoài 70 tuổi từ bang Vermont, Bernie Sanders - người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, cũng khá khó khăn. Đến nay, ông Sanders gần như là ứng cử viên "ngoài cuộc" thành công nhất trong một đảng chính trị Mỹ kể từ thời Barry Goldwater - người đã giành vị trí ứng cử viên của đảng Cộng hòa năm 1964. Trong khi đó, những người ủng hộ Tổng thống Barack Obama cho rằng ông cũng là người "ngoài cuộc" trong cuộc bầu cử năm 2008 nhưng đường lối chính trị, cách ông thể hiện cũng như việc ông điều hành đất nước trên cương vị Tổng thống cho thấy ông là một người thuộc giới chính trị chính thống. Con đường đạt đến vị trí Tổng thống của Obama cũng theo cách truyền thống hơn rất nhiều so với Sanders.
Những nhà lãnh đạo nước ngoài vốn cảm thấy bị đánh bại dưới thời Tổng thống George W. Bush (con) theo đường lối can thiệp đơn phương và sau đó lại bị mất phương hướng bởi chính sách ngoại giao không rõ ràng dưới thời Obama sẽ có thể được an ủi nếu cuộc bầu cử năm 2016 khiến Mỹ không còn được coi là một quốc gia đi đầu đáng tin cậy nữa. Ông Trump và Sanders sẽ là sự lựa chọn kỳ quặc đối với người Mỹ về khía cạnh chính trị đối nội, còn về chính sách đối ngoại thì họ đều chưa đủ trình độ, chưa sẵn sàng và thật sự là sự lựa chọn không thể chống đỡ nổi cho vị trí Tổng Tư lệnh của nước Mỹ. Ứng cử viên số hai của đảng Cộng hòa Ted Cruz thậm chí còn là sự lựa chọn tồi hơn so với ông Trump. Những nhà lãnh đạo nước ngoài hay bất cứ ai đang theo dõi cuộc bầu cử này ở bên ngoài chắc chắn đều nghĩ rằng nước Mỹ theo một cách nào đó bị kẹt trong tình thế chưa chuẩn bị sẵn sàng về mặt chính sách đối ngoại và đây chính là nút thắt của vấn đề.
Ông Trump sẽ không trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ông thậm chí không thể trở thành ứng viên của đảng Cộng hòa. Tỷ lệ phản đối ông rất cao. Cuộc thăm dò mới nhất được thực hiện bởi sự phối hợp giữa hãng tin AP với GfK- một trong những công ty thăm dò lớn nhất thế giới với hơn 13.000 chuyên gia, cho thấy tỷ lệ không ủng hộ ông Trump là 69% và gần 2/3 người Mỹ nói rằng họ sẽ không bầu cho ông. Chắc chắn là từ nay đến tháng 11/2016, ông Trump sẽ còn xúc phạm nhiều người khác nữa nếu ông có ý định mở miệng. Thăm dò của tờ báo chuyên theo dõi các kỳ bầu cử Mỹ "Real Clear Politics" cũng cho thấy ông Trump không thể thể hiện tốt hơn trước hai ứng cử viên tiềm năng của đảng Dân chủ.
Trong khi đó, ông Sanders đã thể hiện tốt đến mức ngạc nhiên nhưng ông sẽ thất bại tại New York và nhiều bang sắp tới trước Hillary. Ngay cả ở những bang thất bại, Hillary vẫn có thể giành được tỷ lệ phiếu đại biểu nhất định và thuyết phục được sự ủng hộ của các khối cử tri quan trọng để duy trì vị trí dẫn đầu. Hillary đang hướng tới việc nhận được sự đề cử của đảng Dân chủ và sau đó, dù đối mặt với Trump, Cruz hay bất kỳ ứng cử viên nào do giới lãnh đạo đảng Cộng hòa chọn lựa thì bà cũng sẽ chiến thắng.
Nếu đúng như dự đoán này, vị Tổng thống nữ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ nhiều khả năng sẽ theo đuổi một chính sách đối ngoại truyền thống nhất so với bất kỳ vị Tổng thống Mỹ nào trong thế kỷ này. Nhiệm kỳ Tổng thống của bà có thể còn truyền thống hơn so với chồng bà khi ông Bill Clinton điều hành đất nước trong bối cảnh phức tạp ngay sau Chiến tranh Lạnh. Các đồng nghiệp của bà như hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Leon Panetta, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus đánh giá, với vai trò Ngoại trưởng và Thượng nghị sỹ, bà Hillary đã thể hiện trách nhiệm đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới, một quốc gia quân đội hùng mạnh và tham gia tích cực vào hệ thống quốc tế mà Mỹ đặt ra sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Bà Hillary nổi tiếng với cách điều hành ôn hòa và đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Bộ Ngoại giao Mỹ trong thời kỳ bà là Ngoại trưởng, có khả năng phối hợp tốt với những nhà ngoại giao và các sỹ quan quân đội chuyên nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, có thể đưa ra giả thuyết rằng các tính chất khác thường đã khiến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 trở nên đáng nhớ và nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc nước Mỹ từ năm 2017 sẽ trở lại với chính sách đối ngoại độc lập, cứng rắn, theo chủ nghĩa truyền thống nhất kể từ thời Tổng thống George Bush (cha), đánh dấu bằng sự sụp đổ của Liên Xô. Bà Hillary Clinton sẽ trở thành chuyên gia được đào tạo về chính sách đối ngoại đầu tiên trở thành Tổng thống Mỹ kể từ thời Bush (cha) và là vị Ngoại trưởng đầu tiên trở thành Tổng thống kể từ thời Tổng thống James Buchanan. Tất cả những điều này khiến cuộc bầu cử năm 2016 nhiều khả năng sẽ tạo nên một điều gì đó mà hôm nay rất ít người trên thế giới kỳ vọng: sự lãnh đạo sáng suốt và hợp lý của Mỹ mà cả thế giới và người dân Mỹ đang mong chờ.
Tác giả David Rothkopf là CEO của tập đoàn FP Group kiêm Tổng biên tập tạp chí Foreign Policy. Bài viết đăng trên tờ “Foreign Policy” (ngày 11/4).
Hương Trà (gt)
Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài viết “Ngoại giao vì quan hệ Mỹ - Trung ổn định” của tác giả Jake Werner, nhà nghiên cứu tại Viện Quincy. Theo tác giả, cho dù Mỹ và Trung Quốc cáo buộc nhau phá vỡ hiện trạng nhưng thực chất đều là những “cường quốc nguyên trạng”, chia sẻ nhiều lợi ích chung. Trung...
Với chính quyền Biden, nếu như năm 2021 là năm ổn định bộ máy và hoạch định chính sách, năm 2022 lại là năm để công bố và triển khai chính sách. Chỉ trong nửa cuối năm 2022, một loạt văn bản và tuyên bố chính sách đối ngoại lớn đã được đưa ra, trong đó có nhiều văn bản liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương...
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài diễn văn đầu tiên trước Nghị viện, hay còn gọi là Thông điệp Liên bang trong các năm sau, vào dịp gần kết thúc 100 ngày đầu của chính quyền mới. Diễn văn tập trung vào các vấn đề đối nội nhưng vẫn hàm chứa những nội dung đối ngoại quan trọng.
Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?
Một lần nữa, nước Mỹ chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế mới với sự sụp đổ của các thị trường và người nộp thuế đang cứu trợ những người giàu có. Đã đến lúc Mỹ phải cải tổ khế ước xã hội vô lý này.
Donald Trump giờ đây dường như đã không còn đáp ứng được kì vọng của cử tri Mỹ. Mặc dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ hơn, có thể thấy rằng những yếu tố bất lợi rất có khả năng đem đến thất bại cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới.