CÁC GIỚI HẠN TRÊN BIỂN

Số 143

TRUNG QUỐC

YÊU SÁCH BIỂN Ở BIỂN ĐÔNG

5/12/2014

Phòng các vấn đề Đại dương và Vùng cực

Văn phòng đặc trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường Quốc tế

Bộ Ngoại giao Mỹ

 

Báo cáo này nằm trong loạt báo cáo được ấn bản bởi Phòng các vấn đề Đại dương và Vùng cực, Văn phòng đặc trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ. Mục tiêu của loạt báo cáo là nhằm xem xét các yêu sách và/hoặc biên giới biển của một quốc gia ven biển và đánh giá mức độ phù hợp của các yêu sách/biên giới này với luật pháp quốc tế. Báo cáo này thể hiện quan điểm của Chính phủ Mỹ đối với các vấn đề được phân tích trong báo cáo.  Báo cáo không phải là sự chấp nhận của Chính phủ Mỹ đối với các ranh giới mà quốc gia yêu sách.

Báo cáo số 143 và các báo cáo tương tự trong loạt báo cáo này có thể tải về từ địa chỉ: http://www.state.gov/e/oes/ocns/opa/c16065.htm. Các ý kiến bình luận và câu hỏi có thể gửi về địa chỉ email: limitsintheseas@state.gov. Các nhà phân tích chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo báo cáo này là Kevin Baumert và Brian Melchior.

Giới thiệu

Báo cáo phân tích các yêu sách của Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa trên Biển Đông, cụ thể là yêu sách về “đường lưỡi bò” bao quanh các đảo và vùng biển tại Biển Đông[1].

Tháng 5/2009, Chính phủ Trung Quốc gửi hai công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, yêu cầu chuyển tới tất cả các nước thành viên[2]. Công hàm năm 2009 đưa ra phản đối của Trung Quốc đối với đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia và đệ trình riêng của Việt Nam lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, trong đó Trung Quốc tuyên bố rằng:

“Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển (xem bản đồ đính kèm). Lập trường này luôn được Chính phủ Trung Quốc duy trì, và được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.”

Bản đồ được nhắc đến trong Công hàm của Trung Quốc (được mô phỏng như trong Bản đồ 1 của bài này), thể hiện chín đường đứt khúc (đoạn) bao quanh các vùng nước, các đảo và các thực thể khác tại Biển Đông. Việt Nam, Indonesia và Philippines sau đó đã phản đối các nội dung trong Công hàm 2009 của Trung Quốc, trong đó các nước này khẳng định rằng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là không có cơ sở dưới góc độ luật pháp quốc tế.[3] Năm 2011, Trung Quốc lại yêu cầu gửi một Công hàm khác tới các nước thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó nhắc lại câu đầu tiên như trích dẫn ở trên, và nói thêm rằng “chủ quyền và các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên rất nhiều cơ sở lịch sử và pháp lý.”[4]

Trung Quốc chưa từng làm rõ cơ sở pháp lý cũng như bản chất yêu sách của mình liên quan tới đường lưỡi bò, dù là qua hành động lập pháp, qua các tuyên bố hay phát biểu chính thức. Do đó, báo cáo Các giới hạn trên Biển số 143 sẽ xem xét một số khả năng diễn giải yêu sách đường lưỡi bò và mức độ phù hợp với luật biển quốc tế của các cách giải thích này.

….

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây.

Bài nghiên cứu này nằm trong loạt bài được ấn bản bởi Phòng các vấn đề Đại dương và Vùng cực, Văn phòng đặc trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường Quốc tế, Bộ Ngoại giao Mỹ. Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.

Nghiên cứu Biển Đông (gt)

 



[1] Yêu sách này được các nhà bình luận nhắc đến bằng nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm "Đường chín đoạn”, "Đường đứt đoạn”, "Đường lưỡi bò”, "Đường chữ U”. Trong bài này, nhóm dịch giả thống nhất sử dụng là "Đường lưỡi bò".

[2] Phái đoàn thường trực Trung Quốc, Công hàm CML/17/2009 and CML/18/2009, ngày 7/5/2009, có tại the UN Division for Ocean Affairs and the Law of the Sea (DOALOS) theo địa chỉ: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdfhttp://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf.

[4] Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Công hàm CML/8/2011, ngày 14/4/2011 có tại DOALOS theo địa chỉ: http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2011_re_phl_e.pdf. Công hàm này không kèm theo bản đồ đường lưỡi bò.