15/04/2010
Dưới đầu đề trên, tạp chí AseanAffairs số ra tháng 3 và 4/2010 cho biết: Chuyến đi thăm lần thứ hai của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Đông Nam Á, đặc biệt tới Inđônêxia- nơi ông sống thời niên thiếu và Ôxtrâylia, đồng minh và là nước ủng hộ kiên cường những nỗ lực của Mỹ ở Ápganixtan, được coi là bước tiến quan trọng của Mỹ nhằm khôi phục ảnh hưởng trong khu vực này.
Trong khi nền kinh tế, chủ nghĩa khủng bố và thay đổi khí hậu, tất cả đều là những vấn đề nổi bật trong chuyến đi quốc tế đầu tiên của ông Obama trong năm nay, thì chuyến đi này được các quan chức chính quyền Mỹ nói rằng phản ánh nỗ lực của tổng thống nhằm tăng cường quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn và đang nổi lên. Chuyến đi diễn ra vào lúc các mối quan hệ Trung - Mỹ ở mức thấp do tuyên bố gần đây của Mỹ về việc bán vũ khí cho Đài Loan, cuộc gặp của Obama với Dalai Lama hồi tháng 2 và cái gọi là Trung Quốc thao túng đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo (có tin đang làm cho nền kinh tế Mỹ bị mất hơn 200 tỷ USD/năm và làm cho người Mỹ mất 1 triệu việc làm).
Ngoài các mối quan hệ khó khăn Trung-Mỹ, chuyến đi thăm ngắn của Obama tới khu vực này được cho là giúp Mỹ xác định lại mối quan hệ với ASEAN. Nhân dịp này, AseanAfairs xem xét lại các động thái gần đây của Trung Quốc nhằm tăng cường ảnh hưởng của họ-cả về kinh tế lẫn chính trị trong khu vực và những nỗ lực do Mỹ tiến hành nhằm xác định lại mối quan hệ của Mỹ với ASEAN từ viễn cảnh của Mỹ.
QUYỀN LỰC CÂN BẰNG CỦA ASEAN
Dưới đây là các câu hỏi và trả lời phỏng vấn do AseanAfairs tiến hành với Ernest Z.Brown, cố vấn cao cáp và là giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, và là nhà đồng sáng lập Brooks BowerAsia LLC và cựu chủ tịch Hội đồng kinh doanh Mỹ-ASEAN:
Hỏi: Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) được coi là nằm trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố ảnh hưởng ngày càng tăng của họ và là đối trọng với sức mạnh của Nhật Bản và Mỹ. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Trả lời: Tôi không coi ACFTA được tập trung vào cân bằng sức mạnh của Mỹ và Nhật Bản trong ASEAN, mà là chính phủ Trung Quốc đang phấn đấu để đặt họ ở vị trí là một nhà lãnh đạo trong khu vực và nhằm đạt được lợi ích nhiều nhất về kinh tế. Trung Quốc đã làm được một công việc to lớn là giành cơ hội đáp ứng ASEAN khi họ cần một đối tác kinh tế và tài chính tiên phong, nhất là trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-2000. Tôi cho rằng Trung Quốc đang hành động để thúc đẩy những lợi ích riêng của họ và ít có động cơ, ít nhất trong ACFTA, tìm cách cân bằng với Mỹ và Nhật Bản.
Hỏi: Trong điều trần của ông trước Ủy ban kiểm điểm kinh tế & an ninh Mỹ-Trung đầu tháng 2/2010, ông ghi nhận rằng sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc có thể mang lại ít kịch bản thuận lợi hơn được chứng kiến. Xin ông nêu ra một hoặc hai ví dụ về những hậu quả có thể có này?
Trả lời: Hai ví dụ đó là các công ty Mỹ tự thấy mình đang cạnh tranh với các công ty được ủng hộ về chủ quyền, do nhà nước Trung Quốc quản lý, các công ty này không những được chính phủ Trung Quốc ủng hộ mà còn không bị ràng buộc bởi bất kỳ đạo luật nào như Đạo luật nước ngoài & những hành vi tham nhũng của Mỹ (FCPA) xác định các công dân và công ty Mỹ phải hoạt động nghiêm chinh như thế nào trước những hành động có liên quan đến tham nhũng. Trong trường hợp các quan chức bị mắc tội hối lộ, các công ty Mỹ có thể tự thấy mình ở thế rõ ràng không thuận lợi. Một kịch bản khác là thông qua sự can dự chiến lược và kinh tế ở Đông Nam Á, Trung Quốc có thể bắt đầu phát triển những lợi thế dựa vào những tiêu chuẩn do người Trung Quốc đề ra. Một ví dụ tốt nữa là nếu Trung Quốc cuối cùng ở vị trí áp đặt được, ví như các tiêu chuẩn thông tin viễn thông kiểu 3G của riêng họ cho các chính phủ châu Á. Điều này có thể làm cho Đông Nam Á ít thâm nhập được vói phần còn lại của thế giới và tạo cho các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ Trung Quốc có được lợi thế thương mại rõ ràng trong cái sẽ là một thị trường có quy mô lớn- 1,3 triệu dân Trung Quốc cộng với 600 triệu dân ASEAN. Trên mặt trận an ninh, nếu Trung Quốc quyết định tìm cách áp đặt những tuyên bố của họ về chủ quyền đối với các tuyến đường biển và các khu vực khai thác dầu và khí đốt tiềm tàng ở Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), thì điều này có thể gây ra một cuộc xung đột nghiêm trọng về lợi ích giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, cũng như Mỹ và các nước khác.
Hỏi: Sự "nổi dậy hòa bình" của tác động Trung Quốc đối với những lợi ích chiến lược của Mỹ như thế nào, đặc biệt ở Đông Nam Á?
Trả lời: Kịch bản nổi dậy hòa bình là kịch bản mà chúng ta đều muốn thấy. Như tôi đã nói ở trên, chúng ta phải công nhận điều đó lúc này, sự thâm nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu và cộng đồng các nước là tương đối suôn sẻ, hòa bình và có tính xây dựng. Điều này rất tốt cho Trung Quốc và tốt cho ASEAN, những nước còn lại của châu Á, Mỹ và thế giới. Trung Quốc đã đóng góp nhiều về tài năng, các tư tưởng, văn hóa và chắc chắn là một thị trường lớn và nguồn đầu tư mới. Nhưng lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á được tăng lên bởi sự nổi dậy hòa bình của Trung Quốc. Một phương pháp được xem xét tốt sẽ là tiếp tục tăng cường và mở rộng các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt giữa các nhà quân sự của chúng ta với các nhà hoạch định chính sách an ninh quốc gia. Điều này có thể làm được tốt nhất về song phương lẫn thông qua một kiến trúc an ninh khu vực công nhận trung tâm của ASE*AN. ASEAN là một nơi tốt cho Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Ôxtrâylia, Niu Dilân và các nước tiềm năng khác để gặp gỡ, chia sẻ thông tin và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Hỏi: Một Trung Quốc phát triển nhanh chóng vừa là cơ hội vừa là tai họa cho Đông Nam Á. Nhưng khi khi xét đến thương mại, Đông Nam Á vẫn phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn Trung Quốc. Tại sao các nhà lãnh đạo ASEAN lại bắt đầu lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc?
Trả lời: Lịch sử của ASEAN là một lịch sử cân bằng cẩn trọng giữa các cường quốc lớn. Tôi cho rằng ASEAN cảm thấy rằng Trung Quốc đã có một sự vận hành tốt trong khu vực này trong thập kỷ qua. Sự nổi dậy nảy có ích cho ASEAN và lấp đầy sự chênh lệch một cách đúng lúc và có hiệu quả. Nhưng ASEAN không muốn bị thống trị bởi Trung Quốc và sẽ chống lại những nỗ lực này. Có những mối lo ngại rằng Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh những nỗ lực này, trong các trường hợp như khai thác dầu và khí đốt ngoài khơi Việt Nam hoặc ở Spratleys, hoặc thậm chí ở Mianma , nơi họ đang đòi thâm nhập rõ ràng vào các đường ống và các căn cứ ở ngoài khơi biển Andaman. Một ASEAN mạnh và đoàn kết là cần thiết để cân bằng những hành động như vậy.
Rõ ràng, đây không phải là chống Trung Quốc. Về mặt lịch sử, ASEAN đã tìm kiếm sự cân bằng khi một cường quốc lớn được thừa nhận mở rộng quá mức ảnh hưởng của họ. Điều này đã xảy ra trong trường hợp Nhật Bản được thừa nhận địa vị thống trị trong cuối những năm 1980 và nếu Mỹ đẩy tới quá xa, tôi cho rằng ASEAN sẽ chìa tay ra với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ để tìm cách cân bằng những hành động như vậy.
Hỏi: Nếu ASEAN cần Mỹ để đẩy mạnh các lợi ích chiến lược của họ trong khu vực nhằm thỏa mãn mong muốn cân bằng của họ, thì Mỹ cần ASEAN như thế nào để đẩy mạnh các lợi ích của mình trong khu vực?
Trả lời: Đây là câu hỏi hay. Tôi cho rằng, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Ấn Độ- tất cả đều cần ASEAN đẩy mạnh các lợi ích của họ ở châu Á. ASEAN là quan trọng, bởi vì họ là một nhóm lớn và quan trọng của các nước, nhưng bởi vì họ là một nhóm, cho nên họ vốn không thể hoặc sẵn sàng đi tiên phong trong việc xác định và theo đuổi các lợi ích chủ quyền một cách tập thể, họ là một nơi dễ dàng để gặp và hoàn tất.
ASEAN là thỉết yếu trên bàn cờ chiến lược châu Á. Nếu họ quản lý tốt và các đối tác đối thoại của họ chơi thận trọng, ASEAN có thể làm cho họ trở thành động lực của sự an toàn châu Á và không có xung đột trong thế kỷ 21.
Lịch sử không quá tốt khi nhìn vào sự nổi lên của của các cường quốc lớn. Họ chủ trường tìm kiếm lãnh thổ và sự thống trị, nhưng có lẽ ASEAN có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ nhảy vào vũ đài toàn cầu mà không có chiến tranh hoặc các cuộc xung đột nguy hiểm. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các bên phải can dự tích cực và kiên trì với nhau và công nhận trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực mới này. Tôi hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ hoàn toàn hiểu được tầm quan trọng của ASEAN và đầu tư vào đó.
Hỏi: Ông gần đây tuyên bố rằng chức chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm tới có thể đẩy mạnh sự dính líu của Mỹ trong khu vực. Nhưng làm thế nào và tại sao lại Việt Nam?
Trả lời: Việt Nam và Mỹ chia sẽ lợi ích chung trong một ASEAN mạnh, thống nhất. Mặc dù hai nước đã đánh nhau trong cuộc chiến tranh như các địch thủ ít hơn 50 năm trước đây, ngày nay họ tự nhận thấy đang trải qua kinh nghiệm của ngã ba lợi ích và các quan hệ song phương đang tiến lên với một tốc độ ấn tượng. Các nước thành viên ASEAN nói chung muốn Mỹ vẫn can dự tích cực, nhưng chúng ta có thể hy vọng Việt Nam là một chủ tịch tập trung đặc biệt của ASEAN trong năm 2010. Tôi cho rằng tổng thống Obama sẽ tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ tới ở Hà Nội trong năm nay và cũng vào thời gian đó kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt -Mỹ được thiết lập ngày 12/7/2010.
Hỏi: Liệu Việt Nam có phải là chìa khóa cho nỗ lực rõ ràng của Mỹ để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á trên mặt trận an ninh hay không?
Trả lời: Một chiến lược lâu dài của Mỹ ở Đông Nam Á chưa hình thành. Tuy nhiên, các nhân tố chủ chốt của chiến lược đó đã có. Cam kết của Mỹ đối với ASEAN không và sẽ không nên được xác định bởi Trung Quốc hoặc một sự cần thiết được thừa nhận để cân bằng Trung Quốc. Việt Nam và các nước ASEAN muốn tìm kiếm một sự cân bằng giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ.
Việt Nam được đặc biệt tập trung vào Trung Quốc lần này do Trung Quốc hiếu chiến mở rộng ra biển Đông, nhưng các nước ASEAN khác có lợi ích tương tự trong việc đảm bảo rằng khi Trung Quốc tiến lên, tác dộng của họ trong khu vực tiếp tục có lợi và không có cường quốc nào tìm cách thống trị các vấn đề chính trị, an ninh hoặc kinh tế ở Đông Nam Á.
Hỏi: Theo Phó trợ lý ngoại trưởng Scot Marciel, Mỹ lo ngại tình hình căng thẳng giữa Việt nam và Trung Quốc về lãnh thổ (ở Biển Đông). Như ông nói, đó là một trong những lý do Mỹ chia sẻ lợi ích ở một "Đông Nam Á mạnh". Xin ông nói rõ cụm từ "Đông Nam Á mạnh" là gì?
Trả lời: Một ASEAN mạnh là một ASEAN có tiến bộ hữu hiệu tiến tới các mục tiêu được vạch ra trong hiến chương ASEAN, cụ thể là hợp nhất trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội và văn hóa. ASEAN, giống như cây đa, sẽ tận hưởng được sức mạnh của nhiều chỗ đứng như một. Nếu nhóm khu vực này đạt được sự thống nhất và nhất thể hóa có hiệu quả, họ có thể tạo ra một nơi che chở, giống như bóng dâm và sự bảo vệ của một cây lớn, sẽ truyền sức mạnh cho nhân dân của họ được bảo vệ, hòa bình và thịnh vượng.
Hỏi: Cuộc gặp của tổng thống Barack Obama với các nhà lãnh đạo châu Á tháng 11 năm ngoái thiếu sự bền vững. Ông nhận định về lời bình luận đó thế nào?
Trả lời: Tôi lại nhận định nó theo cách khác. Tổng thống Obama đã có một bước quan trọng đầu tiên trong việc tham gia lễ khai mạc hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN. Ông tiếp cận diễn đàn đó một cách thích hợp và nghiêm chỉnh, nhấn mạnh cam kết của ông và gặp các đối tác. Ông hứa sẽ gặp họ lại vào năm 2010, và mang đến một chương trình thực sự hơn. Có thể là quá khi đến dự cuộc gặp gỡ đầu tiên với tư cách là tổng thống bằng một chương trình nghị sự quá lớn. Tôi cho rằng thời gian biểu đã định ra và đương nhiên những mong đợi được đưa ra, cho một chương trình nghị sự thực tế hơn từ cả Mỹ và ASEAN khi các nhà lãnh đạo này gặp nhau trong năm nay./.
Trong khi các cuộc bạo lực liên tục giữa người biểu tình với chính quyền quân đội tại Myanmar đang có nguy cơ leo thang, đẩy quốc gia này đến bờ vực một cuộc nội chiến toàn diện, dường như những nỗ lực tổ chức thượng đỉnh đặc biệt về Myanmar của ASEAN đang là hi vọng lớn nhất của cả khu vực và thê giới...
Dịch COVID-19 có lẽ là cơ hội để các nước Đông Nam Á hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm đạt được vị thế tốt hơn.
Bốn nhận thức cơ bản: (i) những thách thức chính trị nội bộ tiếp tục chi phối nghị trình của hầu hết các nước thành viên ASEAN; (ii) ASEAN cần thu hẹp khoảng cách giữa sự hợp tác khu vực và cảm nhận của công chúng về tác động của khối; (iii) mong muốn mạnh mẽ giữ gìn trật tự khu vực cởi mở và bao trùm;...
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất khu vực ASEAN+3 và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – khiến tăng trưởng giảm tốc rõ rệt, có khả năng sẽ ảnh hưởng lan rộng khắp khu vực và toàn thế giới.
Cuộc tập trận ASEAN-Mỹ là bước đi quan trọng hướng tới việc thực thi tầm nhìn của ASEAN về cấu trúc an ninh khu vực mở và hòa bình, không bị chi phối bởi Trung Quốc và có sự tham gia của tất cả các nước lớn - bao gồm Mỹ.
Điều rõ ràng là ASEAN bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành quyền lực đang diễn ra trong khu vực. Vị trí địa lý của ASEAN nằm ở trung tâm tuyến thương mại hàng hải của châu Á đặt ASEAN ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc.