Putin-cartoon_2044095b.jpg

Trung Quốc thực sự nâng cao sức mạnh quân sự đến mức đáng ngại nhưng Nga cũng nhanh chóng gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực. Tuy nhiên, chính quyền liên Đảng Tự do Dân tộc của Úc chưa đánh giá đúng mức về sức mạnh quân sự của Nga ở khu vực, ngay cả Sách trắng Quốc phòng năm 2016 cũng không đề cập Nga như một cường quốc quân sự quan trọng. Quan điểm này được duy trì từ thời hậu chiến tranh lạnh, khi cho rằng ảnh hưởng chính trị của Nga là không đáng kể do sụt giảm sức mạnh cả về quân sự và kinh tế, gắn kết với khu vực bị hạn chế. Tuy nhiên, thời thế đã khác.

Kế hoạch nâng cao năng lực quốc phòng của Tổng thống Putin

Từ đầu những năm 2000, Nga dần nâng cao năng lực tác chiến, khi Tổng thống Putin quyết định đầu tư mạnh cho quân đội và quan trọng hơn là giành cho quân đội dự ủng hộ chính trị. Theo đó, trong 5 năm, từ 2013 - 2018, đơn vị không quân phụ trách khu vực Đông Á được trang bị hơn 300 máy bay chiến đấu. Con số này tương đương với tổng số máy bay của Lượng lượng không quân Úc. Dự kiến, vào năm 2016, lực lượng quân sự phía Đông (lực lượng chủ trì triển khai hoạt động trên toàn bộ vùng Thái Bình Dương) sẽ được trang bị hơn 6.240 trang thiết bị mới, bao gồm xe tăng, tên lửa, vũ khí hạng nặng, máy bay và hệ thống tác chiến điện tử. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được trang bị thêm 70 tàu chiến vào năm 2026, trong đó, có 11 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và chạy bằng dầu, 19 tàu chiến trên biển. Những con số này tương đương với Úc dự kiến trang bị trong vòng 10 năm tới. Không chỉ gia tăng trang thiết bị, Nga còn gia tăng các hoạt động quân sự. Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9/2018, Nga đã phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất trong vòng 37 năm mang tên Triển lãm quốc phòng Vostok 2018. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Triển lãm có sự tham gia của hơn 297.000 quân, hơn 1.000 máy bay và 80 tàu chiến. Tiếp theo đó là các cuộc diễn tập quy mô lớn ở Đông Siberia, viễn Đông của Nga và một phần Bắc Cực. Bộ phận hải quân diễn tập ở vùng biển Bering và Okhotsk, thuộc vùng biển Thái Bình Dương. NATO đã chỉ trích cuộc diễn tập nhằm mục đích đối đầu quy mô lớn. Cuộc diễn tập đã chuyển tải thông điệp của Tổng thống Putin: Quân đội Nga sẵn sàng cho khả năng đối đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và hơn thế là nhằm tái khẳng định vị thế cường quốc của Nga.

Sức mạnh mềm về quốc phòng của Nga

Nga vẫn là nước cung cấp công nghệ quốc phòng hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2017, Nga bán vũ khí cho 52 nước và thu về khoảng 45 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Hơn 60% vũ khí xuất khẩu của Nga là bán cho các nước Châu Á, chủ yếu là các nước Nam Á. Trong tháng 10/2018, Nga đã diễn tập quân sự với Pakistan và cử tàu chiến tới vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thông qua tăng cường các hoạt động diễn tập quân sự, bán vũ khí, gia tăng năng lực quốc phòng, Nga đã dần đưa các nước Châu Á vào quỹ đạo và cân bằng quyền lực ở khu vực. Bên cạnh duy trì quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nga đã tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng của Úc như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Fiji. Úc nên theo sát quan hệ quốc phòng ngày càng gần gũi giữa Nga và Trung Quốc. Nga gần đây sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc phòng với Trung Quốc và Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội khi tham gia Triển lãm Vostok 2018.

Nga gia tăng hoạt động ngay trong lòng nước Úc và các nước láng giềng

Năm 2009, tình báo Úc phát hiện Nga đẩy mạnh các hoạt động thu thập tình báo tại Úc, đặc biệt là thông tin mang tính nhạy cảm cao được trao đổi giữa Mỹ và các đồng minh NATO. Năm 2014, một nhóm tình báo hải quân Nga đã tiến hành thu thập thông tin tại vùng biển phía Bắc Úc trong khi Tổng thống Putin dự Hội nghị G20 tổ chức tại Brisbane. Tháng 12/2017, các cảm tử quân của Nga tiến hành diễn tập ở căn cứ không quân Indonesia, rất gần với lãnh thổ Úc và Úc đã phải đặt lực lượng quân đội ở Darwin vào tình trạng sẵn sàng chiến tranh. Úc khi đó lo ngại rằng cuộc diễn tập là nhằm thu thập thông tin. Ngay tháng 5/2018, Nga đã cử tàu chiến diễn tập tới Papua New Guinea. Đây là lần đầu tiên Nga cử tàu diễn tập tới khu vưc.

Quan hệ Nga - Úc đang ở mức thấp

Nga gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực nhằm mục tiêu phô diễn sức mạnh với các nước đồng minh của Nga cũng như với các nước tiềm năng cho các hợp đồng vũ khí của Nga; quan trọng hơn là nhằm đối chọi các đối thủ chiến lược. Nga là đồng minh của Mỹ và chắc chắn sẽ nằm trong tầm ngắm. Rõ ràng, Nga quan tâm tới các cơ sở quốc phòng chung, chia sẻ thông tin tình báo cũng như các hoạt động diễn tập, trao đổi công nghệ quốc phòng giữa Úc và Mỹ. Việc Úc giữ quan điểm cứng rắn trong các vấn đề liên quan đến Nga như Crưm, MH17, Syria, hay vụ đầu độc điệp viện Sergei Skiripal đã càng khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng. Tháng 10 vừa qua, khi Úc cùng Anh lên tiếng phản đối Nga tiến hành các hoạt động liên quan đến an ninh mạng nhằm chống các nước phương Tây, trong đó có Úc, quan hệ Úc - Nga đã rơi vào trạng thái căng thẳng nhất trong hơn 10 năm qua. Dù Nga không nằm trong ưu tiên đối ngoại của Úc nhưng không thể phủ nhận Nga vẫn là đối thủ an ninh và địa chiến lược của Úc. Đã đến lúc Úc cần đánh giá đúng mức sức mạnh của Nga trong bối cảnh mới./.

Tác giả là Giáo sư Alexey Muravie, khoa Nghiên cứu chiến lược và an ninh quốc gia, Đại học Curtin, Úc. Bài viết đăng trên “The conversation.”

Anh Thư (gt)