Chủ tịch Tập Cận Bình và Barack Obama ngày 2/3/2014

 

Trung Quốc đã hai lần vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để “trừng phạt” Nga về vấn đề Crưm và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ucraina. Thái độ trung lập ổn định của Trung Quốc được lãnh đạo Nga đánh giá và cũng mang lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh. Nói chung, hành vi nêu trên là một đặc thù bản chất vốn có của Trung Quốc là cố gắng không can thiệp vào trò chơi địa chính trị không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một số tình thế, hành vi của Trung Quốc được coi là sự ủng hộ của họ đối với Nga trong vấn đề Crưm.

Khi còn sống, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chính sách đối ngoại đúc kết trong 24 ký tự, bao gồm “giấu mình chờ thời”, “hành xử một cách khiêm tốn”, “không bao giờ đi đầu”… Là một thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã cố gắng tránh đối đầu với các thành viên khác. Và nếu họ phản đối bất kỳ nghị quyết trừng phạt, thì cùng với Nga, đó là sự cần thiết để tiến hành cuộc chiến ngoại giao với các nước phương Tây.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, vấn đề không phải là về trừng phạt, chẳng hạn đói với nhà độc tài Zimbabwe Robert Mugabe (Moscow và Bắc Kinh cùng phủ quyết năm 2008) mà về chính nước Nga - một nước mà lần đầu tiên Trung Quốc đã phải đối mặt.

Tình hình trở nên phức tạp bởi thực tế Trung Quốc có vấn đề riêng với Đài Loan. Mặc dù gần đây, quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã được cải thiện đáng kể, song Trung Quốc đại lục vẫn là chính thức coi Đài Loan là tỉnh thứ 21 của nước này. Trung Quốc cũng đang đối mặt với các khu vực Tây Tạng và Tân Cương, Khu tự trị Uygur.

Thái độ của Trung Quốc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không chỉ là sự tôn trọng đối với nước Nga, nước có quan hệ đồng minh chiến lược. Dĩ nhiên, không thể trông chờ vào sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các hành động của Nga ở Ucraina. Song, trong một số trường hợp, thực tế mọi thứ không đơn giản như vậy. Trước hết, cần nhớ rằng Putin trong phát biểu về việc sáp nhập Crưm, đã đặc biệt cảm ơn Bắc Kinh. Còn theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, các mối liên hệ của Nga với đối tác Trung Quốc cho thấy Trung Quốc không chỉ hiểu biết lợi ích hợp pháp của Nga trong toàn bộ lịch sử câu chuyện, và hai bên có chung sự hiểu biết về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng sâu sắc hiện nay ở Ucraina.

Đáng chú ý là trên Thời báo toàn cầu đã có bài viết với tít “Hỗ trợ Nga - vì lợi ích của Trung Quốc”, cho rằng trong ngắn hạn Trung Quốc không thể công khai đứng về phía Moscow, vì nó sẽ là trái với nguyên tắc “giấu mình chờ thời”. Tuy nhiên, dư luận chung của công dân Trung Quốc nên hoàn toàn đứng về phía Nga, bởi vì “vấn đề Ucraina từ lâu đã vượt ra khỏi công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào”; rằng hiện, chỉ có Nga và Trung Quốc thực sự là đối tác chiến lược giúp nhau cùng hồi sinh. Và nếu Nga, đứng đầu là Putin, quỳ gối trước áp lực của phương Tây, sẽ là một đòn mạnh đánh vào lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Tân Hoa Xã cũng đã từng phê phán các nước phương Tây áp dụng tiêu chuẩn kép trong các vấn đề quốc tế, chỉ dựa trên lợi ích riêng của họ từ Kosovo tới Nam Ossetia, cũng như Komorow đến Crưm…

Chủ tịch Tập Cận Bình đã không giống như nhiều nhà lãnh đạo phương Tây tẩy chay Thế vận hội Sochi. Ngược lại, đã chọn Nga là quốc gia đầu tiên tới thăm chính thức. Và trong gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama, trước hy vọng của Mỹ về sự thay đổi trong thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề Crưm, Tập Cận Bình chỉ nói rằng lập trường của Trung Quốc về Ucraina là “công bằng và khách quan” và do đó không cần phải xem xét lại.

Rõ ràng là Trung Quốc sử dụng sự kiện ở Ucraina một cách có lợi nhất cho mình. Một mặt, từ chối ủng hộ chính thức Nga, Bắc Kinh vẫn có thể làm ăn bình thường với các đối tác phương Tây và chính quyền mới ở Kiev. Mặt khác, việc ủng hộ không chính thức đối với Moscow sẽ giúp tăng cường hơn nữa quan hệ vốn đã khá nồng ấm giữa Nga và Trung Quốc. Trong thực tế, các cuộc đàm phán kéo dài về các dự án kinh tế và kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc cuối cùng đã kết thúc có kết quả.

Theo Lenta (Nga)

Thúy Bình (gt)