Trung Quốc đã bắt đầu công cuộc cải cách cơ cấu quân sự để tăng cường khả năng sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh hiện đại sử dụng một loạt các loại vũ khí công nghệ cao. Động thái mới nhất của Trung Quốc hiện nay là xây dựng một quân đội lớn mạnh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi mục tiêu này bằng tiến trình củng cố quân đội nhanh chóng. Nhật Bản và Mỹ đã phải hợp tác chặt chẽ nhằm tăng cường phòng vệ, chống lại sự phát triển không ngừng của quân đội Trung Quốc.

Tại một hội nghị quân sự gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tăng cường cải cách quốc phòng và quân sự là “yêu cầu của thời đại” nhằm thỏa mãn việc theo đuổi “giấc mơ về một quân đội lớn mạnh”. Ông cũng cho biết Trung Quốc sẽ tìm cách xây dựng một cơ cấu các đơn vị quân sự hợp nhất bao gồm quân đội, hải quân, lực lượng không quân và Binh đoàn Pháo binh Số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược) vào cuối năm 2020. Việc cải cách quân sự đòi hỏi một kế hoạch tổ chức lại cơ cấu hiện tại, một cơ cấu được phân chia thành 7 quân khu chính, mỗi quân khu này lại được kiểm soát bởi quân đội. Kế hoạch này sẽ bố trí lại các quân khu 4 - 5 vùng chiến sự, theo sau đó là thiết lập một hệ thống chỉ huy chiến dịch chung cho mỗi vùng. Việc cải cách này nhằm bảo đảm rằng các đội quân tiền tuyến có thể thi hành triệt để những yêu cầu của bộ phận chỉ huy trung tâm đầu não, và do vậy có thể ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống.

Hiện nay, quân đội là bộ phận ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quân khu, đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý dân sự ở Trung Quốc. Có một điều bất cập trong việc hợp tác giữa quân đội và các đơn vị lực lượng hải quân, không quân và tên lửa. Bộ máy cải cách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang phản ánh niềm tin của ông rằng, nếu tình hình hiện tại không được thay đổi thì Trung Quốc sẽ không thể thực hiện hiệu quả chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) nhằm ngăn chặn sư can thiệp quân sự của Mỹ. Việc cải cách quân sự Trung Quốc phản ánh nguyện vọng của ông Tập khi mà kể từ lúc ra mắt chính quyền Trung Quốc giữa năm 2012, ông đã nỗ lực phấn đấu xây dựng “một quân đội có thể giành chiến thắng khi chiến đấu”, một nhiệm vụ hết sức cần thiết để phát triển sức mạnh hải quân quốc gia. Thông thường, để tổ chức lại các quân khu là rất khó bởi sự phản kháng mạnh mẽ từ các đơn vị quân đội. Tuy nhiên, thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là đã củng cố cơ sở quyền lực của ông bằng cách loại bỏ tất cả các kẻ thù trong quân đội thông qua chính sách của mình là kiểm soát chặt chẽ các hành vi tham nhũng, đồng thời có ý định tiếp tục thắt chặt quân sự.

Trước đó, chính quyền của ông Tập Cận Bình cho biết sẽ cắt giảm 2,3 triệu binh lính trong nước xuống còn 300 nghìn quân. Điều này dường như yêu cầu chính phủ cắt giảm phần lớn số lượng quân đội vũ trang trong quân đội như một nhiệm vụ trong việc tổ chức lại các quân khu. Nguồn ngân sách sẽ được dùng cho các mục tiêu được cho là ưu tiên hàng đầu, chẳng hạn như những mục tiêu liên quan đến các loại vũ khí tân tiến. Hiện nay, Trung Quốc được cho là đang tăng cường nỗ lực để phát triển thế hệ máy bay ném bom tàng hình và tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, đồng thời xây dựng một số tàu sân bay nội địa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận thức sâu sắc rằng các quốc gia liên quan sẽ hành động dựa trên các động thái gần đây của Trung Quốc nên ông mới đưa ra quyết định cải cách quân sự. Chẳng hạn như, Mỹ đã gửi một tàu chiến tới Biển Đông và tiến hành các hoạt đồng tuần tra ở khu vùng biển gần quần đảo nhân tạo của Trung Quốc trong khu vực. Nhật Bản cũng đã và đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang tăng cường tần suất các cuộc tập trận hải quân trong vùng Tây Thái Bình Dương, với mục đích tiến vào chuỗi đảo thứ hai, kéo dài từ quần đảo Izu với Guam. Các hoạt động trên biển của Trung Quốc tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku cũng đang được chú ý. Những hàng động khiêu khích ngang nhiên chống lại liên minh Nhật - Mỹ của Trung Quốc này sẽ chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng ngay cả quân đội Mỹ cũng cần rất nhiều năm mới đạt được hệ thống quân sự hợp nhất. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng vẫn còn đang trong hành trình theo đuổi một mục tiêu tương tự. Các nước láng giềng Trung Quốc cần phải theo dõi sát sao liệu rằng chương trình cải cách quân sự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cần Bình sẽ được tiến hành như ông đã tính toán hay không.

Theo The Yomiuri Shimbun

Văn Cường (gt)